Xử lý 12 dự án yếu kém ngành Công Thương: Tín hiệu tích cực

Thứ tư, 19/09/2018 17:56 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hiện nay 12 dự án yếu kém của ngành Công Thương vẫn đang được tích cực tái cơ cấu. Trong số 6 nhà máy trước đây thua lỗ thì đến nay, đã có 2 nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi.

Đó là thông tin được ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính đưa ra tại buổi Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước: Minh bạch thông tin, đổi mới quản trị” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 18/9.

Ông Tiến cho biết, sau hơn 1 năm thực hiện tái cơ cấu các dự án yếu kém ngành Công Thương, với sự chỉ đạo thống nhất, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ ngành, cơ quan, đơn vị liên quan nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc cụ thể tại các dự án đã được từng bước tháo gỡ.

Báo Công luận
 Các đại biểu tham dự tọa đàm “Nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước: Minh bạch thông tin, đổi mới quản trị”. Ảnh: Bộ Tài chính

Theo đó, đối với 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ thì đến nay, đã có 2 nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, gồm Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng; Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và nhà máy gang thép Lào Cai (Dự án nhà máy thép Việt - Trung).

Đối với 4 dự án còn lại đã từng bước giảm lỗ và hoạt động sản xuất kinh doanh dần đi vào ổn định (gồm Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình, Nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc, Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai, Công ty DQS).

Về 3 dự án trước đây bị dừng sản xuất kinh doanh thì đến nay đã có 1 dự án vận hành sản xuất trở lại được một phần của Nhà máy là Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ.

Trong số 3 dự án trước đây đầu tư xây dựng dở dang, ngoài Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam đang thực hiện phương án bán đấu giá toàn bộ tài sản và hàng hóa tồn kho, thì 2 dự án còn lại đều đang tích cực thực hiện các biện pháp để tiếp tục triển khai đầu tư hoàn thành dự án và đưa vào sử dụng (Dự án Nhà máy sản xuất nguyên liệu sinh học Phú Thọ đang thực hiện việc tìm kiếm đối tác đầu tư để tiếp tục thực hiện Dự án; Dự án mở rộng giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên đang triển khai thực hiện phương án thoái vốn nhà nước để tạo chủ động cho nhà đầu tư tiếp tục đầu tư dự án).

Theo ông Tiến, các dự án đi vào hoạt động ổn định hơn trước và các dự án vận hành trở lại sau thời gian dừng sản xuất đã bảo đảm duy trì việc làm và đời sống cho hàng nghìn lao động, góp phần ổn định chính trị - xã hội tại địa phương, đồng thời tạo tiền đề quan trọng cho việc thực hiện xử lý dứt điểm và có hiệu quả các dự án trong thời gian tới theo kế hoạch và lộ trình đề ra.

Cùng với công tác rà soát, đánh giá tổng thể về thực trạng, nguyên nhân và triển khai thực hiện các giải pháp, phương án xử lý các dự án, doanh nghiệp, công tác thanh tra, kiểm toán, điều tra đã được chỉ đạo triển khai thực hiện tích cực, khẩn trương.

Toàn bộ 12 dự án, doanh nghiệp tới nay đều đã được tiến hành thanh tra, kiểm toán ở các cấp độ khác nhau để phát hiện các sai phạm, vi phạm pháp luật ở từng dự án, doanh nghiệp; qua đó làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý nghiêm minh theo qui định của pháp luật.

“Như vậy tất cả 12 dự án của ngành Công thương đều được triển khai đúng tiến độ theo kế hoạch Ban chỉ đạo đề ra. Tuy nhiên để xử lý dứt điểm 12 dự án này sẽ rất khó vì cần thực hiện theo cơ chế thị trường. Do đó, có những dự án bán không được phải chấp nhận phá sản, có những dự án không thể khởi động lại cần chuyển sang hình thức khác” - ông Tiến cho biết.

Vấn đề quan trọng tới đây là các Bộ ngành, lãnh đạo các doanh nghiệp cần nói thẳng, nói thật, công khai tình hình. Bên cạnh đó, hàng năm nên có báo cáo tiến độ, như vậy Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành, các chuyên gia kinh tế sẽ kịp thời đưa ra các giải pháp căn cơ để xử lý dứt điểm 12 đại dự án thua lỗ.

Liên quan đến việc nhiều dự án gặp những vướng mắc pháp lý rất phức tạp như đạm Ninh Bình, thép Thái Nguyên giai đoạn 2, có ý kiến cho rằng nếu Nhà nước bán dự án cho tư nhân thì việc xử lý những pháp lý này sẽ nhanh hơn và xóa bỏ những trì trệ của dự án. Hay như đề xuất của PVN là được dùng vốn của Tập đoàn để thúc đẩy xử lý ở Đóng tàu Dung Quất, PVTEX…, ông Tiến thừa nhận có khá nhiều nhà đầu tư tư nhân quan tâm tới các dự án này.

“Các dự án này không phải không có tiềm năng, ví dụ thép Thái Nguyên còn hệ thống đất đai, khu mỏ, quan trọng là tìm đúng nhà đầu tư. Vấn đề đặt ra là cần tính đúng, tính đủ các chi phí bỏ ra và bán công khai, minh bạch để chọn đúng nhà đầu tư tương xứng, không nên bán chỉ định” - ông Tiến cho biết.

Về đề xuất của PVN, quan trọng cần quản lý được rủi ro đồng vốn bỏ ra. Nghĩa là cần đánh giá được hiệu quả của nhà máy sau khi bỏ thêm vốn, nếu nhà máy hoạt động tốt thì doanh nghiệp nên bỏ vốn. Bên cạnh đó, đặt ra trách nhiệm đầu tiên là của doanh nghiệp góp vốn, thứ hai là cơ quan đại diện chủ sở hữu, thứ ba là cơ quan Bộ ngành. Hiện nay, về phía Bộ Tài chính đang yêu cầu Tập đoàn Hóa chất, PVN báo cáo rõ, đánh giá lại toàn bộ các dự án này về tính hiệu quả, khả năng hòa vốn, khả năng bán được sản phẩm…

“Quan điểm của Bộ Tài chính, nếu có phương án hiệu quả và các Bộ ngành kiểm soát được hiệu quả thì không có lý do để không đầu tư. Ngay cả việc có thể báo cáo Quốc hội cho phép bổ sung vốn Nhà nước để đầu tư lại nhằm tạo ra một doanh nghiệp hiệu quả khi hoạt động tốt có thể bán thu hồi vốn” - ông Tiến nhấn mạnh.

Đánh giá về 12 dự án của ngành Công thương thời gian qua, ông Phùng Văn Hùng - Ủy viên Thường trực Ủy ban kinh tế của Quốc hội - cho rằng: Chính phủ cũng đã rốt ráo chỉ đạo quyết liệt trong việc xử lý làm sao đảm bảo hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên cũng phải thấy 12 dự án thuộc các lĩnh vực Nhà nước không cần thiết nắm giữ. Do đó, làm thế nào để cổ phần hóa hoặc thoái vốn càng sớm càng tốt, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong thu hồi vốn nhà nước.

Về các vướng mắc pháp lý, cần được giải quyết trước khi tiến hành các giải pháp tiếp theo. Hiện có vài thủ tục pháp lý còn vướng như vấn đề xác định giá của doanh nghiệp, quyền sử dụng đất, mối quan hệ với tổng thầu EPC… Tất cả các vướng mắc này nếu chưa giải quyết sẽ rất khó đặt vấn đề cổ phần hóa, thoái vốn bởi không thể tìm được nhà đầu tư nào sẵn sàng bỏ vốn khi mớ pháp lý còn phức tạp. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước là cần cùng doanh nghiệp xử lý vướng mắc pháp lý trước khi đặt ra việc bán cho ai.

PV

Tin khác

Ấn Độ muốn trở thành cường quốc sản xuất chip toàn cầu trong 5 năm tới

Ấn Độ muốn trở thành cường quốc sản xuất chip toàn cầu trong 5 năm tới

(CLO) Ashwini Vaishnaw, Bộ trưởng Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ, cho biết quốc gia này muốn trở thành một trong 5 nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới trong 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Miễn phí camera an ninh cho toàn bộ khách hàng dùng Internet Viettel

Miễn phí camera an ninh cho toàn bộ khách hàng dùng Internet Viettel

(CLO) Tổng Công ty Viễn thông Viettel vừa thông báo, toàn bộ khách hàng dùng Internet FTTH Viettel sẽ được trang bị miễn phí camera an ninh thế hệ mới nhất.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt, ngành bất động sản vẫn chịu áp lực

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt, ngành bất động sản vẫn chịu áp lực

(CLO) Hoạt động công nghiệp của Trung Quốc khởi sắc vào đầu năm là động lực thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách khi họ đang nỗ lực chống chọi với tình trạng suy thoái bất động sản kéo dài hai năm tiếp tục đè nặng lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc sẵn sàng nhập khẩu khối lượng dầu thô cao kỷ lục từ Nga

Trung Quốc sẵn sàng nhập khẩu khối lượng dầu thô cao kỷ lục từ Nga

(CLO) Bloomberg đưa tin ngày 18/3, trích dẫn dữ liệu theo dõi tàu chở dầu từ Kpler, Trung Quốc dự kiến sẽ nhập khẩu khối lượng dầu cao kỷ lục từ Nga trong tháng 3 khi nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới đang thu dọn các lô hàng bị Ấn Độ xa lánh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' việc bán xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Bộ Công Thương ra "tối hậu thư" việc bán xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

(CLO) Bộ Công Thương vừa có văn bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố, các Sở Công Thương và các doanh nghiệp đầu mối, các thương nhân phân phối xăng dầu về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp