Xuất khẩu rau quả tăng trưởng ấn tượng, xác lập kỷ lục mới

Thứ năm, 31/05/2018 09:20 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 1,62 tỷ USD, tăng 16,54% so với cùng kỳ, chỉ đứng sau thuỷ sản và vượt qua mặt hàng cà phê (luôn chiếm vị trí thứ 2). Đây là mức tăng trưởng kỷ lục trong nhiều năm qua của ngành rau quả xuất khẩu.

Báo Công luận
Những năm gần đây, trái cây xuất khẩu của Việt Nam liên tục đánh dấu những mốc kỷ lục mới. Ảnh: TL

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả của Việt Nam tháng 5/2018 ước đạt 303,1 triệu USD, tăng 10% so với tháng 5/2017. 

Trong nhóm hàng nông nghiệp, kim ngạch rau quả chỉ đứng sau thuỷ sản và vượt qua mặt hàng cà phê (luôn chiếm vị trí thứ 2). Đây là mức tăng trưởng kỷ lục trong nhiều năm qua của ngành rau quả xuất khẩu.

Trong khi các mặt hàng nông sản xuất khẩu khác, doanh nghiệp phải nhập khẩu bổ sung cho nguồn nguyên liệu trong nước đang thiếu hụt để chế biến xuất khẩu, như: thuỷ sản, điều... thì mặt hàng rau quả chỉ do người nông dân trong nước sản xuất ra.

Rau quả Việt Nam hiện đã có mặt ở 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 4 thị trường xuất khẩu chính và ổn định, gồm: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong 4 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang hầu hết các thị trường đều tăng. 

Trong đó, thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao nhất, tới 75% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước, đạt gần 989 triệu USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đứng thứ 2 là thị trường Mỹ chiếm 3% tổng kim ngạch xuất khẩu, với 39 triệu USD, tăng 12,3%; kế đến là thị trường Nhật Bản chiếm 2,8%, với 36,55 triệu USD, tăng 15,9%; Hàn Quốc với kim ngạch 34,78 triệu USD, tăng 13,28%. 

Riêng các nước Đông Nam Á chiếm 4,3%, đạt 56,39 triệu USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ; trong đó, đáng chú ý là thị trường Campuchia tuy chỉ đạt 0,82 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái tăng đến 279%. Xuất khẩu rau quả còn tăng mạnh ở một số thị trường, như: Pháp tăng 41,3%; Australia tăng 34,9%...

Nhìn chung, trong các tháng đầu năm 2018, xuất khẩu rau quả sang hầu hết các thị trường đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, rau quả Việt Nam cũng đã xuất khẩu được sang Thái Lan, Indonesia, vốn được coi là những quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp.

Xuất khẩu rau quả luôn tăng trưởng ấn tượng thì nhập khẩu rau quả cũng mạnh. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ước giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 5/2018 đạt 119 triệu USD, cộng dồn 5 tháng đạt 575 triệu USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2017.

Thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất trong 4 tháng đầu năm nay là Thái Lan đạt 203,04 triệu USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 44,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây và rau quả của cả nước. 

Thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 là Trung Quốc chiếm 19%, đạt 86,55 triệu USD, tăng 45,3%. Ngoài ra, rau quả còn được nhập từ Hoa Kỳ đạt 45,45 triệu USD, chiếm 10%, tăng 115,8% và Australia đạt 20,13 triệu USD, chiếm 4,4% tăng 125%... 

Giá trị nhập khẩu rau quả ở hầu hết các thị trường chính đều tăng so với cùng kỳ năm 2017; trong đó, các thị trường có giá trị nhập khẩu rau quả tăng nhiều nhất là: Úc tăng 125,2%;  Hoa Kỳ tăng 115,8% và Hàn Quốc tăng 101,7%.

Nhiều chuyên gia nhận định tiềm năng thị trường cho xuất khẩu rau quả Việt Nam vẫn còn lớn. Từ 2011 đến nay, giá trị thị trường nhập khẩu rau quả trên thế giới đã vượt mức 200 tỷ USD một năm. Như vậy, giá trị xuất khẩu rau quả Việt Nam mới chiếm chưa đến 1% mức tiêu thụ của toàn cầu.

Hơn nữa, Việt Nam xuất khẩu trái cây mới chỉ ở dạng tươi là chủ yếu. Nếu mở rộng được trái cây chế biến thì giá trị xuất khẩu có thể tăng gấp 10 lần. 

Tuy nhiên, hiện nay hơn 75% rau quả Việt Nam đang XK sang Trung Quốc. Điều này đặt ra thách thức lớn khi nước này đang siết chặt các quy định và sửa đổi các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm trong giai đoạn 2016 - 2020.

 Bộ Công Thương đang tích cực làm việc với các cơ quan chức năng để tìm giải pháp gỡ khó cho mặt hàng rau quả, nhằm đem lại giá trị kinh tế cao hơn cho loại hàng xuất khẩu chủ lực này.

 

H. Lâm

Tin khác

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường cả nước thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp