Giảm nguồn vốn ODA: "Tích cực nhiều hơn tiêu cực"

Thứ ba, 08/12/2015 10:51 AM - 0 Trả lời

Việt Nam được công nhận là quốc gia có thu nhập trung bình, do đó Việt Nam phải cắt giảm nguồn vốn ODA theo lộ trình. Điều này đang trở thành chướng ngại lớn cho Việt Nam và tạo nên áp lực không nhỏ cho ngân sách Nhà nước bởi ODA là nguồn vốn chủ yếu để xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ những mục đích an sinh xã hội.

(CLO Việt Nam được công nhận là quốc gia có thu nhập trung bình, do đó Việt Nam phải cắt giảm nguồn vốn ODA theo lộ trình. Điều này đang trở thành chướng ngại lớn cho Việt Nam và tạo nên áp lực không nhỏ cho ngân sách Nhà nước bởi ODA là nguồn vốn chủ yếu để xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ những mục đích an sinh xã hội.

[caption id="attachment_68007" align="aligncenter" width="650"]ODA Giảm nguốn vốn ODA tạo nên khó khăn hay mở ra cơ hội để phát triển kinh tế tùy thuộc vào khả năng sử dụng của Việt Nam - Ảnh minh họa[/caption]

Hai năm tới đây (2016 - 2017) theo đánh giá là hai năm "tiền hiệp định" của Việt Nam trong quá trình "chạy nước rút" chuẩn bị tâm thế, vị thế, nguồn lực để tiến tới hội nhập và phát triển nền kinh tế với ít nhất 2 Hiệp định thương mại tự do có tác động và ý nghĩa lớn đối với Việt Nam là TPP và EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU). Trong bối cảnh này, việc cắt giảm ODA đang xem như là vấn đề nóng và trở thành chủ đề được bàn bạc nhiều nhất trong mọi diễn đàn kinh tế tiêu biểu là Diễn đàn đối tác phát triển (VDFB) 2015 vừa diễn ra tại Hà Nội.

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế cho rằng, việc cắt giảm ODA theo lộ trình không phải là vấn đề quá lo ngại bởi đặt lên bàn cân để so sánh, "việc cắt giảm nguồn vốn này sẽ đem lại nhiều tích cực hơn là tiêu cực".

Mặc dù "tiêu cực khi giảm nguồn vốn ODA theo lộ trình đương nhiên là có như giảm nguồn vốn mà Việt Nam đang rất cần dành cho xây dựng các cơ sở hạ tầng như các tuyến đường giao thông, các trường học, bệnh viện...; làm chậm tiến độ thi công của các công trình đang trong tiến trình xây dựng hay đặc biệt khiến Việt Nam phải tăng điều kiện vay nợ lên, khiến cho nợ công tăng cao" nhưng ông Phong vẫn rất lạc quan về việc cắt giảm ODA theo lộ trình này.

Ông Phong cho rằng, khi cắt giảm nguồn vốn ODA, Việt Nam sẽ làm tăng cường được tính độc lập, tính tự lập trong hoạt động huy động vốn và có thêm động lực để Việt Nam hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Đặt trong bối cảnh dài hạn thì giảm ODA đương nhiên có lợi thế, ông Phong chia sẻ.

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa qua, nợ công của Việt Nam đang tăng cao và năng suất thì đang có dấu hiệu giảm dần. Trước tình thế ODA đã và đang được giảm theo lộ trình này thì gánh nặng nợ công cũng sẽ giảm bớt - một yếu tố làm giảm áp lực và thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh.

Thực chất, việc cắt giảm ODA đã được dự liệu từ trước bởi Việt Nam được xếp hạng các quốc gia trung bình từ năm 2010 và 5 năm qua, Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành công đáng kể khi tổng thu nhập bình quân đầu người tăng đều theo các năm, GDP cả nước cũng có xu hướng tăng đáng kể.

[su_column size="1/3"][su_note note_color="#e8e2ec"]

Chỉ riêng vấn đề Nhật Bản ngừng rải ngân vốn ODA cho Việt Nam cũng đã tạo nên một luồng dư luận khá lớn trong năm 2014 khiến nhiều đại diện cơ quan chức năng phải lên tiếng đính chính và khẳng định. Khẳng định của Đại sứ Nhật Bản Hiroshi Fukada trên tờ Wall Street Journal tháng 3 vừa qua, "Nhật Bản chưa có kế hoạch hay dự định cắt giảm nguồn viện trợ ODA nào tại Việt Nam" mới khiến tình hình về nguồn cung vốn ODA bớt căng thẳng.[/su_note][/su_column]

Tuy nhiên, chỉ là một nước vừa mới "thoát nghèo", lại đang tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa mạnh mẽ và sâu rộng, đặc biệt là tiến tới hội nhập kinh tế với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới, tình trạng nguồn vốn yếu kém, cơ sở hạ tầng thô sơ, đời sống dân sinh mới nâng tầm được "đôi chút" - những yếu tố "vừa mới nhen nhóm" này đang tạo nên một áp lực vô hình cho Việt Nam.

Nhiều chuyên gia đã cho rằng, đối với Việt Nam, ODA đóng vai trò rất lớn trong hỗ trợ và cung cấp vốn để đầu tư cơ sở hạ tẩng, nâng cao đời sống dân sinh thông qua các dự án phúc lợi xã hội và nếu ODA giảm dần thì tiềm lực cho các hoạt động này cũng vì thế mà giảm theo.

Nguyên nhân khiến các chuyên gia lo ngại tăng cao bởi hệ thống ngân hàng Việt Nam mới chỉ có dấu hiệu phục hồi trong thời gian gần đây, ngân sách Nhà nước trong thời gian qua có dấu hiệu giảm trong đó luôn tồn tại tình trạng lạm chi, tất cả cho thấy một tiềm lực vốn không mấy khả quan và sáng sủa.

Bên cạnh đó, nhiều minh chứng cho thấy, Việt Nam đang  sử dụng nguồn vốn ODA không mấy hiệu quả, nhiều công trình được xây dựng bằng nguồn vốn này chưa đạt yêu cầu. Những mặt trái của quá trình sử dụng vẫn còn nhiều và trong kỳ họp Quốc hội hai năm trở lại đây, nhiều đại biểu đã đề xuất ý kiến về soạn thảo và ban hành Luật quản lý và sử dụng vốn này.

ODA xét cho cùng là một nguồn vốn đầy thiện chí của bạn bè quốc tế dành cho Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác trong khối ASEAN nhờ lãi suất ưu đãi, thời gian cho vay dài hạn... nhưng tiến hành vay ODA cũng khiến Việt Nam rơi vào nhiều sự ràng buộc "nhất định". Việc cắt giảm ODA của các nước tại Việt Nam cũng nhem nhóm mang đến nhiều cơ hội mới về vấn đề "tự do" cho Việt Nam trong nhiều hoạt động kinh doanh thời gian tới.

Nhưng tất cả chỉ khi Việt Nam là nước có nguồn lực về vốn mạnh mẽ, hệ thống ngân hàng phát triển đúng tầm và có nguồn cung dồi dào. Xét trên các yếu tố này, việc cắt giảm dù là "theo lộ trình" trong thời gian dài tới khiến nhiều chính sách xã hội của Việt Nam cần được xem xét và hoạch định phù hợp.

Để trở thành một nước có thu nhập trung bình "thật sự" thì chủ động nguồn vốn, độc lập kinh doanh được xem là ván bài lớn của Việt Nam trong thời gian tới.

[su_note note_color="#e8e2ec"]

Hàn Quốc được xem là quốc gia thành công khi "tốt nghiệp ODA" trong 20 năm và hiện không còn sử dụng nguồn vốn này cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.[/su_note]

Quỳnh Liên

Tin khác

Dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc chưa ấn tượng vì 'lĩnh vực bất động sản vẫn gặp khó'

Dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc chưa ấn tượng vì "lĩnh vực bất động sản vẫn gặp khó"

(CLO) Ngay cả sau khi Trung Quốc báo cáo mức tăng trưởng kinh tế hàng quý tốt hơn mong đợi, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vẫn quyết định giữ nguyên ước tính tăng trưởng GDP cả năm đối với nước này.

Bất động sản
BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

(CLO) Ngày 17/4, BHXH Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến về chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên Cổng TTĐT BHXH Việt Nam. Theo đó, Chương trình đã kịp thời cung cấp thông tin, giải đáp khoảng 100 câu hỏi, ý kiến của các tổ chức, cá nhân trên cả nước về chính sách BHXH, BHYT và BHTN.

Tài chính - Bảo hiểm
Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

(CLO) UBND tỉnh Quảng Nam vừa chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác cát, sỏi, cuội làm vật liệu xây dựng tại mỏ cát, sỏi BTM8-ĐC (thôn Thanh Trước, xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My).

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

(CLO) Ngày 17/4/2024, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, nhằm hỗ trợ người dân sớm chuyển đổi lên 4G trước thời điểm dừng công nghệ 2G (dự kiến vào tháng 9/2024) nhường tần số cho các công nghệ mới, Viettel triển khai nhiều phương án hỗ trợ khách hàng có nhu cầu nâng cấp dịch vụ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

(CLO) Niềm tin kinh doanh tại các công ty sản xuất và dịch vụ lớn của Nhật Bản giảm trong tháng 4 so với tháng trước, do áp lực chi phí sinh hoạt và điều kiện kinh tế không ổn định ở thị trường chủ đạo Trung Quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp