Bình ổn giá cần chú trọng nguồn cung và các giải pháp đồng bộ

Thứ năm, 31/05/2018 09:22 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều chỉ số giá như xăng dầu, thực phẩm… đang có những biến động khó lường đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có biện pháp ổn định giá cả, ổn định nguồn cung để đảm bảo ổn định thị trường.

Giá cả một số hàng hóa có dấu hiệu tăng gây nên một số lo ngại cho chỉ số CPI thời gian tới. Theo dự báo của Tổ Điều hành thị trường trong nước, thời gian tới, thị trường hàng hóa sẽ chịu tác động của các yếu tố như giá các mặt hàng nhóm nhiên liệu, năng lượng, nông sản trên thị trường thế giới vẫn đang biến động khá mạnh. 

Mùa nắng nóng, nhu cầu điện nước sinh hoạt tăng nên mặt bằng giá tăng. Nhu cầu một số mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất tăng, tuy nhiên do nguồn cung trong nước vẫn tốt nên giá không có biến động lớn.

Mức tăng của chỉ số CPI trong tháng 5 được đánh giá là cao nhất từ năm 2012 trở lại đây. . những biến động về giá và cung cầu của các mặt hàng nhóm nhiên liệu, năng lượng, nông sản trên thị trường thế giới đã ảnh hưởng lớn đến thị trường các nhóm hàng này ở trong nước. 

Giá xăng dầu trong nước cũng được điều chỉnh tăng và tác động làm nhóm giao thông tăng cao nhất trong cơ cấu CPI tháng 5 (tăng 1,72%). 

Dưới những biến động như vậy, ước tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 5 đạt 354.049 tỷ đồng, tăng 1,51% so với tháng trước. Tính chung 5 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 1.752.689 tỷ đồng, tăng 10,05% so với cùng kỳ năm 2017. 

Trong đó mức tăng chủ yếu vẫn nhờ các nhóm hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, hàng may mặc, đồ dùng gia đình; nhóm du lịch. Do nhiều mặt hàng tăng giá, CPI tháng 5 đã tăng tới 0,55% so với tháng 4, trong đó mức tăng chủ yếu thuộc về nhóm giao thông và thực phẩm. 

Báo Công luận
 Từ nay đến cuối năm, dự báo sẽ có một số yếu tố làm giảm áp lực lên mặt bằng giá. Nguồn: Internet

Tính chung 5 tháng, CPI bình quân tăng 3,01% so với cùng kỳ năm 2017 và đang có xu hướng tăng trong các tháng tiếp theo, gây áp lực lên công tác điều hành thị trường, giá cả của Chính phủ trong thời gian tới. 

Để kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở dưới mức 4%, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá yêu cầu các bộ, ngành kiểm soát tốt giá cả các mặt hàng theo chức năng quản lý; đồng thời rà soát tiếp tục giảm giá các mặt hàng có thể điều chỉnh giảm. 

Các chuyên gia kinh tế cũng khuyến cáo, để tiếp tục ổn định sản xuất, đảm bảo cân đối cung cầu, thời gian tới, đối với mặt hàng lương thực, yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo dõi sát diễn biến tình hình cung - cầu thóc gạo, có biện pháp xử lý kịp thời khi các mặt hàng này tăng giá đột biến hoặc bất hợp lý. 

Đồng thời, đề nghị Hiệp hội Lương thực Việt Nam chỉ đạo các DN xuất khẩu thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 10% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó để đảm bảo nguồn cung. 

Các địa phương, ngành cần tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác điều hành thị trường, giá các hàng hóa do Nhà nước quản lý; phối hợp trong công tác thông tin tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận trong dư luận đối với công tác điều hành của Nhà nước và bình ổn thị trường hàng hóa. 

Dự báo chỉ số giá tháng 6, có thể sẽ tiếp tục chịu áp lực bởi một số yếu tố thị trường, như: Giá xăng dầu thế giới vẫn tiếp tục biến động phức tạp, khó dự đoán và không loại trừ xu hướng tiếp tục tăng giá. Giá LPG dự kiến tăng theo giá thế giới. Giá gạo dự báo tiếp tục có mức cao. Giá thịt lợn có thể tiếp tục đà tăng. 

Giá một số dịch vụ tăng theo quy luật hàng năm... Do đó, CPI tháng 6 dự báo so với tháng trước có thể tăng từ 0,43% - 0,85%. Theo đó, CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2018 sẽ ở mức 3,25% - 3,32%. Từ nay đến cuối năm, dự báo sẽ có một số yếu tố làm giảm áp lực lên mặt bằng giá. 

Các chuyên gia cũng kiến nghị các biện pháp bình ổn giá những tháng còn lại của năm, Nhóm giúp việc điều hành giá đề xuất thực hiện giữ ổn định mức giá đối với các mặt hàng do Nhà nước định giá, tiếp tục rà soát để đẩy nhanh thực hiện giảm giá đối với các mặt hàng có khả năng giảm. 

Đối với các hàng hóa đã thực hiện theo cơ chế giá thị trường như giá xăng dầu, lương thực, thịt lợn... cần điều hành hài hòa, chủ động điều phối để tránh trường hợp khan hiếm cục bộ đẩy giá lên cao. 

Bên cạnh đó, cần tiếp tục điều hành lãi suất, tiền tệ, tỷ giá ổn định, kiểm soát cung ứng tiền hợp lý nhất là khi thực hiện các giao dịch thoái vốn tại doanh nghiệp; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, chủ động kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về điều hành giá các mặt hàng thiết yếu để kiểm soát lạm phát kỳ vọng. 

Mặc dù còn nhiều khó khăn, song hoàn toàn có khả năng kiểm soát CPI dưới mức 4% Quốc hội giao, góp phần bình ổn kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế và hỗ trợ cho tăng trưởng.

 Với các giải pháp đồng bộ và sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, nhiều chuyên gia tin tưởng rằng, CPI năm 2018 hoàn toàn được kiểm soát trong tầm tay, dù khó khăn vẫn đảm bảo theo đúng mục tiêu QH đề ra./.

 Bảo Anh

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) ghi nhận doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 98,1 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần cùng kỳ.

Tài chính - Bảo hiểm
VPBank (VPB) lãi trước thuế tăng 64% so với cùng kỳ

VPBank (VPB) lãi trước thuế tăng 64% so với cùng kỳ

(CLO) Trong quý 1/2024 ghi nhận lợi nhuận trước thuế (LNTT) hợp nhất tăng gần 66% so với cuối năm 2023 và 64% so với cùng kỳ, hoàn thành 1/4 mục tiêu năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
OCB tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1, ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh”

OCB tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1, ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh”

(CLO) Ngân hàng TMCP Phương Đông (Mã CK: OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024, ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ về kết quả kinh doanh so với cùng kỳ, bên cạnh việc ưu tiên hỗ trợ lãi suất vay, triển khai chiến lược chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa.

Tài chính - Bảo hiểm
Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm

Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm

(CLO) Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.

Tài chính - Bảo hiểm
Lợi nhuận quý 1 của Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) giảm gần về 0

Lợi nhuận quý 1 của Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) giảm gần về 0

(CLO) Trong quý 1/2024, lợi nhuận của CTCP Thuỷ Điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) sụt giảm tới 99,6% chỉ còn hơn 1,8 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm