Bổ sung biện pháp xử lý can thiệp sớm trong giám sát ngân hàng, hạn chế rủi ro cho toàn hệ thống

Thứ bảy, 17/03/2018 17:27 PM - 0 Trả lời

(CLO) Những yếu kém của tổ chức tín dụng sẽ được giảm thiểu, đồng thời góp phần hạn chế rủi ro cho toàn hệ thống.

NHNN vừa ban hành Thông tư số 04/2018/NHNN-TT nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2017/TT-NHNN ngày 01/08/2017 quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng.

Trong đó, sửa đổi quan trọng nhất liên quan đến việc bổ sung áp dụng can thiệp sớm là biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng, bên cạnh các biện pháp như: khuyến nghị, cảnh báo; xử lý vi phạm hành chính; kiến nghị cấp có thẩm quyền các biện pháp xử lý giám sát khác.

Một trong những nội dung sửa đổi chính của thông tư là bổ sung biện pháp xử lý can thiệp sớm trong giám sát ngân hàng. Theo đó, các biện pháp xử lý sẽ bao gồm: Khuyến nghị, cảnh báo; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; áp dụng can thiệp sớm và kiến nghị cấp có thẩm quyền các biện pháp xử lý giám sát ngân hàng khác theo quy định của pháp luật.

Báo Công luận
ảnh minh họa 

Thông tư cũng bổ sung quy định về áp dụng can thiệp sớm đối với đối tượng giám sát ngân hàng. Theo đó, căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh, tình hình hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng, chánh thanh tra, giám sát ngân hàng, giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, trình Thống đốc NHNN xem xét, ban hành văn bản áp dụng can thiệp sớm đối với đối tượng giám sát ngân hàng lâm vào một trong các trường hợp quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Đó là trường hợp các tổ chức tín dụng không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả, không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn, xếp hạng dưới mức trung bình theo quy định của NHNN.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản áp dụng can thiệp sớm, đối tượng giám sát ngân hàng có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản gửi NHNN giải trình thực trạng, nguyên nhân, phương án khắc phục và tổ chức triển khai thực hiện. Phương án khắc phục của đối tượng giám sát ngân hàng phải bao gồm một hoặc một số biện pháp quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp điều chỉnh, bổ sung phương án khắc phục, đối tượng giám sát ngân hàng báo cáo bằng văn bản gửi NHNN (qua đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng) giải trình nguyên nhân, phương án khắc phục (đã được điều chỉnh, bổ sung) và tổ chức triển khai thực hiện.

Trường hợp đối tượng giám sát ngân hàng không xây dựng được phương án khắc phục theo quy định hoặc hết thời hạn thực hiện phương án mà không khắc phục được tình trạng, thì tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, chánh thanh tra, giám sát ngân hàng, giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Thống đốc NHNN xem xét, ban hành văn bản yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng thực hiện một hoặc một số biện pháp quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.

Sau khi đối tượng giám sát ngân hàng khắc phục được tình trạng nêu trên hoặc được đặt vào diện kiểm soát đặc biệt, chánh thanh tra, giám sát ngân hàng, giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Thống đốc NHNN xem xét, ban hành văn bản chấm dứt áp dụng can thiệp sớm.

Về việc theo dõi, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện phương án khắc phục của đối tượng giám sát ngân hàng áp dụng can thiệp sớm, thông tư quy định định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu của đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện phương án khắc phục.

Đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đôn đốc, đánh giá tiến độ, kết quả, các khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc thực hiện phương án khắc phục của đối tượng giám sát ngân hàng.

Ngoài ra, Thông tư 04 cũng bổ sung quy định về việc theo dõi, đôn đốc, đánh giá thực hiện phương án khắc phục của đối tượng giám sát ngân hàng. Theo đó, trong quá trình theo dõi, căn cứ vào kết quả thực hiện phương án khắc phục, đơn vị thực hiện giám sát có quyền đề xuất tiến hành thanh tra đột xuất các ngân hàng.

Đánh giá về quyết định này, Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng việc bổ sung thêm biện pháp can thiệp sớm vào các biện pháp giám sát ngân hàng là vô cùng cần thiết. Bằng cách đó, chi phí (cả thời gian và tiền bạc) để khắc phục những yếu kém của tổ chức tín dụng sẽ được giảm thiểu, đồng thời góp phần hạn chế rủi ro cho toàn hệ thống.

Hơn thế nữa, các chuyên gia của BVSC cũng cho rằng, khung pháp lý liên quan đến việc giám sát này cần được nghiên cứu, cập nhật, bổ sung liên tục nhằm theo kịp với thực tế của hoạt động ngân hàng.

Điểm tiến bộ trong trong Thông tư quy định về các biện pháp giám sát ngân hàng hiện nay là bên cạnh phương pháp giám sát tuân thủ đã có các quy định khung về giám sát rủi ro để có thể từng bước tiếp cận với thông lệ quốc tế tốt nhất về giám sát ngân hàng, tạo điều kiện cho đơn vị thực hiện giám sát có thể kết hợp giữa giám sát tuân thủ với giám sát rủi ro.. 

Dù chưa áp dụng được hoàn toàn nhưng việc Việt Nam bước đầu xây dựng được quy định khung về giám sát rủi ro cũng là điều hết sức cần thiết và đáng khích lệ./.

Cẩm Tú

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm