Chấp nhận rủi ro trong vay tín chấp, nhiều ngân hàng đang đánh cược

Thứ bảy, 16/06/2018 19:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vay tín chấp là hình thức vay vốn tại các tổ chức tín dụng thông qua uy tín của người đi vay mà không cần bất cứ tài sản thế chấp nào. Với điều kiện, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, sản phẩm vay tín chấp đã giúp rất nhiều khách hàng dễ dàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mua sắm. Mặc dù vậy, hình thức vay này cũng mang đến không ít những rủi ro.

Như vậy, rủi ro cho vay tín chấp là việc khách hàng không trả đúng hẹn và đủ số tiền vay. Nguyên nhân của việc khách hàng chậm trễ hoặc không trả đủ xuất phát từ nhiều yếu tố. Có thể do khách hàng quên, có việc đột xuất không đi nộp tiền được, hoặc chưa có đủ tiền để trả,... Nếu chỉ chậm trễ một vài ngày thì chưa có vấn đề gì lớn, tuy nhiên nếu khách hàng để chậm trễ quá lâu (trên 15 ngày), sẽ có thể bị cảnh báo nợ xấu. Khi đó rủi ro cho vay tín chấp đã lớn dần. Cấp độ cao hơn, đó là khi khách hàng cố ý không trả nợ, trả nợ nửa chừng, không tất toán xong hợp đồng vay. 

Lúc này, rủi ro vay tín chấp được báo động ở mức cao nhất. Tổ chức tín dụng sẽ tiến hành thu hồi tiền bằng các nghiệp vụ riêng. Nếu vẫn không giải quyết được, khi đó bên cho vay sẽ làm hồ sơ khiếu kiện người vay ra tòa án. Đến lúc này, tình hình sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều khi có sự tham gia của luật pháp. Ngoài ra, phải kể thêm các trường hợp rủi ro khác như khách hàng bị mất tích, tử vong, tai nạn... Đây là những trường hợp rủi ro không mong muốn từ cả hai phía. Vì vậy, loại rủi ro này được các tổ chức tín dụng giảm thiểu thông qua việc khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm tiền vay. 

Và thực chất, việc mua bảo hiểm tiền vay cũng mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng như việc xét duyệt hồ sơ vay sẽ dễ dàng hơn và trong trường hợp rủi ro không mong muốn xảy ra, người thân của khách hàng không phải chịu gánh nặng nợ nần mà khách hàng để lại. Khi triển khai hình thức cho vay tín chấp, ngân hàng hướng đến việc mở rộng hoạt động tín dụng theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước khuyến khích cho vay cá nhân, tổ chức kinh tế có tình hình tài chính, kinh tế ổn định, lành mạnh. Lợi ích mang về cho ngân hàng từ hoạt động cho vay tín chấp không hẳn là khoản lãi cao, mà là lượng khách hàng tốt. Những khách hàng này sẽ mang đến cho ngân hàng những lợi ích khác khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng như gửi tiết kiệm, thanh toán dòng tiền… qua ngân hàng. 

Báo Công luận
 Dưới góc độ người cho vay, việc thu hồi nợ khi rủi ro tín dụng xảy ra rất khó khăn, tiêu tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Ảnh minh hoạ - nguồn internet

Vì mức độ rủi ro rất cao nên mức lãi suất đưa ra đối với hình thức vay tín chấp thường không hề thấp. Nếu không tính toán kỹ thì người đi vay hoàn toàn có thể phải trả mức lãi cao hơn dự tính của bản thân rất nhiều. Thực tế, lãi suất cao luôn kèm rủi ro cao. Đó là thực tế dù lãi suất vay tín chấp thường cao hơn rất nhiều so với lãi suất vay thế chấp khiến nhiều ý kiến cho rằng các ngân hàng hưởng lợi lớn từ mức lãi suất cao này. Rủi ro cho vay tín chấp cao, nhưng tùy từng đối tượng khách hàng mà lãi suất được áp dụng cao hay thấp. Tuy vậy, hình thức cho vay này lãi suất không quá cao trong các ngân hàng. 

Cho vay tín chấp thực tế chiếm tỷ trọng thấp trong ngân hàng nên cũng không thể nói hình thức cho vay mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng. Cho vay tín chấp là một sản phẩm quan trọng trong hoạt động của một ngân hàng, đáp ứng nhu cầu thực tế của khách hàng và hạn chế tín dụng “đen”, cho vay nặng lãi trong xã hội. Mức lãi suất cho vay tín chấp cao là do các rủi ro đối với hoạt động cho vay tín chấp cao hơn so với các sản phẩm khác. Tuy nhiên, các rủi ro luôn được các ngân hàng tính toán, đằng sau mỗi quyết định cho vay là một “chu trình tín dụng”. Ngân hàng cho vay tín chấp và cho vay theo cách tiếp cận nhanh chắc chắn tỷ lệ rủi ro sẽ cao hơn. 

Tuy nhiên, ngân hàng có nhiều cách để bù đắp rủi ro và tính toán dựa trên các mô hình để xem đâu là mức có thể chấp nhận được, từ đó ngân hàng sẽ cân nhắc đến quyết định cho vay. Lãi suất chỉ bù đắp được một phần rủi ro với khoản nợ xấu, còn lại ngân hàng vẫn phải dựa vào khách hàng tốt. Khi cho 10 khách hàng vay, nếu có 2 khách hàng mất vốn thì ngân hàng dựa vào 8 khách hàng còn lại để bù rủi ro từ 2 khách hàng kia. Chu trình tín dụng này được tính bắt đầu từ lúc tiếp cận khách hàng, đến thẩm định, tiếp đến là xét duyệt và bấm nút để tiền chạy từ ngân hàng vào tài khoản khách hàng. 

Sau khi giải ngân, ngân hàng có nhiều giải pháp quản trị rủi ro của khoản vay như giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng. Đây là gọi là giám sát mềm, vì khách hàng đang sử dụng vốn bình thường. Dưới góc độ người cho vay, việc thu hồi nợ khi rủi ro tín dụng xảy ra rất khó khăn, tiêu tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Vì vậy, khi đi vay, khách hàng cần cân đối tài chính cá nhân của mình, có phương án trả nợ phù hợp và có thiện chí trả nợ tích cực. Điều này không chỉ giúp các tổ chức tín dụng giảm nợ xấu, mà quan trọng hơn hết đó chính là tăng uy tín của bản thân người vay./.

Bảo Anh

Tin khác

Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

(CLO) Trong phiên chứng khoán 28/3, cổ phiếu TCB của Techcombank trở thành tâm điểm khi được nhà đầu tư tranh nhau mua vào.

Tài chính - Bảo hiểm
Funtap liên tục báo lỗ, lộ diện pháp nhân liên quan cũng chỉ phát hành game Trung Quốc

Funtap liên tục báo lỗ, lộ diện pháp nhân liên quan cũng chỉ phát hành game Trung Quốc

(CLO) Không chỉ Funtap mà một công ty game liên quan cũng liên tục đăng ký mới phát hành game Trung Quốc.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhận chuyến đi Pháp 5 ngày 4 đêm xem Olympic 2024 cùng thẻ Vietcombank Visa

Nhận chuyến đi Pháp 5 ngày 4 đêm xem Olympic 2024 cùng thẻ Vietcombank Visa

(CLO) Khách hàng sử dụng thẻ Tín dụng và Ghi nợ quốc tế cá nhân mang thương hiệu Vietcombank Visa có cơ hội nhận được Chuyến du lịch 5 ngày 4 đêm đến Pháp và vé tham gia Thế vận hội Olympic 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank: 36 năm: Kiên định, vững vàng cùng sứ mệnh “Tam nông”

Agribank: 36 năm: Kiên định, vững vàng cùng sứ mệnh “Tam nông”

(NB&CL) 36 năm hình thành và phát triển (26/3/1988 – 26/3/2024) là tròn 36 năm, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) kiên định và thực hiện xuất sắc sứ mệnh riêng vốn có của mình “vì Tam nông”.

Tài chính - Bảo hiểm
Hội thảo “Xu hướng tín dụng xanh và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank”

Hội thảo “Xu hướng tín dụng xanh và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank”

(CLO) Ngày 22/3/2024, Vietcombank đã tổ chức thành công Hội thảo “Xu hướng tín dụng xanh và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank” tại Trụ sở chính, 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tài chính - Bảo hiểm