Có 5 bộ, ngành tỷ lệ giải ngân cao trên 80% kế hoạch

Thứ năm, 06/12/2018 15:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thống kê của Kho bạc Nhà nước cho thấy, có 5 bộ, ngành và 11 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao trên 80% kế hoạch (trong đó có 5 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 90% (Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Nam Định, Bình Phước).

 

Báo Công luận
Đối với nguồn vốn nước ngoài, tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài đặc biệt thấp so với cùng kỳ năm 2017 (Ảnh TL) 

Tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài đặc biệt thấp

Thống kê của Kho bạc Nhà nước cho thấy, thanh toán vốn đầu tư công 11 tháng năm 2018 ước đạt 239.573,357 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,94% so với kế hoạch Quốc hội giao và đạt 61,62% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so cùng kỳ năm 2017 (với tỷ lệ tương ứng là 59,21% và 65,12%). Có 5 bộ, ngành và 11 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao trên 80% kế hoạch (trong đó có 5 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 90% (Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Nam Định, Bình Phước).

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều bộ, ngành trung ương và địa phương có số giải ngân thấp, cụ thể: 31/56 bộ, ngành trung ương và 28/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân kế hoạch 11 tháng đầu năm 2018 dưới 65% kế hoạch năm, trong đó, còn 21 bộ, ngành trung ương và 4 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 50% (có 13 bộ, ngành trung ương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn 30%, thậm chí có Bộ còn chưa giải ngân kế hoạch vốn).

Về nguyên nhân giải ngân chậm, theo Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính, một số các vướng mắc vẫn còn tồn tại, chưa được giải quyết dứt điểm dẫn đến công tác giải ngân chưa đạt yêu cầu như: vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng; thủ tục điều chỉnh hạng mục, điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án, điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công và dự toán; do ảnh hưởng của địa hình phức tạp, thời tiết; năng lực của một số nhà thầu còn chưa đảm bảo; các dự án chuyển tiếp đang triển khai thi công chưa nghiệm thu khối lượng hoàn thành để giải ngân thanh toán vốn.

Đối với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP), việc giao kế hoạch vốn TPCP chưa sát với khả năng giải ngân của các bộ, ngành, địa phương là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ giải ngân nguồn vốn này mới chỉ đạt khoảng 35,23% kế hoạch.

Cụ thể, đối với khối bộ, ngành trung ương, tổng kế hoạch vốn được giao là 15.863,456 tỷ đồng nhưng các dự án đều là dự án khởi công mới nên hiện nay hầu hết các dự án mới hoàn thiện công tác lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lựa chọn đơn vị thi công xây lắp; đối với các địa phương, nhiều dự án khởi công mới đã giao hết trong kế hoạch vốn TPCP giai đoạn 2017-2020 trong năm 2017 và 2018, do vậy một số dự án vượt quá khả năng giải ngân trong năm 2018

Đối với nguồn vốn nước ngoài, tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài đặc biệt thấp so với cùng kỳ năm 2017 (chỉ đạt 38,65% so với 57,11%). Việc giải ngân chậm có thể kể đến do một số nguyên nhân như: Vướng mắc về cơ chế (một số dự án đang tạm dừng thực hiện để điều chỉnh tổng mức đầu tư, chủ trương đầu tư, đánh giá lại hiệu quả); vướng mắc do giao kế hoạch vốn chưa phù hợp; vướng mắc về phía dự án; vướng mắc do nhà tài trợ...

Báo Công luận
Về việc đẩy nhanh tiến độ nghiệm thu, thanh toán, theo quy định, kế hoạch vốn năm của dự án chỉ thanh toán cho khối lượng hoàn thành được nghiệm thu đến ngày 31/12 năm kế hoạch (Ảnh TL) 

Bộ Tài chính đưa ra nhiều giải pháp

Trước tình hình trên, Bộ Tài chính đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp. 

Về kế hoạch vốn, đối với phần kế hoạch vốn năm 2018 còn lại chưa giao, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiếp tục giao kế hoạch vốn cho các dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định.

Về kế hoạch vốn TPCP điều chỉnh, đề nghị Thủ tướng Chính phủ thông báo kế hoạch cho các Bộ, ngành được bổ sung vốn TPCP. Sau khi có thông báo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương được bổ sung vốn khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch vốn làm cơ sở để các chủ đầu tư triển khai thực hiện.

Đối với việc giải ngân kế hoạch vốn nước ngoài, đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trình Thủ tướng Chính phủ phương án điều chỉnh kế hoạch vốn nước ngoài năm 2018 theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Về việc đẩy nhanh tiến độ nghiệm thu, thanh toán, theo quy định, kế hoạch vốn năm của dự án chỉ thanh toán cho khối lượng hoàn thành được nghiệm thu đến ngày 31/12 năm kế hoạch. Do vậy, đến nay đã cuối tháng 11/2018, đề nghị các bộ, ngành chỉ đạo các chủ đầu tư tập trung rà soát các khối lượng đã thực hiện để nghiệm thu trong tháng 12, trên cơ sở đó hoàn thiện thủ tục thanh toán gửi ngay ra Kho bạc nhà nước để thanh toán theo quy định.

Đối với các dự án đã có quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương yêu cầu các chủ đầu tư khẩn trương gửi KBNN để làm cơ sở thanh toán dứt điểm cho nhà thầu theo quy định hiện hành.

 Nguyễn Mạnh

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm