Cuộc đua cho vay tài chính tiêu dùng, ai sẽ là "quán quân"?

Thứ sáu, 16/03/2018 06:11 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cho vay tài chính tiêu dùng là lĩnh vực có tỷ suất sinh lời cao, song sự cạnh tranh cũng vì thế cũng ngày càng gay gắt.

Các chuyên gia đánh giá thị phần vẫn nằm trong tay những “ông lớn” đi trước. Bởi sức hấp dẫn của thị trường sẽ là động lực để những “kẻ chiến thắng” không dại gì mà nhường “miếng bánh ngon”, thậm chí họ còn có tham vọng lớn hơn nữa. 

Theo báo cáo của công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), thị trường tài chính tiêu dùng đúng là hấp dẫn với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) trung bình 20% (gấp khoảng 7 lần so với ngành ngân hàng), mức tăng trưởng bình quân 30% nhưng lại hạn chế đáng kể về quản lý và thi hành, cần tới 3 năm để kiểm chứng. 

Hiện nay, 4 công ty lớn nhất đã nắm giữ hơn 80% thị phần, trong đó FE Credit (trực thuộc VPBank) là DN lớn nhất (gần 40% thị phần) và đang giữ vị trí "quán quân" về lợi nhuận, với hơn 4.000 tỷ đồng trong năm 2017. 

Tiếp theo là Home Credit với khoảng 16% thị phần, doanh thu năm 2017 là 29.000 tỷ đồng. Hai doanh nghiệp tiếp theo trong “cỗ xe tứ mã” là HD Saison và Prudential Finance với tổng thị phần khoảng 20%. Về lý thuyết, sự góp mặt và tham vọng của hàng loạt Công ty tài chính CTTC đang hứa hẹn mang lại một thị trường tài chính tiêu dùng đầy tính cạnh tranh. 

Báo Công luận
 Vay tiêu dùng đang phát triển đột biến , tuy nhiên, cũng xuất hiện hệ quả ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của một bộ phận người tiêu dùng, tạo ra các rào cản, hạn chế sự phát triển bền vững của thị trường tài chính.

Theo Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), các CTTC này đã cung cấp cho CIC thông tin của 14,3 triệu khách hàng cá nhân. Ghi nhận thực tế của ĐTTC cũng cho thấy Home Credit, FE Credit, HD Saison vẫn là những tên tuổi quen thuộc với người dân có nhu cầu vay tiêu dùng trả góp nhờ độ phủ rộng. Hiện cũng chỉ có nhóm này chạy đua liên kết với các nhà bán lẻ để mở rộng phạm vi hoạt động, tăng độ nhận diện đối với khách hàng, đồng thời không ngừng nâng cấp về tài chính và dịch vụ. 

Dù đa phần công ty tài chính tiêu dùng đang gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn có nhiều “tân binh” mới nhập cuộc và sự nhòm ngó của các nhà đầu tư ngoại như Lotte Card, Shinhan Card… cũng như xu hướng cho vay tiêu dùng qua thẻ đang nở rộ.

 Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho công ty Tài chính Điện lực (EVN Finance) được phép cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng, thay vì chỉ cấp tín dụng cho DN, cá nhân trong ngành điện như trước. EVN Finance là “tân binh” mới nhất tham gia thị trường tài chính tiêu dùng. 

Hay, Tập đoàn Shinhan Financial Group từ Hàn Quốc vừa công bố việc đạt thỏa thuận mua lại công ty Tài chính Prudential Việt Nam với giá gần 151 triệu USD. Thị trường tài chính tiêu dùng được đánh giá còn nhiều tiềm năng và sẽ bùng nổ trong thời gian tới. 

Tuy nhiên, không phải công ty tài chính nào cũng kiếm được “gà đẻ trứng vàng”. Sự cạnh tranh giữa  (CTTC) ngày càng nóng lên khi nhiều nhà đầu tư nội và ngoại liên tiếp đổ vốn vào cuộc chơi. 

Phần lớn thị phần cho vay tiêu dùng của các CTTC vẫn nằm trong tay FE Credit, Home Credit và HDSaison. Các CTTC này không ngừng đầu tư, đổi mới để giữ vững chỗ đứng trên thị trường. Nguồn lợi nhuận khổng lồ mang về cho DN này khiến các ngân hàng có công ty tài chính khác ắt hẳn cũng đang hình dung về một tương lai tươi sáng. Song sự thật không hề “dễ ăn” như họ nghĩ. 

Theo một chuyên gia tài chính, các CTTC không chỉ cạnh tranh với nhau trên thị trường truyền thống mà còn cạnh tranh tương tác kỹ thuật số. Hiện nay, mô hình dịch vụ cho vay ngang hàng (peer-to-peer) kết nối trực tiếp người cho vay và người đi vay, xử lý toàn bộ quá trình cho vay thông qua các nền tảng trực tuyến đang là thử thách đối với các TCTD. Đa số người tiêu dùng ngày nay cũng chuộng việc đăng ký vay trực tuyến, đặc biệt là người vay trẻ. 

Vì vậy, các CTTC giữ thị phần lớn cũng phải thay đổi để thích nghi với tình hình mới, khi các công ty này đều số hóa, tự động hóa quy trình phục vụ khách hàng. Trong khi đó, nhóm các CTTC còn lại vẫn chưa có nhiều chiến lược đáng kể để gia nhập cuộc đua. 

Theo Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia thì hiện các CTTC được đối tác ngoại chuyển nhượng lại trong thời gian gần đây được xem là đối thủ có khả năng tác động đến thị phần cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, điều này cũng cần thời gian vì cho vay tiêu dùng là hoạt động rủi ro, không chỉ mạnh về vốn và dịch vụ, mà còn phải am hiểu thị trường và có biện pháp kiểm soát rủi ro phù hợp./.

Phi Nam

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm