Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh: Chúng ta đã kiểm soát được vay nợ của Chính phủ, nợ doanh nghiệp nhà nước!

Thứ sáu, 26/10/2018 14:58 PM - 0 Trả lời

(CLO) “Hiệu quả trong phối hợp điều hành giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thể hiện rõ nhất là chúng ta đã kiểm soát được vấn đề đầu tư, đặc biệt là kiểm soát vay nợ của Chính phủ, nợ doanh nghiệp nhà nước” - Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh - Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh với báo chí.

Báo Công luận
Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh - - Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội 

 Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh  cho biết, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, nội dung quan trọng nhất mà Chính phủ đã làm được là thực hiện quyết liệt cải cách môi trường đầu tư kinh doanh mà cụ thể ở đây là cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính.

Đến nay môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam được các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá rất cao, tốc độ đầu tư trong lĩnh vực phát triển kinh tế từ đầu tư nước ngoài đến hoạt động đầu tư trong nước đều tăng và mang lại hiệu quả.

Kết quả cụ thể là tăng trưởng kinh tế (GDP) của chúng ta liên tục tăng trong 3 năm qua và trong năm 2018 được nhận định sẽ có mức tăng khá cao.

“Đạt được thành tựu như vậy phải khẳng định rằng ổn định kinh tế vĩ mô là cực kỳ quan trọng, trong đó các giải pháp liên quan đến thực hiện chính sách tài khóa kết hợp với chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát được thực hiện khá tốt. Đó là thành công rất lớn để mang lại sự hấp dẫn về môi trường đầu tư, kinh doanh, giúp kinh tế vĩ mô ổn định, tạo đà tác động kép để tiếp tục tăng trưởng một cách bền vững” – vị đại biểu Quốc hội nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Đỗ Văn Sinh cũng cho biết thêm, sự hiệu quả trong phối hợp điều hành giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

Thể hiện rõ nhất là chúng ta đã kiểm soát được vấn đề đầu tư, đặc biệt là kiểm soát vay nợ của Chính phủ, nợ doanh nghiệp nhà nước. Các cán cân lớn báo hiệu sự tích cực, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tăng; chỉ số ICOR giai đoạn 2016 - 2018 ở mức 6,32, thấp hơn mức 6,91 của giai đoạn 2011 - 2015.

Với chính sách tiền tệ, từ đầu nhiệm kỳ đến nay cũng được điều hành linh hoạt, hiệu quả, việc bơm hút tiền khá lợp lý, thanh khoản hệ thống tích cực nên vừa góp phần tăng trưởng kinh tế đồng thời vẫn kiểm soát được lạm phát. Có thể nói đây là bài toán cực khó nhưng NHNN đã giải được. Tôi nói như vậy, bởi lẽ ra ngân hàng chỉ cung ứng vốn lưu động, cho vay ngắn hạn nhưng thời quan qua hệ thống ngân hàng vẫn đảm bảo cả vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế.

Điểm nữa là mặc dù nền kinh tế đã khá mở nhưng chúng ta vẫn ổn định được giá trị đồng tiền trước nhiều biến động từ quốc tế. NHNN điều hòa linh hoạt tỷ giá, trong đó điều hành tỷ giá trung tâm dựa trên các thông tin tham chiếu, tỷ giá ngoại tệ giữa VND so với các đồng tiền khác trên thế giới, đặc biệt là các đồng tiền mạnh. Trên cơ sở chính sách tỷ giá phù hợp giúp dẫn dắt và điều tiết thị trường tiền tệ tốt hơn vì thế đồng tiền của chúng ta giữ được sự ổn định.

Đặc biệt, NHNN đã trình Chính phủ, Quốc hội sửa đổi bổ sung Luật các TCTD và ban hành Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu đã tạo hành lang rất tốt, khắc phục được những vướng mắc, bất cập của giai đoạn trước đây và thực tế đã phát huy được tác dụng. Chúng ta đã xử lý được căn bản bước đầu về các TCTD yếu kém, trên cơ sở đó cũng đã cơ cấu được các khoản nợ xấu của TCTD như thu hồi được tài sản của các khoản nợ xấu.

"Một minh chứng rõ ràng nữa là năm 2018, tăng trưởng kinh tế rất tốt dù tăng trưởng tín dụng đến đầu tháng 10 tăng 9,89%, thấp hơn cùng kỳ mọi năm. Kết quả này theo tôi là do chất lượng tín dụng ngày càng nâng lên cùng với việc ngân hàng cơ cấu lại nguồn tín dụng hiện có bằng cách thu hồi những khoản nợ xấu trước đây, để tăng thêm nguồn vốn cho nền kinh tế, hiệu quả sử dụng đồng vốn tích cực hơn" - Đại biểu Đỗ Văn Sinh cho biết thêm.

Nguyễn Mạnh

Tin khác

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm
Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

(CLO) CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (NDN) ghi nhận lợi nhuận Quý 1/2024 sụt giảm tới gần 70%. Công ty đang mang tới 30% tổng tài sản đi đầu tư chứng khoán.

Tài chính - Bảo hiểm
Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

(CLO) Các ý kiến đánh giá, xác suất nâng hạng của thị trường Việt Nam là rất lớn, nhưng vấn đề là thời gian hoàn thiện khung pháp lý.

Tài chính - Bảo hiểm