Giới phân tích: Nền kinh tế Mỹ sẽ "cất cánh" trong năm 2018

Thứ năm, 07/12/2017 10:46 AM - 0 Trả lời

Sau một thời gian dài tranh luận sôi nổi về dự luật cải cách thuế của Tổng thống Donald Trump, Thượng viện Mỹ tuần qua đã tiến hành bỏ phiếu thông qua dự luật này.

Giới phân tích nhận định nhiều khả năng Tổng thống Trump sẽ ký ban hành luật trước Lễ Giáng sinh tới để năm 2018 sẽ bắt đầu thời điểm "cất cánh" mới của nền kinh tế Mỹ. 

Báo Công luận
Quang cảnh một công trường xây dựng ở New York, Mỹ. (Nguồn: AFP/TTXVN) 


Gần 11 tháng kể từ ngày tỷ phú Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, dù Nhà Trắng vẫn chưa hết xáo trộn do những thay đổi trong chính sách đối ngoại và nhân sự cấp cao, nhưng nền kinh tế Mỹ đã có những bước tiến ấn tượng. 

Cụ thể, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ đã tăng gấp đôi so với thời điểm diễn ra cuộc tranh cử Tổng thống, tỷ lệ lạm phát thấp, trong khi chỉ số Dow Jones liên tục lập các kỷ lục mới, phản ánh niềm tin của doanh nghiệp và giới đầu tư. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong 17 năm qua khi chỉ còn 4,1% hồi cuối tháng 10 năm nay. Tỷ lệ này được dự báo sẽ giảm xuống còn 3,5% vào cuối năm 2018. 

Chính sách giảm thuế trong tương lai được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh lợi nhuận và phục hồi kinh tế. Kích thích tăng trưởng chính là mong muốn của Tổng thống Trump để điều chỉnh hiện tượng mà kinh tế học gọi là “cơ cấu đòn bẩy."

Thí dụ như giảm thuế mạnh cho giới doanh nghiệp là một đòn bẩy, khuyến khích đầu tư nhiều hơn, nỗ lực nhiều hơn để được lợi nhuận nhiều hơn. 

Khi giới doanh nhân được hưởng nhiều lợi nhuận hơn thì giới lao động có nhiều việc làm hơn. Vì vậy, nếu luật thuế mới được áp dụng ngay từ năm 2018, kinh tế Mỹ có thể sẽ bùng nổ mạnh vì chi tiêu đầu tư kinh doanh và cá nhân sẽ tăng mạnh. Dù thuế suất giảm nhưng tăng trưởng GDP cao sẽ đẩy thu nhập kinh doanh và cá nhân tăng cao, cuối cùng sẽ cho tổng thu nhiều hơn và không làm tăng thâm hụt ngân sách do giảm thuế, nhất là sau 3-4 năm. 

Các nghiên cứu định lượng chỉ ra rằng giảm thuế xuống mức 20% sẽ tăng nhu cầu đầu tư khoảng 15% và GDP trong 10 năm khoảng 4%, tức là tăng thêm 0,4% GDP trong mỗi năm. 

Ngoài ra, với việc giảm thuế doanh nghiệp từ 35% xuống 20%, các hãng của Mỹ và nước ngoài được dự báo sẽ gia tăng đầu tư ở Mỹ vì hấp dẫn hơn. Đồng thời, các hãng đa quốc gia sẽ bớt nhu cầu đẩy sản xuất và việc làm ra khỏi Mỹ. 

Việc giảm thuế thu nhập cá nhân cũng sẽ tác động tích cực đến sản xuất và tích cực tham gia lao động hơn trước. Giới đầu tư ngoài doanh nghiệp cũng sẽ gia tăng đầu tư vì được khấu trừ ngay và giảm thuế, còn các cá nhân sẽ hăng hái làm việc hơn vì được giữ lại thu nhập nhiều hơn. 

Theo giới chuyên gia, mọi sự chú ý sẽ đổ dồn về “sức khỏe” nền kinh tế Mỹ vào năm 2018 khi đây được coi là năm bản lề đối với nền kinh tế số một thế giới, năm mà chính sách kinh tế của Tổng thống Trump, hay còn gọi là "Trumponomics," bước vào vòng thử thách đầu tiên. 

2018 cũng là năm hứa hẹn sẽ có nhiều điều bất ngờ, từ sự thay đổi trong ban lãnh đạo Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho đến những cải cách thuế. 

Việc bổ nhiệm ông Jerome Powell, một thành viên của Hội đồng Thống đốc Fed, giữ chức Chủ tịch Fed thay thế bà Janet Yellen sẽ hết nhiệm kỳ vào tháng 2/2018, là một yếu tố quan trọng trong mục tiêu tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2018. Lâu nay, Fed luôn được coi là một "mối đe dọa" đối với việc chấm dứt tăng trưởng kinh tế bằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ quá nhanh và quá nhiều.

Tuy nhiên, với ông Powell, không có lý do gì để lo lắng về chính sách tiền tệ quá chặt chẽ, ít nhất là trong năm 2018 và một số năm sau đó. 

Trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ gần đây, thay vì tuyên bố sẽ thu hẹp bảng cân đối kế toán - vốn đang phình to do Mỹ thực hiện chính sách nới lỏng định lượng để kích thích kinh tế - để trở lại tương ứng với mức trước thời kỳ khủng hoảng, ông Powell lại nhấn mạnh bảng cân đối sẽ giảm xuống còn 2,5-3 nghìn tỷ USD, đồng nghĩa cần mất thêm 4 năm để hoàn thành mục tiêu này, và đến thời điểm đó nó sẽ nghiêng nhiều về cột tài sản có. 

Ngoài ra, Tổng thống Trump cũng tuyên bố sẽ thêm các biện pháp phụ và tiếp tục xem xét lại hay bỏ bớt các quy định nhằm tăng cường hiệu ứng sản xuất công nghệ và sớm phục hồi các thành phố công nghiệp lớn tại Mỹ./. 

Theo TTXVN

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm