Ngân hàng Nhà nước: Kiên định mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ

Thứ sáu, 10/08/2018 10:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ngay từ đầu năm, chủ trương của Chính phủ là quyết tâm giữ ổn định lãi suất, tỷ giá, hoặc nếu xảy ra biến động thì mức độ điều chỉnh không đáng kể (ổn định tỷ giá VND theo mức linh hoạt 2%), đồng thời áp dụng một số biện pháp kiểm soát lạm phát, đảm bảo tăng trưởng ổn định, bền vững.

Báo Công luận
 

Quyết tâm giữ ổn định lãi suất, tỷ giá (Ảnh TL)

 

Đánh và về tính kiên định trong điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) của Chính phủ, TS Nguyễn Xuân Thành - Giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, sự thận trọng này là hoàn toàn cần thiết xét trong bối cảnh thị trường thế giới đang có nhiều bất định như hiện nay. Không thể phá giá VND bởi nguyên nhân biến động tỷ giá không đến từ nội tại nền kinh tế, chúng ta vẫn kiểm soát được lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì tăng trưởng hợp lý, thực hiện CSTT, tài chính vừa chặt chẽ vừa linh hoạt.

Mặt khác, các chuyên gia tài chính cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, cân nhắc chuyển sang một hình thức khung khổ CSTT theo lạm phát mục tiêu (LPMT) là cần thiết. Cơ chế LPMT là chính sách mà ngân hàng T.Ư đưa ra trong thời gian trung hạn và được quyền chủ động sử dụng các công cụ, CSTT như nghiệp vụ thị trường mở, công cụ lãi suất, tỷ giá... Và như vậy, thay vì lấy mốc VND (có neo quá cao hay mất giá nhiều so với USD) để điều hành tỷ giá danh nghĩa, thì sử dụng một mức lạm phát đáng tin cậy để điều hành tỷ giá.

Nhận định về vấn đề trên, GS Andreas Hauskrecht - trường ĐH Indiana Hoa Kỳ, thành viên Nhóm Sáng kiến Việt Nam cho rằng, Việt Nam đang sẵn sàng để chuyển sang mục tiêu điều hành CSTT theo LPMT. “Tất nhiên, để một khung khổ điều hành CSTT theo LPMT hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Việt Nam đã ổn định được mặt bằng lãi suất rất tốt trong bối cảnh các nước nâng lãi suất cao, điều hành thị trường ngoại hối cũng tương đối ổn định và phải chống đô la hóa”- ông nói.

Đức Minh

Tin khác

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm
Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

(CLO) CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (NDN) ghi nhận lợi nhuận Quý 1/2024 sụt giảm tới gần 70%. Công ty đang mang tới 30% tổng tài sản đi đầu tư chứng khoán.

Tài chính - Bảo hiểm
Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

(CLO) Các ý kiến đánh giá, xác suất nâng hạng của thị trường Việt Nam là rất lớn, nhưng vấn đề là thời gian hoàn thiện khung pháp lý.

Tài chính - Bảo hiểm