Nhận định chứng khoán ngày 20/4: Cơn bĩ cực vẫn chưa thoát khỏi áp thấp

Thứ sáu, 20/04/2018 09:54 AM - 0 Trả lời

(CLO) Có thể nói, nhóm bluechip là tác nhân giảm điểm của phiên giao dịch ngày hôm 19-4. Hàng loạt các cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường giảm điểm như DPM (-2,8%), GAS (-1,8%), VIC (-2,2%), VNM(-0,3%), MSN (-2%) , chỉ có ROS (+0,6%) và NVL (+0,9%)…

Chốt phiên, trong rổ VN30-Index chỉ có chỉ có 9 mã tăng trong khi có tới 19 mã giảm giá. Tương tự, trong rổ HNX30 có 16 mã giảm và 7 mã tăng, chỉ số này đóng cửa ở mức 164 điểm, giảm 2,25 điểm (-1.35%). 

Đáng chú ý, cổ phiếu ngành phân bón sau phiên giao dịch hứng khởi ngày hôm qua đã quay đầu giảm điểm. Đơn cử như DPM, sau khi tăng trần hết biên độ (+1.600đ/cp) ngày hôm qua (đóng cửa ở mức 24.700đ/cp) đã quay đầu giảm điểm, giá đóng của DPM ngày 20/4 là 24.000đ/CP, giảm 700đ/CP. Trong phiên có hơn 1,3 triệu cổ phiếu được giao dịch, chỉ bằng phân nửa của phiên trước đó (19/4). 

Diễn biến của BFC cũng tương tự, cổ phiếu này mất 900đ/CP (-2,5%) trong phiên, đóng cửa ở mức 35.100đ/CP với 257.200 cổ phiếu được giao dịch. Áp lực bán của khối ngoại tiếp tục tăng, đặc biệt là cổ phiếu VIC, kéo thị trường giảm điểm mạnh. 

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn cũng chịu áp lực bán bất thường, nhất là trong phiên ATC, khiến các mã có ảnh hưởng lớn đến thị trường như MSN, PLX, KDC bất ngờ giảm sàn. Cổ phiếu chứng khoán và ngân hàng cũng chịu chung số phận, tiếp tục đà giảm mạnh.

 Ở chiều ngược lại chỉ có một số lượng ít mã vẫn giữ được sắc xanh như DXG, GTN, VHC…

Báo Công luận
Nhiều đại gia sàn chứng khoán như tỷ phú Phạm Nhật Vương (VIC), Nguyễn Thị Phương Thảo (VJC), Trịnh Văn Quyết (FLC).... mất cả ngàn tỷ trong ngày "đỏ lửa" 19/4.

Thanh khoản hôm 19/4 gia tăng đáng kể sau nhiều phiên cầm chừng. Thị trường có thể sẽ còn tiếp tục chịu chao đảo nhẹ khi mà tâm lý thị trường vẫn còn bi quan. Diễn biến phân hóa dự đoán sẽ còn tiếp diễn trong các phiên sắp tới, cùng với đó là diễn biến hồi phục nhẹ của chỉ số nếu không chịu tác động bởi các thông tin quốc tế tiêu cực. 

Phản ứng hồi phục tăng điểm trở lại của thị trường có thể sẽ xuất hiện tại vùng điểm này tuy nhiên phản ứng hồi phục có thể chỉ xuất hiện trong một vài phiên. 

Sau đó, chỉ số có thể quay lại thử thách đường hỗ trợ này một lần nữa. Khả năng tạo đáy đi lên hoặc tiếp tục suy giảm về các vùng hỗ trợ sâu hơn của chỉ số có thể được quyết định tuy thuộc vào việc đường SMA100 có bị phá vỡ hay không. 

Vùng kháng cự gần của chỉ số nằm tại 1130-1135 điểm và 1160-1170 điểm. Vùng hỗ trợ gần của chỉ số nằm tại 1055-1065 điểm và 975-1000 điểm. Trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 20-4, quán tính giảm của HNX-Index có thể tiếp tục với vùng hỗ trợ trong khoảng 129,5-130 điểm. Thanh khoản có xu hướng tăng so với các phiên trước đó cho thấy áp lực bán còn khá lớn. 

Độ rộng thị trường tiêu cực khi thị trường bị bao phủ gần như hoàn toàn bởi sắc đỏ. Nhà đầu tư đang khá bi quan và có phần hoảng loạn trước diễn biến sụt giảm nhanh và mạnh của thị trường.

 Áp lực bán giải chấp “margin” có thể sẽ xuất hiện trong phiên ngày 20-4. Về xu hướng dài hạn, VN-Index tiếp tục vận động trong thị trường giá lên (bull market) với ngưỡng hỗ trợ tại 935 điểm (MA200). 

Dự báo, trong phiên giao dịch cuối tuần, quán tính giảm của VN-Index có thể tiếp tục với các ngưỡng hỗ trợ gần nhất lần lượt tại 1.090 điểm (đáy phiên 6/3) và 1.065 điểm (MA100). 

Hai chỉ số tiếp tục giảm rất mạnh, cùng thanh khoản có chiều hướng gia tăng, cho thấy nhịp điều chỉnh này vẫn đang phát triển và có xu hướng mạnh dần lên. Nếu tiếp tục giảm nữa thì hai chỉ số sẽ chạm các ngưỡng hỗ trợ mạnh và sự phục hồi có khả năng xuất hiện. 

Đó sẽ là cơ hội để nhà đầu tư giải ngân một phần ở giá thấp hoặc lướt sóng với cổ phiếu có sẵn. Nhà đầu tư được khuyến nghị duy trì tỷ trọng ở mức trung bình, tránh mua đuổi giá cao ở các mã đã bật tăng mạnh. 

Nhà đầu tư ngắn hạn nếu đang còn nắm giữ cổ phiếu hạn chế bán ra trong những nhịp giảm mà nên đợi những phiên hồi phục dự kiến sẽ diễn ra vào tuần sau để có giá tốt hơn. Nhà đầu tư trung và dài hạn vẫn có thể tiếp tục nắm giữ những cổ phiếu đang có vị thế tốt và có triển vọng tăng trưởng tích cực trong thời gian tới. Ngưng bán giữ tỷ trọng cổ phiếu ổn định ở mức vừa phải. 

Nhà đầu tư có thể xem xét chiến lược mua bán trên cổ phiếu có sẵn trong nhịp hồi phục để giảm giá vốn trong khi cơ cấu danh mục cho vị thế dài hạn. Danh mục vẫn nên xem xét sự tập trung vào câu chuyện KQKD quý 1 và nửa đầu năm với sự tập trung ở nhóm ngân hàng, bất động sản, chứng khoán khi giá về vùng hấp dẫn. 

Trong các phiên kế tiếp, nếu thanh khoản không ủng hộ chiều tăng giá thì nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu có thể cân nhắc việc hạ tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục tại thời điểm VN-Index thực hiện kiểm tra ngưỡng 720 điểm. 

Cẩm Tú

Tin khác

Giá vàng thế giới tăng mạnh gấp đôi vàng SJC

Giá vàng thế giới tăng mạnh gấp đôi vàng SJC

(CLO) Giá vàng thế giới tăng mạnh gấp đôi giá vàng SJC khiến khoảng cách giữa hai thị trường lại được đưa xuống mức thấp kỷ lục trong năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

(CLO) Trong phiên chứng khoán 28/3, cổ phiếu TCB của Techcombank trở thành tâm điểm khi được nhà đầu tư tranh nhau mua vào.

Tài chính - Bảo hiểm
Funtap liên tục báo lỗ, lộ diện pháp nhân liên quan cũng chỉ phát hành game Trung Quốc

Funtap liên tục báo lỗ, lộ diện pháp nhân liên quan cũng chỉ phát hành game Trung Quốc

(CLO) Không chỉ Funtap mà một công ty game liên quan cũng liên tục đăng ký mới phát hành game Trung Quốc.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhận chuyến đi Pháp 5 ngày 4 đêm xem Olympic 2024 cùng thẻ Vietcombank Visa

Nhận chuyến đi Pháp 5 ngày 4 đêm xem Olympic 2024 cùng thẻ Vietcombank Visa

(CLO) Khách hàng sử dụng thẻ Tín dụng và Ghi nợ quốc tế cá nhân mang thương hiệu Vietcombank Visa có cơ hội nhận được Chuyến du lịch 5 ngày 4 đêm đến Pháp và vé tham gia Thế vận hội Olympic 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank: 36 năm: Kiên định, vững vàng cùng sứ mệnh “Tam nông”

Agribank: 36 năm: Kiên định, vững vàng cùng sứ mệnh “Tam nông”

(NB&CL) 36 năm hình thành và phát triển (26/3/1988 – 26/3/2024) là tròn 36 năm, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) kiên định và thực hiện xuất sắc sứ mệnh riêng vốn có của mình “vì Tam nông”.

Tài chính - Bảo hiểm