Sẽ có nhiều sửa đổi trong Dự thảo luật Chứng khoán

Thứ tư, 07/11/2018 20:01 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm nay (7/11), Bộ Tài chính tổ tổ chức Hội thảo Đóng góp ý kiến Dự thảo Luật chứng khoán (sửa đổi).

Báo Công luận
 Sẽ có nhiều sửa đổi trong Dự thảo luật Chứng khoán lần này

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải cho biết, Bộ đã báo cáo Chính phủ và Quốc hội, đưa Dự thảo sửa đổi Luật Chứng khoán trình Quốc hội lấy ý kiến vào kỳ họp đầu tiên và xem xét thông qua vào kỳ họp thứ 2 năm 2019.

Cũng theo ông Hải, Luật Chứng khoán được ban hành năm 2006 và sửa đổi năm 2011 đã góp phần đưa thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển, trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn của nền kinh tế. Đến 2018, số lượng công ty niêm yết tăng hơn 7 lần so với năm 2016, có hơn 1.537 công ty niêm yết và đăng ký giao dịch, vốn hoá thị trường đạt hơn 3,8 triệu tỷ đồng, tương đương 77% GDP, so với mức 22% GDP của năm 2016.

Tuy nhiên, với quá trình phát triển của nền kinh tế và hoạt động thị trường chứng khoán đã phát sinh nhiều bất cập và nhu cầu cần thiết phải sửa đổi Luật Chứng khoán để phù hợp với tình hình mới, tạo ra khuôn khổ pháp lý và động lực cho thị trường chứng khoán phát triển bền vững và an toàn.

Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi lần này gồm 10 Chương, 137 Điều. Theo bà Vũ Thị Chân Phương, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Luật Chứng khoán sửa đổi được xây dựng dựa trên chủ trương căn bản là chỉ đạo của Đảng, phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh đầu tư huy động vốn dài hạn của nền kinh tế. Đồng thời, Dự thảo luật xây dựng kế thừa những quy định Luật Chứng khoán từ năm 2006, bổ sung những nội dung phù hợp với thực tế thị trường và thông lệ quốc tế.

Bên cạnh đó, Luật Chứng khoán sửa đổi cũng sẽ đảm bảo sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật do Luật Doanh nghiệp đã sửa đổi. Luật Chứng khoán sửa đổi hướng tới 3 mục tiêu căn bản hoàn thiện thể chế, đáp ứng nhu cầu hội nhập, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước với thị trường chứng khoán, bảo đảm hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư và các tổ chức tài chính tham gia thị trường.

Theo ông Vũ Bằng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thành viên tổ tư vấn Chính phủ cho rằng, ban soạn thảo dự luật nên có sự nới lỏng về điều kiện, nhưng tăng cường tính minh bạch về thông tin để giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Trên thực tế, có doanh nghiệp huy động vốn đã dùng sai mục đích, nhưng không nên vì thế mà siết chặt các điều kiện khiến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn.

“Có một số điểm trong Dự thảo nếu được ban hành có thể tạo nên cú sốc cho các doanh nghiệp như khái niệm chào bán riêng lẻ; điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng” - ông Bằng nhấn mạnh. Ngoài ra, ông Vũ Bằng nêu ra là việc nếu doanh nghiệp vi phạm sử dụng vốn, bị xử phạt hành chính không được cấp phép công ty đại chúng cũng sẽ gây khó cho thị trường.

Bên cạnh những nội dung sửa đổi về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ,... Dự thảo Luật sẽ quy định rõ thống nhất với Luật Doanh nghiệp về phạm vi điều chỉnh hoạt động chào bán chứng khoán. Cùng với đó, Dự thảo cũng sẽ có những bổ sung, sửa đổi về quy định đối với công ty đại chúng như: Điều kiện trở thành công ty đại chúng; hồ sơ công ty đại chúng; quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng; chào mua công khai; quản trị công ty đại chúng...

Song song với đó, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Dự thảo Luật Chứng khoán đã sửa đổi tên gọi của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thành Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ thanh toán chứng khoán Việt Nam. Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ thanh toán chứng khoán Việt Nam được sửa đổi, bổ sung tương tự như Sở giao dịch chứng khoán.

Dự thảo luật sửa đổi cũng bổ sung nội dung yêu cầu cam kết nắm giữ 2 năm đối với cổ đông lớn. Sở dĩ có quy định này là để phòng tránh trường hợp doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công chúng sau đó các cổ đông lớn là ban lãnh đạo thoái hết vốn để lại các nhà đầu tư nhỏ mua cổ phiếu. Trong khi đó, các cổ đông nhỏ lẻ không nắm được tình hình doanh nghiệp, vì vậy cổ đông lớn cần có cam kết để bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ lẻ.

Phương Thảo

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm