Tài chính vi mô: “Đòn bẩy” sự tự tin của phụ nữ?

Thứ ba, 25/09/2018 20:48 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo nhiều chuyên gia tài chính, một trong những giải pháp để thúc đẩy tài chính toàn diện, xóa đói giảm nghèo là việc áp dụng mô hình tài chính vi mô đối với những người nghèo, ít có khả năng tiếp cận 36 dịch vụ ngân hàng chính thống.

 

Báo Công luận
Phụ nữ được cho là nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mà các tổ chức tài chính vi mô nhắm tới (Ảnh TL) 

Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2016 Việt Nam còn khoảng 2,31 triệu hộ nghèo, chiếm 9,79% hộ dân cư trên cả nước và hơn 1,24 triệu hộ cận nghèo, chiếm 5,27% theo tiêu chuẩn nghèo đa chiều.

Tiến sỹ Đặng Thu Thủy, Học viện Ngân hàng thì cho biết, tính đến 30/9/2017, tại Việt Nam đã có 4 tổ chức tài chính vi mô chính thức được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng gồm: Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tình thương (TYM); Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên M7 (M7-MFI); Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Thanh Hóa (Thanh Hóa MFI) và Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP).

Cũng theo bà Thủy, lượng khách hàng tại các tổ chức tài chính vi mô chính thức khá lớn, tăng lên khá nhanh theo từng năm. Tính đến cuối năm 2017, tổng số khách hàng tại 4 tổ chức là 438.534 người. Có thể đây chưa phải con số quá lớn nhưng cho thấy các tổ chức TCVM đang dần dần thu hút được khách hàng đúng phân khúc mà mình hướng tới.

“Phụ nữ được cho là nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mà các tổ chức tài chính vi mô nhắm tới. Tỷ lệ phụ nữ đi vay vốn tại Việt Nam chiếm 86,94% trên tổng số khách hàng đang vay vốn trên cả nước, thậm chí, ở một số tổ chức, như tổ chức TYM, tỷ lệ này xấp xỉ 100%. Điều này là dễ hiểu vì xuất phát từ thực tế là phụ nữ thường có ít điều kiện tiếp cận với các dịch vụ của các tổ chức chính thức, đặc biệt là tín dụng, bởi họ không có tài sản thế chấp. Mặt khác, phụ nữ vay vốn thường có tỷ lệ hoàn trả các khoản vay cao hơn nam giới do ngay từ khi bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh họ thường suy nghĩ, tính toán và có bước đi cẩn trọng hơn,” bà Thủy nhấn mạnh.

 Về vấn đề này, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh cho biết, hoạt động tài chính vi mô từ lâu đã được biết đến là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống tài chính và là một trong những công cụ xóa đói giảm nghèo hữu hiệu. Khách hàng chủ yếu của tài chính vi mô là nhóm dân số có thu nhập thấp, nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ.

Thực tiễn cho thấy, với điều kiện vay vốn đơn giản, không cần tài sản thế chấp, cấp và nhận vốn ngay tại nơi người dân sinh sống, tài chính vi mô được xem là một công cụ "đòn bẩy" nhằm tăng cường sự tự tin của phụ nữ, thúc đẩy họ tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập và thoát nghèo, từ đó khẳng định vai trò và vị thế của họ trong gia đình và xã hội.

Hiện hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như hoạt động khá manh mún, sản phẩm, dịch vụ chưa đa dạng, các chỉ số bền vững hoạt động và tài chính của các tổ chức tài chính vi mô chưa cao, đặc biệt khuôn khổ pháp lý vẫn còn chưa toàn diện, thống nhất... Hơn nữa, công tác tư vấn, hỗ trợ, giáo dục về quản lý tài chính cho khách hàng tài chính vi mô nói chung và cho phụ nữ trong hộ gia đình nói riêng vẫn còn khiêm tốn. Những hạn chế này sẽ tác động không tốt tới cơ hội phát triển kinh tế lâu dài của hộ gia đình, trong đó có những người phụ nữ.

Ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã và đang có những định hướng phát triển hoạt động tài cính vi mô và tài chính toàn diện. Ông Phạm Xuân Hòe giải thích, tài chính toàn diện được hiểu là việc các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ tài chính hữu ích với giá cả phải chăng, đáp ứng được các nhu cầu của họ bao gồm: chuyển tiền, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm, được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững. 

Nguyễn Mạnh

Tags:

Tin khác

FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

(CLO) Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HoSE: FRT) đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với doanh thu đạt 9.042 tỷ đồng, lãi sau thuế đã dương trở lại.

Tài chính - Bảo hiểm
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

(CLO) Ngày 25/4/2023, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Sabeco (SAB) doanh thu Quý 1 tăng 15% so với cùng kỳ

Sabeco (SAB) doanh thu Quý 1 tăng 15% so với cùng kỳ

(CLO) Báo cáo kết quả kinh doanh Quý 1 cho thấy doanh thu Sabeco (SAB) tăng trưởng 15,6% lên mức 7.184 tỷ đồng. Lãi gộp tăng 10% đạt 2.100 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

(CLO) Khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, SSB) có cơ hội nhận e-Voucher trị giá tối đa 3 triệu đồng, 01 lượng vàng AJC kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tổng trị giá giải thưởng lên tới hàng tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
3 giải pháp số của Vietcombank nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

3 giải pháp số của Vietcombank nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

(CLO) 3 giải pháp số của Vietcombank là VCB CashUp, Host to Host/API Intergration và VCB i-School được đánh giá cao và vinh danh tại lễ trao giải thưởng Sao Khuê 2024.

Tài chính - Bảo hiểm