Thách thức thị trường mua bán và sáp nhập

Thứ năm, 16/08/2018 07:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nhiều nhà quan sát nhận định, sự thành công của thương vụ Sabeco là một bước ngoặt lớn nhưng chỉ riêng thương vụ này thì chưa đem lại sự lạc quan cho toàn bộ thị trường. Nếu loại trừ sự đột biến về giá trị của thương vụ ThaiBev – Sabeco thì quy mô thị trường vẫn ở mức trung bình khá, với những khó khăn và hạn chế đang còn tồn tại.

Cuộc chơi của các “đại gia” ngoại

Theo đánh giá chung thì thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) Việt Nam đã trải qua một thập niên sôi động với 4.000 thương vụ M&A, có tổng giá trị đạt khoảng 48,8 tỷ USD. Bắt đầu từ năm 2009 với thương vụ lớn nhất chỉ ở quy mô 100 triệu USD, đến năm 2015-2016 xuất hiện rải rác các thương vụ tỷ USD và đỉnh điểm nhất là năm 2017 với thương vụ mua bán của Công ty ThaiBev mua lại 51% cổ phần của Công ty Sabeco, với tổng giá trị thương vụ lên đến 4,8 tỷ USD.

Tăng trưởng của thị trường M&A tại Việt Nam là đáng ghi nhận. Tuy nhiên, những gì chúng ta làm được để so sánh với khu vực Đông Nam Á vẫn đang ở mức trung bình. Tổng giá trị M&A năm 2016 của thị trường Singapore đạt 62,3 tỷ USD, vượt xa so với các mức 11-16 tỷ USD của các nước Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Thị trường Việt Nam có quy mô bằng 86,22% so với thị trường Philippines, quốc gia có tổng giá trị M&A 2016 đạt 6,75 tỷ USD.

Trong những năm qua, các nhà đầu tư Thái Lan thực hiện chiến lược mua lại những công ty lớn dẫn đầu thị trường. Điển hình như lĩnh vực bán lẻ, phân phối (Big C, Metro, Nguyễn Kim); Nguyên vật liệu (Prime Group, VCM, Xi măng Holcim); nhựa (Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong)… và năm 2017, Thái Lan ghi dấu ấn với thương vụ đình đám ThaiBev - Sabeco. Còn 6 tháng đầu năm 2018, Singapore đang tạm dẫn đầu với những thương vụ đầu tư lớn của GIC, các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc cũng rất tích cực trong hoạt động M&A với một số thương vụ đáng chú ý cũng đã được công bố.

Có thể nói, xét về quy mô thương vụ, thị trường Việt Nam vẫn chủ yếu là các giao dịch nhỏ với quy mô 5-6 triệu USD (tương đương 100-120 tỷ VND), các giao dịch quy mô nhỏ chiếm tới trên 90% về số lượng thương vụ. Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu MAF, năm 2017, giá trị thương vụ do nhà đầu tư nước ngoài đóng vai trò bên mua chiếm tới 91,8%, trong khi nhà đầu tư trong nước chỉ thực hiện mua 8,2%.

Báo Công luận
 Muốn phát triển thị trường M&A cần giải quyết được những hạn chế còn tồn tại (Ảnh: TL)

Nhiều rủi ro cần được đề phòng

Nhiều hy vọng về đột phá của thị trường  M&A đến từ việc Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước. Năm 2018, theo kế hoạch, Chính phủ sẽ tiếp tục cổ phần hóa 64 doanh nghiệp, trong khi năm trước đó 40 doanh nghiệp đã được thực hiện cổ phần hóa.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì nhiều thương vụ cổ phần hóa và thoái vốn đã không đạt như mục tiêu kỳ vọng. Điển hình như thương vụ IPO Becamex IDC chỉ thu về 588 tỷ đồng so với giá trị 9.650 tỷ đồng dự kiến. Nguyên nhân chính của việc không thành công như mong đợi này là do các thông tin nhà nước nắm tỷ lệ vốn lớn trong thời gian quá dài, tình hình nợ vay, triển khai dự án chậm… khiến nhà đầu tư không quyết định mua cổ phần Becamex IDC.

Một trường hợp khác là Tổng Công ty Sông Đà, dù kế hoạch bán đấu giá 219,7 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 48,82% vốn) với giá khởi điểm 11.000 đồng/cp, Nhà nước sẽ nắm 51% đến năm 2019. Tuy nhiên, phiên đấu giá gần 220 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Công ty mẹ - Tổng Công ty Sông Đà, chỉ có 790.900 cổ phần được bán thành công, tương đương 0,35% lượng chào bán, Nhà nước chỉ thu về gần 9 tỷ đồng.

Những ngày qua, dư luận đang xôn xao về “cuộc hôn nhân” chớp nhoáng giữa Công ty Cổ phần Ba Huân với Quỹ Vietnam Opportunity Fund (quỹ đầu tư lớn nhất của VinaCapital). Trước đó, Vietnam Opportunity Fund công bố đầu tư 32,5 triệu USD vào Công ty Cổ phần Ba Huân - doanh nghiệp chiếm 30% thị phần trứng thanh trùng và thịt gia cầm tại Việt Nam  từ tháng 2/2018.

Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, Công ty Cổ phần Ba Huân đã gửi thư lên Thủ tướng kêu cứu về việc muốn ngừng hợp tác đầu tư với VinaCapital vì lý do “Thay vì mục tiêu hợp tác và phát triển, VinaCapital lại muốn chiếm quyền quản lý và điều hành toàn bộ công ty, chiếm đoạt thương hiệu Ba Huân”. Trong khi đó, Quỹ này khẳng định “không có ý định chiếm quyền điều hành hay thâu tóm Ba Huân và việc này cũng không nằm trong chiến lược kinh doanh của tập đoàn từ trước đến nay”.

Cơ hội M&A tại Việt Nam được đánh giá là còn nhiều, tuy vậy thách thức và những khó khăn vẫn còn rất nhiều trước mắt. Và khó khăn lớn nhất chính là chất lượng của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Mặt khác, nhiều công ty tư nhân lớn vẫn chưa thoát khỏi tâm lý không muốn bán hết doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đa số doanh nghiệp Việt vẫn còn hình thức kế toán hai số, khiến cho các nhà đầu tư e ngại về tính chính xác của các con số tài chính.

Rõ ràng, thị trường M&A Việt Nam muốn thực sự phát triển cần phải giải quyết được nhiều vấn đề còn tồn tại hạn chế mà thương vụ ThaiBev - Sabeco là một thương vụ điển hình, thành công có được từ thương vụ này hội tụ nhiều yếu tố. Nó là tiền đề để chúng ta hy vọng về những bước phát triển trong tương lai của thị trường M&A chứ không thể mang lại sự lạc quan cho toàn bộ thị trường lúc này.

Hương Thảo          

 

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) ghi nhận doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 98,1 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần cùng kỳ.

Tài chính - Bảo hiểm
VPBank (VPB) lãi trước thuế tăng 64% so với cùng kỳ

VPBank (VPB) lãi trước thuế tăng 64% so với cùng kỳ

(CLO) Trong quý 1/2024 ghi nhận lợi nhuận trước thuế (LNTT) hợp nhất tăng gần 66% so với cuối năm 2023 và 64% so với cùng kỳ, hoàn thành 1/4 mục tiêu năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
OCB tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1, ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh”

OCB tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1, ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh”

(CLO) Ngân hàng TMCP Phương Đông (Mã CK: OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024, ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ về kết quả kinh doanh so với cùng kỳ, bên cạnh việc ưu tiên hỗ trợ lãi suất vay, triển khai chiến lược chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa.

Tài chính - Bảo hiểm
Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm

Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm

(CLO) Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.

Tài chính - Bảo hiểm
Lợi nhuận quý 1 của Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) giảm gần về 0

Lợi nhuận quý 1 của Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) giảm gần về 0

(CLO) Trong quý 1/2024, lợi nhuận của CTCP Thuỷ Điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) sụt giảm tới 99,6% chỉ còn hơn 1,8 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm