Thanh toán phi tiếp xúc: Bước đột phá để phát triển kinh tế số

Thứ năm, 12/07/2018 08:39 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, một nền tảng công nghệ tài chính hiện đại sẽ giúp khu vực tài chính – ngân hàng tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần phát triển nền kinh tế số nói chung, giúp Việt Nam có cơ hội tăng trưởng đột phá trong thời gian tới.

Đa dạng hình thức thanh toán phi tiếp xúc

Hai năm trở lại đây, công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán phi tiếp xúc đã được ứng dụng một cách mạnh mẽ tại Việt Nam. 

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, giá trị giao dịch tài chính qua điện thoại di động năm 2017 tăng 81% và giá trị giao dịch qua internet cũng tăng 67% so với năm trước. Cả nước hiện có 78 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua internet và 41 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. 

Trước đó, ngày 30/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TT về phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Các công nghệ, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên đa dạng. 

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, một nền tảng công nghệ tài chính hiện đại sẽ giúp khu vực tài chính – ngân hàng tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần phát triển nền kinh tế số Việt Nam.

Bên cạnh việc đầu tư, nâng cao chất lượng cơ sở  hạ tầng, các dịch vụ và phương tiện thanh toán cũng được phát triển mạnh mẽ và đa dạng. 

Cùng với sự phổ biến của các phương tiện truyền thống (ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu…), nhiều dịch vụ, phương tiện thanh toán hiện đại, tiện ích dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ như: thẻ ngân hàng, m-banking, Internet banking, SMS banking, ví điện tử… đã xuất hiện và dần đi vào cuộc sống, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trên thế giới.

Thẻ ngân hàng tiếp tục là phương tiện thanh toán phổ biến, tiện lợi và có tốc độ phát triển nhanh. Đến nay, số lượng phát hành đạt trên 69,7 triệu thẻ. Đồng thời, ngành ngân hàng cũng triển khai hiệu quả Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ, qua đó đã có trên 56.850 đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước (chiếm 65%) thực hiện trả lương qua tài khoản cho 1,9 triệu cán bộ, công chức.

Báo Công luận
Ảnh minh họa. 

Cần cải thiện mạnh mẽ

Một số NHTM bước đầu triển khai dịch vụ thanh toán tiền điện, tiền nước, cước phí điện thoại, viễn thông, truyền hình cáp, mua xăng dầu, phí bảo hiểm và một số khoản thu khác như học phí, phí giao thông không dừng... qua tài khoản, góp phần nâng cao khả năng thu hút vốn nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư và tạo điều kiện mở rộng dịch vụ hiện đại... 

Để mở rộng phạm vi ứng dụng các phương thức, phương tiện thanh toán hiện đại ra cả những địa bàn chưa có điều kiện tiếp cận với dịch vụ ngân hàng, NHNN đã chấp thuận cho một số ngân hàng thí điểm cung ứng các dịch vụ thanh toán hiện đại phù hợp, góp phần phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Trong sự phát triển của kinh tế số, vai trò của Chính phủ là vô cùng quan trọng để có thể thúc đẩy nền kinh tế số phát triển tại Việt Nam. Chính phủ phải kiến tạo hệ sinh thái, môi trường thích hợp với xu thế thời đại; phải là người bảo trợ cho các DN phát triển; người tiên phong sử dụng, ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ mới. Với cơ cấu thị trường hiện nay, đối với riêng lĩnh vực ngân hàng - tài chính, bản thân mỗi định chế tài chính cũng phải có sự nhìn nhận ở khía cạnh mới, với tư duy mới.

Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ thanh toán phi tiếp xúc thông qua hệ thống ngân hàng tại Việt Nam còn tương đối mới, cần có sự cải thiện mạnh mẽ trong thời gian sớm nhất. 

Các chuyên gia, nhà kinh tế đã đưa ra những giải pháp tăng lượng giao dịch tài chính qua thẻ ngân hàng, thúc đẩy thị trường thanh toán không dùng tiền mặt; hay các nhân tố thành công trong chuyển đổi ngân hàng số; thách thức việc chuẩn hoá QR Code trong hệ thống thanh toán Việt Nam… vẫn đang còn nhiều hạn chế hiện nay.

Nguyễn Nam

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) ghi nhận doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 98,1 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần cùng kỳ.

Tài chính - Bảo hiểm
VPBank (VPB) lãi trước thuế tăng 64% so với cùng kỳ

VPBank (VPB) lãi trước thuế tăng 64% so với cùng kỳ

(CLO) Trong quý 1/2024 ghi nhận lợi nhuận trước thuế (LNTT) hợp nhất tăng gần 66% so với cuối năm 2023 và 64% so với cùng kỳ, hoàn thành 1/4 mục tiêu năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
OCB tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1, ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh”

OCB tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1, ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh”

(CLO) Ngân hàng TMCP Phương Đông (Mã CK: OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024, ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ về kết quả kinh doanh so với cùng kỳ, bên cạnh việc ưu tiên hỗ trợ lãi suất vay, triển khai chiến lược chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa.

Tài chính - Bảo hiểm
Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm

Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm

(CLO) Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.

Tài chính - Bảo hiểm
Lợi nhuận quý 1 của Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) giảm gần về 0

Lợi nhuận quý 1 của Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) giảm gần về 0

(CLO) Trong quý 1/2024, lợi nhuận của CTCP Thuỷ Điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) sụt giảm tới 99,6% chỉ còn hơn 1,8 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm