Thuế tài sản có giúp minh bạch hóa sở hữu tài sản?

Thứ sáu, 29/06/2018 09:47 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ở các nước thuế tài sản là để nhằm minh bạch hóa sở hữu tài sản của mọi người. Liệu rằng ở Viêt Nam, thuế tài sản có làm minh bạch hóa sở hữu tài sản của mọi người hay không trong khi còn hàng loạt vấn đề liên quan đến tài sản chưa được làm rõ.

Tại cuộc hội thảo “Thuế tài sản và một số gợi ý chính sách cho VN”, do Viện Nghiên cứu truyền thông và phát triển phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Tài chính tổ chức ngày 26/6 tại Hà Nội, nhiều ý kiến trái chiều tiếp tục được các chuyên gia đưa ra về dự luật này. 

Thuế tài sản là loại tên gọi chung của các sắc thuế đánh vào quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản. Thuế được thu hàng năm một lần. Sắc thuế tài sản phổ biến nhất là thuế bất động sản (ở một số nước, chính quyền tách bất động sản thành nhà ở và đất ở và tương ứng là hai sắc thuế riêng). 

Thuế tài sản đang được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả ở Việt Nam với nhiều tên gọi khác nhau như: thuế bất động sản, chuyển nhượng tài sản, thuế đăng kí tài sản, thuế thừa kế, thuế quà tặng. 

Dự án chính sách Thuế tài sản dự kiến được Bộ Tài chính trình Chính phủ bổ sung vào Chương trình xây dựng pháp luật 2018. Đây là dự luật có tác động lớn trong xã hội và có quan hệ tới cá nhân, tổ chức, kể cả kinh doanh và không kinh doanh. 

Mục đích của việc đánh thuế tài sản là điều tiết, chống đầu cơ, sử dụng hiệu quả tốt hơn tài sản và phân bổ nguồn tài sản xã hội. 

Báo Công luận
Đối tượng chịu thuế nên quy định ngưỡng diện tích chịu thuế đối với nhà, đất, nghĩa là vượt một ngưỡng nhất định mới phải nộp thuế. Ảnh minh hoạ.

Thuế tài sản chỉ cần tập trung vào tiêu dùng, cái không sử dụng, còn sản xuất kinh doanh đã có các loại thuế khác. Ở phương Tây, người dân đóng thuế tài sản sẽ được pháp luật bảo vệ tài sản ấy. Tuy nhiên, trong dự án luật này chưa đề cập đến vấn đề về quyền lợi của người đóng thuế. 

Trong dự án luật này, đánh thuế với cả những trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng với tài sản thì thật sự không công bằng. Người dân chưa nhận được quyền lợi gì, chưa được bảo vệ gì nhưng đã đánh thuế tài sản là điều chưa hợp lý. 

Ông Nicolas Drouin, chuyên gia phát triển, Đại sứ quán Canada cho hay, thuế tài sản ở Canada được xem xét dựa trên nguyên tắc: số tiền nộp thuế phụ thuộc vào trị giá tài sản sở hữu. 

Canada chỉ áp dụng một mức thuế chung cho cả nhà và đất. Theo ông Nicolas Drouin, ở Canada, thuế tài sản là nguồn thu chính của các địa phương và do các địa phương quản lý, thường được dùng để trang trải các dịch vụ: giáo dục, văn hóa giải trí, y tế, phúc lợi, nhà ở (cho người cao tuổi, nhà cho thuê giá thấp), giao thông vận tải… 

Lấy ví dụ cụ thể ở bang Ontario, ông Nicolas Drouin cho biết, chính quyền bang Ontario được ban hành luật, đưa ra các chính sách về thuế tài sản và quy định mức thuế giáo dục. Chính quyền đô thị sẽ xác định nhu cầu thu ngân sách, xác định mức thuế áp dụng tại đô thị và thực hiện thu thuế tài sản. 

Theo thống kê của Ngân hàng thế giới (World Bank), hiện có 174/193 nước áp dụng thuế tài sản, thuế bất động sản, thuế nhà đất. Tuy nhiên, Các chuyên gia cho rằng chúng ta chỉ tham khảo các nước trên thế giới chứ không nhất thiết phải học tập họ. 

Chúng ta tham khảo họ để áp dụng trong điều kiện Việt Nam thích hợp. Một hệ thống thuế phải thích hợp ở hai khía cạnh. Một là, hành thu không được quá tốn kém, nếu chúng ta hành thu mà tốn hơn số tiền thu được thì thuế vô dụng.

Điểm thứ hai, phải phù hợp với khả năng quản lý. Điều này đòi hỏi cần phải có cơ sở dữ liệu chính xác, cơ quan quản lý phải biết được cá nhân này có bao nhiêu tài sản, trị giá mỗi tài sản đó là bao nhiêu... thì mới đánh được thuế tài sản 

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, luật sư thuộc Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty luật Basico cho rằng Thuế tài sản cần đánh vào người giàu, vì họ sở hữu nhiều tài sản (vật – đất đai, bất động sản; tiền; giấy tờ có giá trị; quyền tài sản). Một trong những lý do chính cho phía cổ vũ áp dụng thuế tài sản là tính công bằng. Người giàu sở hữu nhiều tài sản nên đánh thuế tài sản thì người giàu sẽ phải trả nhiều thuế hơn và Nhà nước sẽ dùng thuế này để điều tiết lại cho người nghèo. 

Tuy nhiên, theo ông Trương Thanh Đức "nếu đánh thuế tài sản thì phải tiếp cận từ góc độ toàn bộ tài sản, sau đó mới loại trừ tài sản nào, loại nào bằng không". Ông Đức kiến nghị "thuế tài sản chỉ đánh vào người có khả năng nộp thuế, miễn thuế cho hộ nghèo. Bên cạnh đó, chỉ đánh vào một số loại tài sản, có giá trị lớn, chẳng hạn, miễn thuế đối với một diện tích tối thiểu". 

Đánh thuế lũy tiến với khởi điểm rất thấp và phải cộng dồn nhà và đất khi đánh thuế, không thể cào bằng với người có thu nhập thấp. 

Đối tượng chịu thuế nên quy định ngưỡng diện tích chịu thuế đối với nhà, đất, nghĩa là vượt một ngưỡng nhất định mới phải nộp thuế. Về giá nhà, đất để tính thuế, ngắn hạn, căn cứ theo khung giá nhà đất do UBND cấp tỉnh quy định; trung và dài hạn cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nhà, đất trong đó, bao gồm cả giá nhà, đất trên thị trường. 

Về thuế suất, Luật Thuế tài sản nên quy định khung thuế suất, trên cơ sở đó, phân cấp cho các địa phương tự quy định mức thuế suất phù hợp với trình độ phát triển của địa phương. 

Có các mức thuế suất phân biệt theo mục đích sử dụng đất nhằm bảo đảm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, đồng thời, đảm bảo ưu tiên đối với từng lĩnh vực trong từng thời kỳ.

Thuế tài sản là loại thuế sớm hay muộn cũng cần được ban hành với mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội, tạo nguồn thu mang tính chủ động của chính quyền địa phương. Vấn đề là, nên đánh thuế thế nào và thuế suất bao nhiêu. 

Thuế tài sản là một vấn đề lớn, liên quan đến mọi tầng lớp nhân dân và có tác động không nhỏ đến đời sống xã hội. Do đó, cần phải tạo điều kiện để người dân tham gia vào quy trình của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đó là đóng góp ý kiến vào các dự thảo luật./.

Bảo Anh

Tin khác

FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

(CLO) Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HoSE: FRT) đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với doanh thu đạt 9.042 tỷ đồng, lãi sau thuế đã dương trở lại.

Tài chính - Bảo hiểm
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

(CLO) Ngày 25/4/2023, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Sabeco (SAB) doanh thu Quý 1 tăng 15% so với cùng kỳ

Sabeco (SAB) doanh thu Quý 1 tăng 15% so với cùng kỳ

(CLO) Báo cáo kết quả kinh doanh Quý 1 cho thấy doanh thu Sabeco (SAB) tăng trưởng 15,6% lên mức 7.184 tỷ đồng. Lãi gộp tăng 10% đạt 2.100 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

(CLO) Khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, SSB) có cơ hội nhận e-Voucher trị giá tối đa 3 triệu đồng, 01 lượng vàng AJC kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tổng trị giá giải thưởng lên tới hàng tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
3 giải pháp số của Vietcombank nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

3 giải pháp số của Vietcombank nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

(CLO) 3 giải pháp số của Vietcombank là VCB CashUp, Host to Host/API Intergration và VCB i-School được đánh giá cao và vinh danh tại lễ trao giải thưởng Sao Khuê 2024.

Tài chính - Bảo hiểm