Tiền điện tử và những rào cản khó phá vỡ

Thứ hai, 11/06/2018 15:12 PM - 0 Trả lời

(CLO) Qua rà soát văn bản pháp luật hiện hành và đối chiếu với những đặc tính của tiền điện tử và thực tiễn tại Việt Nam, có thể thấy tiền điện tử đang tồn tại dưới một số hình thức như thẻ trả trước ngân hàng hay Ví điện tử.

Mặc dù đã được cơ quan công an cảnh báo nhiều về nguy cơ mất trắng tiền thật khi sử dụng hay kinh doanh những loại tiền điện tử (có người gọi là tiền ảo – chưa có khái niệm rõ ràng) như bitcoin, onecoin..., song, không ít người vẫn lao vào với suy nghĩ cơ hội chỉ dành cho những người tiên phong. 

Tại Việt Nam, các văn bản pháp lý hiện hành liên quan đến tiền điện tử được quy định tại một số văn bản quy phạm pháp luật riêng lẻ hoặc gián tiếp đề cập tại một số văn bản như: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Luật Các tổ chức tín dụng; Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và Nghị định 80/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101. 

Tuy chưa có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoàn thiện và đồng bộ về tiền điện tử, nhưng xét về các đặc tính và bản chất của tiền điện tử theo thông lệ quốc tế, thì thẻ trả trước do ngân hàng phát hành và Ví điện tử là hai hình thức biểu hiện của tiền điện tử, đã được điều chỉnh tại một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Xét trên một giác độ nhất định, tiền điện tử có mang trong nó chức năng trung gian thanh toán. 

Song, cho đến thời điểm hiện tại trách nhiệm quản lý những “đồng tiền” mã hóa vẫn đang là một “quả bóng” bị đá qua đá lại giữa Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ Công thương. NHNN thì cho rằng tiền ảo chỉ đơn thuần một loại hàng hóa, một sản phẩm của hoạt động thương mại điện tử, do đó phải thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương.

Trong khi Bộ Công Thương thì lại cho rằng nó mang chức năng thanh toán nên trách nhiệm phải của NHNN. NHNN cho rằng cần có một định nghĩa chính thức, chuẩn xác quy định trong các văn bản pháp lý về tiền điện tử tại Việt Nam. 

Báo Công luận
Khả năng tiền ảo sẽ trở thành một công cụ hữu hiệu cho các “giao dịch ngầm”, “giao dịch đen” phát tác là có thật. Nguồn ảnh minh hoạ - internet

Trên cơ sở đó, xác định rõ phạm vi và đối tượng điều chỉnh là các NH và tổ chức không phải NH được phép tham gia cung ứng, phát hành tiền điện tử khi đáp ứng đầy đủ các quy định pháp lý. Việc làm này chẳng những sẽ thúc đẩy thanh toán điện tử phát triển, mà còn giúp cho cơ quan quản lý có biện pháp ngăn chặn các công cụ không được xem là phương tiện thanh toán hợp pháp sử dụng thanh toán đa mục đích hoặc quy đổi ra tiền mặt. 

Đặc trưng nổi bật của bitcoin, onecoin… là tính chất thanh toán nhanh. Trong nháy mắt có thể chuyển hàng tỉ đô la tới khắp nơi trên thế giới mà không cần thông qua một trung gian tài chính nào. Chính bởi vậy, không loại trừ khả năng tiền ảo sẽ trở thành một công cụ hữu hiệu cho các “giao dịch ngầm”, “giao dịch đen” phát tác. 

Nếu vậy, liệu rằng tiền ảo có tiềm ẩn một nguy cơ gì đe dọa đến chủ quyền an ninh tiền tệ quốc gia. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thẻ cào điện thoại, thẻ trò chơi trực tuyến (không phải phương tiện thanh toán theo pháp luật hiện hành)... sử dụng để thanh toán đa mục đích hoặc có thể quy đổi thành tiền mặt, tiềm ẩn những rủi ro phức tạp và ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính. 

Bởi vậy cần thiết phải có biện pháp quản lý chặt chẽ các loại thẻ chỉ được thực hiện cho chính dịch vụ được cung cấp bởi nhà phát hành (thẻ thanh toán đơn mục đích), không để biến tướng thành thẻ đa mục đích sử dụng như một phương tiện thanh toán, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra đối với tổ chức phát hành và khách hàng. Hiện nay, Việt Nam chưa có điều luật nào, quy định nào điều chỉnh cái đó. Pháp luật Việt Nam không cấm các giao dịch liên quan đến các đồng tiền này. Tuy nhiên, cũng giống như đánh bạc, khi xảy ra tranh chấp kiện cáo thì xử lý như thế nào? Các nước khác coi tiền điện tử là tiền thì họ xử lý tranh chấp kiện cáo như với tiền. Với Việt Nam hiện nay, Ngân hàng Nhà nước chưa công nhận tiền điện tử là đơn vị tiền tệ nên chưa có hành lang pháp lý để điều chỉnh. 

Vì vậy khi xảy ra rủi ro hay tranh chấp thì các nhà đầu tư không được pháp luật bảo vệ. Bộ luật dân sự sửa đổi trong thời gian tới có thể sẽ đưa vấn đề này vào. Luật mới có thể sẽ thụ lý những vấn đề liên quan đến tiền điện tử, nhưng thụ lý rồi, cách giải quyết ra sao thì vẫn còn là một câu hỏi ngỏ. Theo NHNN khuôn khổ pháp lý về tiền điện tử tại Việt Nam cần phải được tiếp tục hoàn chỉnh, bổ sung nhằm bảo đảm tính đầy đủ, toàn diện để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và phù hợp với thông lệ quốc tế. 

Điểm khác biệt cơ bản giữa tiền điện tử và tiền ảo nằm ở việc tiền ảo không có được địa vị tiền pháp định như tiền điện tử, và tiền ảo cũng không được đảm bảo bằng tiền pháp định, không được pháp luật bảo vệ như tiền điện tử. Chính bởi vậy, NHNN đã nhiều lần nêu rõ quan điểm về việc Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự không phải là tiền tệ và phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam./.

Bảo Anh

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm