Vốn cho doanh nghiệp: Không thiếu tiền, chỉ thiếu… niềm tin

Thứ năm, 10/08/2017 09:21 AM - 0 Trả lời

Bên lề của Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam (VPSF) lần thứ 2 - năm 2017 vừa qua, câu chuyện xung quanh vấn đề doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (DNNVV) gặp khó trong tiếp cận vốn tín dụng là một trong những câu chuyện “nóng” nhất. Lý do là vì không có tài sản thế chấp, hạn chế về số năm thành lập, rắc rối trong vấn đề sổ sách, giấy tờ vì không được hạch toán rõ ràng, chi tiết... Nhưng cốt rễ vẫn là chuyện ngân hàng không thiếu vốn nhưng lại thiếu…  niềm tin với doanh nghiệp vay vốn.

(CLO) Bên lề của Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam (VPSF) lần thứ 2 - năm 2017 vừa qua, câu chuyện xung quanh vấn đề doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (DNNVV) gặp khó trong tiếp cận vốn tín dụng là một trong những câu chuyện “nóng” nhất. Lý do là vì không có tài sản thế chấp, hạn chế về số năm thành lập, rắc rối trong vấn đề sổ sách, giấy tờ vì không được hạch toán rõ ràng, chi tiết... Nhưng cốt rễ vẫn là chuyện ngân hàng không thiếu vốn nhưng lại thiếu…  niềm tin với doanh nghiệp vay vốn. 70% doanh nghiệp tư nhân chưa tiếp cận được vốn vay ngân hàng Ông Trần Văn Tần, Phó Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết, thời gian qua, ngành ngân hàng đã có nhiều giải pháp quyết liệt tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận vốn ngân hàng của khu vực kinh tế tư nhân, DNNVV. Tuy nhiên, các số liệu thống kê cho thấy, vẫn có tới 70% doanh nghiệp tư nhân chưa tiếp cận được vốn vay ngân hàng. Lý giải về việc ngân hàng ngại cho doanh nghiệp nhỏ vay vốn, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho biết có thể có 3 lý do. Thứ nhất, bản thân doanh nghiệp đó có thể có vốn tự có, hơn nữa quy mô hoạt động nhỏ, chưa có chiến lược hoạt động dài hạn và đã tự thoả mãn với nguồn vốn của chính mình. Thứ hai, rất có thể lãi vay tuy đã hạ rồi nhưng vẫn cao khiến doanh nghiệp ngại không muốn tiếp cận. Còn lại là nhóm không đủ điều kiện thế chấp, không trình bày được dự án tốt, không tạo được lòng tin cho ngân hàng… Điều này cho thấy, việc doanh nghiệp tư nhân khó tiếp cận vốn ngân hàng là một vướng mắc quan trọng, dai dẳng. Thực  tiễn cho thấy, doanh nghiệp không chứng minh được hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách rành mạch, phương án kinh doanh để vay vốn thiếu sức thuyết phục, giá trị tài sản thế chấp cũng thường thấp và có độ rủi ro cao... Có thể thấy, doanh nghiệp khi thiếu vốn thì không thể lớn lên được, không thể có vốn để mở rộng sản xuất, đổi mới kỹ thuật, để tăng sức cạnh tranh. Do đó, doanh nghiệp mãi bị nhỏ, lép vế và bị thu hẹp thị phần ở ngay trên “sân nhà”. Còn đối với các ngân hàng, khi không cho vay được cũng sẽ bị giảm thị phần, giảm doanh thu. Đối với xã hội, việc doanh nghiệp không lớn lên được, nền kinh tế không phát triển tốt hơn thì sẽ ảnh hưởng tới việc làm, tới nguồn thu ngân sách và tới vị thế của kinh tế quốc gia. DNNVV chiếm tới 97% trong hệ thống doanh nghiệp. Nếu mãi như vậy thì toàn bộ nền kinh tế rất khó tái cơ cấu và sẽ giảm sức cạnh tranh... [caption id="attachment_177223" align="aligncenter" width="550"]Báo Công luận
70% doanh nghiệp tư nhân chưa tiếp cận được vốn vay ngân hàng.[/caption] “Mở lối” cho vay tín chấp Mặc dù ông Trần Văn Tần, Phó Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước khẳng định, DNNVV là một trong 5 lĩnh vực ưu tiên mà NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng phải đáp ứng đầy đủ các nhu cầu vốn. NHNN cũng chỉ đạo giảm lãi suất trần cho vay đối với lĩnh vực này. Đầu năm 2017, NHNN đã có văn bản gửi cho ngân hàng thương mại (NHTM) các tỉnh, thành phố, các tổ chức tín dụng đề nghị có các giải pháp để hỗ trợ cho các DNNVV. NHNN yêu cầu các NHTM chủ động khảo sát nhu cầu vốn của các DNNVV, qua đó phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn để trực tiếp tháo gỡ khó khăn vướng mắc khi doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Tuy vậy, vẫn có ý kiến cho rằng, ngân hàng hiện vẫn còn quá thận trọng. Khung pháp lý cho việc vay tín chấp đã có rồi nhưng các ngân hàng còn e sợ hình sự hóa. Theo ông Mạc Quốc Anh - Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DNNVV TP. Hà Nội: Trong thời gian tới, các DN mong muốn NH tăng cường kết nối nhiều hơn tới DN, nới lỏng chính sách và quy định cho vay. Đặc biệt, các nguồn quỹ hỗ trợ DN, quỹ bảo lãnh tín dụng cho DN đã có nên các cơ quan quản lý cần đứng ra kết nối, tăng tính hiệu quả của các nguồn quỹ này. Ngoài ra, DNNVV cần nhất hiện nay là mở lối ra để vay tín chấp và được tiếp cận một cách nhiều hơn với vốn trung và dài hạn. Cần tăng cường tiếp cận theo hướng tài sản bảo đảm là tài sản hình thành từ vốn vay. Hiện nay, khung pháp lý cho vay tín chấp đã có, ngân hàng không phải gây khó cho doanh nghiệp mà vấn đề chính là họ e ngại, không muốn đột phá. Đặc biệt, ông Tô Hoài Nam- Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DNNVV Việt Nam- cho rằng, để tháo gỡ vấn đề này, các ngân hàng cần phải thay đổi triệt để tư duy, đừng nhìn doanh nghiệp chỉ là chỗ rủi ro mà phải nhìn vào tiềm năng của họ. “Ngân hàng nên lọc ra, trong 70% doanh nghiệp chưa tiếp cận được vốn đó, lấy khoảng 10% để cung cấp vốn, vì anh cho doanh nghiệp vay, anh được phần lãi thì anh cũng phải chấp nhận một phần rủi ro. Muốn doanh nghiệp đạt chuẩn của mình thì ngân hàng cũng cần có động thái tăng cường hỗ trợ cho doanh nghiệp”, ông Nam chia sẻ.❏
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam (VPSF) lần thứ 2 - năm 2017 nhắn nhủ ngành ngân hàng cần nhận thức việc doanh nghiệp khó khăn tiếp cận nguồn vốn có phần trách nhiệm của mình. Các doanh nghiệp làm ăn được mới có dòng tiền về ngân hàng, ngân hàng cùng doanh nghiệp phát triển. Hơn lúc nào hết, ngành ngân hàng cần hiểu rõ, thấu đáo các quy trình sản xuất, khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp. Cần phải tư duy theo hướng này và cụ thể hóa bằng những cơ chế cho vay linh hoạt. Đối với doanh nghiệp tư nhân, cần liên kết, gắn kết, cùng phát huy thế mạnh, lợi thế của nhau, xác định các mũi nhọn cụ thể, tránh phong trào, dàn hàng ngang; nắm rõ thị trường, hiểu thị trường; lường trước những rủi ro, khó khăn; đổi mới sáng tạo, năng động, tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.

Hà Vân

Tin khác

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít

(CLO) Giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) giảm 320 đồng, xuống 24.910 đồng; E5 RON 92 bớt 310 đồng, ở mức 23.910 đồng một lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lý do Vinhomes Grand Park được giới trẻ chọn là “mảnh đất vàng” khởi nghiệp

Lý do Vinhomes Grand Park được giới trẻ chọn là “mảnh đất vàng” khởi nghiệp

(CLO) Giới trẻ đang đua nhau đổ về đại đô thị sầm uất và đáng sống bậc nhất khu Đông để tìm kiếm không gian sống “chất”, sống tận hưởng thời thượng. Đây cũng là nơi có sẵn hệ sinh thái, môi trường lý tưởng cho người trẻ khởi nghiệp bền vững.

Bất động sản
Tập đoàn Amway 12 năm liên tiếp dẫn đầu ngành bán hàng trực tiếp thế giới

Tập đoàn Amway 12 năm liên tiếp dẫn đầu ngành bán hàng trực tiếp thế giới

Đạt mốc doanh thu 7.7 tỷ USD, Amway tiếp tục dẫn đầu danh sách 100 công ty bán hàng trực tiếp toàn cầu năm 2024 dựa trên doanh thu năm 2023, kéo dài chuỗi thành tích 12 năm liên tiếp thống trị bảng xếp hạng này

Thị trường - Doanh nghiệp
SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

(CLO) Khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, SSB) có cơ hội nhận e-Voucher trị giá tối đa 3 triệu đồng, 01 lượng vàng AJC kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tổng trị giá giải thưởng lên tới hàng tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
Những lý do để cài đặt gấp MobiFone Smart Travel ngay trong tháng 4

Những lý do để cài đặt gấp MobiFone Smart Travel ngay trong tháng 4

(CLO) Trong thời đại 4.0, những chuyển đi của người trẻ không chỉ dừng ở điểm bắt đầu và điểm, đó còn là cuộc hành trình của những cuộc vui cùng công nghệ. Tháng 4, tháng khởi đầu thời gian sôi động nhất trong năm bằng những kỳ nghỉ lễ, còn ngần ngại gì để bạn trẻ bỏ qua ứng dụng khám phá du lịch cực chất, cực chill MobiFone Smart Travel.

Thị trường - Doanh nghiệp