"Xin lỗi, gạo dở nhất tôi đã từng ăn là gạo Việt Nam, cà phê dở nhất tôi đã từng uống là cà phê Việt Nam"

Thứ ba, 15/03/2016 09:24 AM - 0 Trả lời

Câu nói này của ông Samir Dixit, Giám đốc Vùng Châu Á Thái Bình Dương, Công ty Brand Finance tại Diễn đàn Thương hiệu quốc gia – Cơ hội cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã không khỏi làm cho người dân Việt Nam ngỡ ngàng...

(CLO) Câu nói này của ông Samir Dixit, Giám đốc Vùng Châu Á Thái Bình Dương, Công ty Brand Finance tại Diễn đàn Thương hiệu quốc gia – Cơ hội cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã không khỏi làm cho người dân Việt Nam ngỡ ngàng. Vì đã từ lâu, gạo và cà phê được biết đến là những sản phẩm chủ lực của xuất khẩu, được coi là thương hiệu quốc gia của Việt Nam. Điều này cho thấy một thực tế "phũ phàng" là giá trị của các sản phẩm mang thương hiệu quốc gia của chúng ta đang ở mức rất thấp.

[caption id="attachment_86258" align="aligncenter" width="640"]12674230_771956009603831_149452377_n "Có những sản phẩm của Việt Nam, tuy được xuất khẩu rất nhiều nhưng có chắc đó là thương hiệu tốt không?", ông Samir Dixit, Giám đốc vùng Châu Á Thái Bình Dương, Công ty Brand Finance đạt câu hỏi.[/caption]

Thương hiệu non yếu

Ông Samir Dixit cho biết: Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2015 được Brand Finance định giá là 140 tỷ USD. So với năm 2014 giá trị thương hiệu Việt Nam được định giá là 172 tỷ USD, chỉ trong 2 năm giá trị thương hiệu của Việt Nam đã giảm 19%. Thậm chí, thương hiệu quốc gia Việt Nam còn thua cả một hãng sản xuất điện thoại của Mỹ là Apple vốn được định giá là 170,3 tỷ USD.

Trong bảng xếp hạng với các nước ASEAN, thì vị trí thương hiệu Việt Nam đang thua nhiều nước như Indonesia, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và chỉ cao hơn Campuchia. Đáng chú ý là khoảng cách giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam với các nước trong ASEAN đang ở mức rất xa. Cụ thể, Việt Nam thua Indonesia hơn 4 lần và thua Singapore, Malaysia khoảng 3 lần.

Theo ông Samir, giá trị thương hiệu Việt Nam thấp là do tồn tại những mặt yếu như chất lượng sản phẩm, vòng đời sản phẩm, đáp ứng với sự thỏa mãn cho khách hàng, xuất nhập khẩu, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp...

"Vietnam Airlines là một thương hiệu quốc gia của Việt Nam, tuy nhiên website của Vietnam Airlines lại rất dở. Khi mua vé máy bay thông qua website này, tôi không được chọn bữa ăn và chỗ ngồi. Trang web này có quá ít tiện ích cho khách hàng", Giám đốc công ty Brand Finance nói.

Ông Samir cho biết thêm, ông đã từng đi rất nhiều nước trên thế giới và phần lớn các nước không hề biết đến các sản phẩm của Việt Nam cũng như những thương hiệu quốc gia của Việt Nam.

"Những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nhưng các nước ASEAN cũng không đứng yên. Việt Nam cần phải tăng tốc, tham gia quá trình cạnh tranh này và cần phải xây dựng được thương hiệu riêng", Giám đốc công ty Brand Finance nhận định.

Xây dựng thương hiệu: Vấn đề nóng bỏng và cấp thiết

Tại diễn đàn, các chuyên gia đã nhận đinh thương hiệu như là một yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp, ngay cả với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng. Thương hiệu được coi là một tài sản vô hình, rất có giá của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, thương hiệu là dấu hiệu để người tiêu dùng lựa chọn hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp trong muôn vàn các hàng hoá cùng loại khác. Thương hiệu góp phần duy trì và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp, nâng cao văn minh thương mại và chống cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Trong xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá đời sống kinh tế, với những điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc các doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng cho mình và hàng hoá của mình những thương hiệu là điều hết sức cần thiết.

[caption id="attachment_86259" align="aligncenter" width="620"]caphe Ông Samir cho biết thêm, ông đã từng đi rất nhiều nước trên thế giới và phần lớn các nước không hề biết đến các sản phẩm của Việt Nam cũng như những thương hiệu quốc gia của Việt Nam. (Ảnh minh họa)[/caption]

Về thực tế của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương - Đỗ Thắng Hải cho rằng, trên 90% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ nên việc xây dựng thương hiệu Việt cho doanh nghiệp cần phải có giải pháp cụ thể và sát với thực tế.

"Hiện nay, Việt Nam đã và đang liên tục ký kết các Hiệp định thương mại thế hệ mới, đặc biệt là đã tham gia Hiệp định TPP nên việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp; thương hiệu, hình ảnh quốc gia là rất quan trọng. Nếu không có biện pháp tối ưu để xây dựng, quảng bá thương hiệu thì các doanh nghiệp sẽ không tận dụng được cơ hội tạo ra. Do đó, việc xây dựng thương hiệu quốc gia gắn với sản phẩm, doanh nghiệp là vấn đề “nóng bỏng, cấp thiết", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhận định.

Có thể thấy, rất nhiều năm rồi, các ngành xuất khẩu Việt Nam phần lớn vẫn lấy xuất khẩu nguyên liệu thô làm mũi nhọn; các nhà xuất khẩu Việt Nam luôn được biết đến với "sản lượng cao, chất lượng thấp, giá thấp". Đã đến lúc doanh nghiệp phải tiến hành nâng cấp sản phẩm của mình thành những sản phẩm có chất lượng, có hàm lượng trí tuệ cao, thể hiện năng lực tiên phong của doanh nghiệp Việt Nam.

Giang Phan

Tin khác

Sau thời kỳ trầm lắng, hành vi của người tiêu dùng, người mua nhà của người Việt đã thay đổi

Sau thời kỳ trầm lắng, hành vi của người tiêu dùng, người mua nhà của người Việt đã thay đổi

(CLO) Đợt tăng giá căn hộ chung cư tại Hà Nội thời gian qua đang thu hút sự quan tâm lớn từ người dân và cộng đồng doanh nghiệp bất động sản.

Bất động sản
Một doanh nghiệp Việt Nam suýt 'mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt "mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

(CLO) Mới đây, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã nhận được thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ 1 đối tác tại UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) ghi nhận doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 98,1 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần cùng kỳ.

Tài chính - Bảo hiểm
Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

(CLO) Theo tài liệu trình họp Đại hội đồng cổ đông 2024, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (Upcom: VBB) sẽ trình phương án phân phối lợi nhuận. Theo đó, Vietbank dự kiến chia cổ tức 25%. Đây là một trong những mức chia cổ tức thuộc top đầu trong mùa Đại hội Cổ đông (ĐHCĐ) Ngân hàng năm nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

(CLO) Các nhà sản xuất như BYD, Tesla và Li Auto đang giảm giá để di chuyển ô tô điện của họ. Đối với xe chạy bằng xăng, tình trạng dư thừa nhà máy còn tệ hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp