Năm 2020 sẽ cơ bản hoàn thành Đề án Quy hoạch báo chí

Thứ ba, 06/11/2018 18:28 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đây là một trong những mục tiêu phát triển của ngành Thông tin & Truyền thông (TT&TT) mà đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT kiêm Phó trưởng Ban Tuyên giáo TW khẳng định tại Hội nghị giao ban quản lý Nhà nước (QLNN) tháng 10 năm 2018 được tổ chức vào chiều 5/11, tại Hà Nội.

Tại Hội nghị, theo báo cáo, Bộ TT&TT đã có nhiều hoạt động nổi bật thời gian qua như tổ chức đánh giá tác động đối với việc Bưu chính Mỹ ngừng thực hiện các cam kết đa phương trong tổ chức Liên minh Bưu chính thế giới, đưa ra giải pháp hỗ trợ VNPost thúc đẩy đàm phán song phương với Mỹ, cải tiến quy trình, giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ để sẵn sàng cạnh tranh; Sửa và ban hành Thông tư quy định mức giá cước tối đa dịch vụ bưu chính phổ cập, Thông tư quy định quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính; Lĩnh vực Viễn thông tăng trưởng ổn định, lượng người dùng dịch vụ Mobile Internet tăng nhanh so với cùng kỳ năm 2017 do các nhà mạng đã đầu tư, phát triển nhanh mạng 4G...

Bộ đã hoàn thiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án quản lý và sử dụng thẻ cào viễn thông; ban hành văn bản hướng dẫn để triển khai dịch vụ chuyển mạng thông tin di động giữ nguyên số từ 16/11/2018; Tỷ lệ sử dụng IPv6 đạt hơn 11 triệu người sử dụng và xếp thứ 20 trên toàn thế giới; Đối với việc xử lý SIM rác, Bộ TT&TT đã đưa ra các giải pháp: SIM mới sẽ phải đăng ký đầy đủ thông tin, bao gồm cả chụp ảnh.

Về lĩnh vực CNTT, Bộ TT&TT tiếp tục xây dựng dự thảo Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam 2.0, góp phần thúc đẩy triển khai Chính phủ điện tử Việt Nam giai đoạn 2018-2020 đồng bộ, thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối, liên thông các hệ thống thông tin của các Bộ, ngành, địa phương. Đồng thời, Bộ tiến hành xây dựng dự thảo Nghị định về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT thay thế Nghị định 102 và Quyết định 80, tháo gỡ những điểm nghẽn trong thủ tục đầu tư ứng dụng CNTT và thủ tục thuê dịch vụ CNTT.

Cùng với đó, Bộ TT&TT đã hoàn thiện kế hoạch triển khai Đề án Giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ CNTT phục vụ Chính phủ điện tử đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Xây dựng kế hoạch triển khai giải pháp giám sát ATTT dài hạn cho mạng người dùng và trang thông tin điện tử Bộ TT&TT.

Đặc biệt, trong lĩnh vực thông tin tuyên truyền, thực hiện yêu cầu của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tạm dừng xem xét, thỏa thuận cấp mới giấy phép trong hoạt động báo chí cho đến khi Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chính thức về Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, trong tháng 10/2018, Bộ đã không cấp phép mới cho các cơ quan báo chí. Hiện tại, Bộ chỉ cấp các loại giấy phép như: giấy xuất bản bản tin, xuất bản đặc san, số đặc biệt cho các cơ quan báo chí, tổ chức, đơn vị theo quy định.

Báo Công luận
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: Thông tin, tuyên truyền phải thể hiện dòng chảy chính của xã hội, tạo sự đồng thuận, niềm tin của xã hội, tạo nên khát vọng về một dân tộc hùng cường. Đây là triết lý, là tuyên ngôn của báo chí.
Cục Báo chí đã làm việc với các cơ quan chủ quản và các cơ quan báo chí của các hội, hiệp hội để triển khai Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025; Tiếp tục phối hợp với Tập đoàn Viettel để hoàn thiện hệ thống lưu chiểu điện tử và giám sát truyền thông, trong đó có hệ thống đo lường số lượng tin xấu, tin tốt;…

Tại Hội nghị, nhiều Hiệp hội, doanh nghiệp, cơ quan báo chí, nhà xuất bản đã kiến nghị, đề xuất với Bộ TT&TT cần tháo gỡ để giúp phát triển, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, nhiều ý kiến đã thẳng thắn nêu ra những bất cập, tồn tại và đề xuất giải pháp để những cơ chế, chính sách của Bộ được thực hiện tốt trong thời gian tới.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ trong thời gian tới Bộ phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương, siết chặt kỷ luật hành chính, liêm chính, hành động nhanh, phục vụ người dân và doanh nghiệp; Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải tuân thủ luật, chú trọng tính khả thi, ưu tiên tạo thuận lợi cho bên thụ hưởng. Các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn, cần có bộ phận chuyên trách nghiên cứu về pháp luật để kịp thời tham vấn cho cơ quan quản lý một cách chất lượng, hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm giấy phép kinh doanh gây cản trở cho doanh nghiệp phát triển. Hàng năm, các lĩnh vực của Bộ sẽ tổ chức tổng kết riêng và khen thưởng cho các doanh nghiệp thuộc nhà nước cũng như tư nhân.

 Về định hướng trong thời gian tới, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành chú trọng thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như sau: Kiến nghị đưa mục chi cho lĩnh vực CNTT vào dự toán ngân sách của Chính phủ; Ưu tiên đẩy nhanh xây dựng Chính phủ điện tử; Đề xuất với Chính phủ về chính sách thu phí dành cho các doanh nghiệp ICT của nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam làm quỹ nghiên cứu phát triển lĩnh vực ICT (Dự kiến khoảng 2% đối với các doanh nghiệp có doanh thu trên 1 nghìn tỷ đồng); Xây dựng Hệ thống Đổi mới sáng tạo quốc gia và trước mắt là xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo 4.0 tại Việt Nam; Phát triển các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam góp phần tăng năng suất lao động trên tất cả các lĩnh vực; Để phát triển nguồn nhân lực ICT thì doanh nghiệp phải đưa ra các bài toán về mức lương tốt nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời cần tập trung nguồn lực để phát triển lĩnh vực An toàn, an ninh mạng với mục tiêu Việt Nam sẽ trở thành cường quốc về an ninh mạng.

 Về việc xây dựng Chính phủ điện tử, Bộ TT&TT xác định đây là bộ não để đất nước phát triển nhanh hơn, Ngành TT&TT sẽ tham gia với tư cách hạt nhân.  Hai hạt nhân xây dựng Chính phủ điện tử là Văn phòng Chính phủ và Bộ TT&TT. Nhiệm vụ của ngành TT&TT là đưa Việt Nam xếp thứ hạng Chính phủ điện tử ở top 50 thế giới.

Về hệ sinh thái số Việt Nam, mục tiêu của Bộ TT&TT là đến năm 2020, thuê bao mạng xã hội Việt Nam chiếm 50% tổng số thuê bao mạng xã hội. Nhiệm vụ này được Bộ tập trung giao cho 3 đơn vị chính là Zalo (VNG), VCCorp và Mocha (Viettel).

 Bộ TT&TT cũng đã hoàn thiện dự thảo Bộ quy tắc ứng xử cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam, hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn tại Việt Nam; kế hoạch đấu tranh ngăn chặn việc phát tán, lan truyền thông tin xấu, độc trên Internet, mạng xã hội. Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng phương án đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên 2 mạng xã hội nước ngoài là Facebook và Google. 

 Bộ TT&TT cũng sẽ làm việc với Ngân hàng Nhà nước để tìm giải pháp về thanh toán cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung số. Quan điểm của Bộ là tài khoản viễn thông có thể dùng làm vật thanh toán các loại hàng hoá khác với giá trị nhỏ hơn 2 triệu.

 Về lĩnh vực phát triển công nghiệp ICT, Bộ TT&TT sẽ đổi tên Vụ CNTT thành Cục Công nghiệp ICT. Nhiệm vụ của cơ quan này là quản lý công nghiệp phần mềm, công nghiệp phần cứng, công nghiệp nội dung số, công nghiệp CNTT, công nghiệp ICT. Bộ đã tổ chức Đoàn công tác liên Bộ (Bộ TT&TT, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) làm việc với UBND TP. Hà Nội về tình hình và định hướng phát triển Khu CNTT tập trung ở địa phương để rà soát, tháo gỡ các vướngmắc trong quá trình đầu tư, xây dựng Khu công viên công nghệ phần mềm Hà Nội.

 Đặc biệt, về lĩnh vực thông tin tuyên truyền, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: Thông tin, tuyên truyền phải thể hiện dòng chảy chính của xã hội, tạo sự đồng thuận, niềm tin của xã hội, tạo nên khát vọng về một dân tộc hùng cường. Đây là triết lý, là tuyên ngôn của báo chí. Cục Báo chí cần tiến hành đo đạc, thống kê thông qua hệ thống lưu chiểu điện tử, có các đánh giá một cách khoa học, chính xác từ đó có kế hoạch phù hợp nhằm phát triển lĩnh vực thông tin, tuyên truyền một cách lành mạnh, khơi dậy nguồn lực vô hạn của đất nước.

Cũng tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng đề ra mục tiêu phát triển của ngành TT&TT đến năm 2020 trong lĩnh vực thông tin, tuyên truyền sẽ cơ bản hoàn thành Đề án Quy hoạch báo chí; đảm bảo đời sống người làm báo; Báo chí Việt Nam phải đạt được mục tiêu phản ánh dòng chảy chính của xã hội, tạo đồng thuận, niềm tin của nhân dân và tạo nên khát vọng về một dân tộc hùng cường.

H.V

 

 

Tin khác

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

(NB&CL) Thành công của năm 2023 tiếp tục tạo đà cho Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2024 bứt tốc hơn nữa với nhiều nhiệm vụ mới. Đặc biệt, 2024 là năm thứ 3 các tổ chức Hội triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, các Nghị quyết của Ban Chấp hành và Chương trình công tác toàn khóa nhiệm kỳ 2020 - 2025...

Nghề báo
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

(CLO) Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba năm 2024.

Nghề báo