Facebook chia đôi News Feed và hệ lụy với báo chí

Thứ sáu, 03/11/2017 13:49 PM - 0 Trả lời

(CLO) Facebook mới đây cho biết họ đang thử nghiệm tính năng chia đôi News Feed truyền thống thành hai mục, một mục tin từ các trang theo dõi và một mục từ phía bạn bè.

Adam Mosseri, giám đốc phụ trách mảng News Feed cho biết. “Chúng tôi đang thử nghiệm một không gian riêng dành để người dùng có thể cập nhật tin tức từ bạn bè, và một không gian khác dành cho các bài viết từ các trang”, ông viết trên media.fb.com.

Các bài viết thông thường sẽ xuất hiện riêng trong mục “Explore” mới của mạng xã hội này, khiến cho các trang chứng kiến sự sụt giảm nhanh chóng của lượng tương tác. Động thái này được cho là nhằm cải thiện nguồn thu quảng cáo của “ông lớn” Facebook, khi mà các bài viết thông thường sẽ không thể tiếp cận News Feed thông thường của người dùng nếu không chạy quảng cáo.

 

Báo Công luận
 

 

Hiện Facebook đang thử nghiệm tính năng này trên 6 nước, bao gồm Bolivia, Campuchia, Guatemala, Serbia, Slovakia và Sri Lanka, và sẽ phải nhiều tháng nước trước khi công ty này có quyết định áp dụng tại các nước khác hay không.Dựa trên câu trả lời từ người dùng, hai nền tảng này sẽ định nghĩa số lượng tin tức và đường link báo họ có thể thấy trên Facebook của mình. Thật không may là các trang tin tức cũng nằm trong diện bị “trục xuất” ra khỏi News Feed.

Tin tức đã chứng minh bản thân mình là một lĩnh vực khá nhạy cảm đối với Facebook, khi mà tin tức giả đang dễ dàng lan truyền trên mạng xã hội này, đặc biệt từ cuộc bầu cử Mỹ hồi tháng 11 năm ngoái.Thực tế đã chứng minh, thay đổi này đã ảnh hưởng tới lượt truy cập website và độ ảnh hưởng của các trang tin tức nhỏ, theo như một bài viết từ nhà báo người Slovakia Filip Struhárik trên Medium.

Tờ báo này cho biết họ dựa nhiều vào Facebook để tăng cường lượng truy cập. Anh cho biết lượng người dùng không trả tiền thấy bài viết của họ đã giảm tới 70% ngay sau khi Facebook áp dụng thử nghiệm này.Trong con số thống kê mới nhất thì 60 trang thông tin lớn nhất Slovakia đã ghi nhận sự sụt giảm tới 50% lượng tương tác chỉ sau 3 ngày thử nghiệm mới trên Facebook.

Tại 6 nước đang áp dụng thử nghiệm, tình hình còn nghiêm trọng hơn. Các trang thông tin đã ghi nhận sự sụt giảm của lượng view và tương tác tới 80% so với trước đó.

 

Báo Công luận
 Kết quả tương tác mà nhà báo người Slovakia đăng tải sau thử nghiệm của Facebook

 

“Các nhà báo nên lo sợ về điều này”, giáo sư ngành truyền thông John Carroll của đại học Boston, Mỹ nhận định. “Một trong những rủi ro mà các tờ báo có thể gặp phải khi họ phụ thuộc quá nhiều vào chiến lược trên Facebook là nó có thể biến mất nhanh như lúc nó đén”, ông Carroll nhận định.

Đã có tin đồn về việc Facebook sẽ bắt các tờ báo trả tiền để tin tức xuất hiện trên News Feed, đồng nghĩa vời việc các chiến lược phát triển tới nay sẽ phải suy tính lại.

Mosseri đã có câu trả lời nhằm trấn an dư luận về việc ép buộc các tờ báo trả tiền để “lên sóng”: “Đã có rất nhiều báo cáo về việc chúng tôi thử nghiệm tính năng mới tại Sri Lanka, Bolivia, Slovakia, Serbia, Guatemala và Campuchia. MỘt số người đã nhận định rằng đây có thể là sản phẩm sẽ được áp dụng trên toàn thế giới, nhưng đó chưa phải là mục đích của chúng tôi. CHúng tôi không có ý định mở rộng cuộc thử nghiệm này và chúng tôi cũng không có kế hoạch buộc các trang phải chạy quảng cáo để xuất hiện trên News Feed hoặc Explore”.

Trong một sự kiện truyền thông tại New York hồi cuối tuần trước, ông này đã nói rằng Facebook đã chạy hàng chục nghìn cuộc thử nghiệm mỗi ngày, và đây chỉ là một trong số chúng, và mới chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm, và nó được đưa ra như một câu trả lời cho các phản hồi từ phía người dùng.

“Người dùng nói với chúng tôi rằng họ muộn một nền tảng dễ tiếp cận hơn, hiển thị nhiều hơn thông tin từ người thân và gia đình. Đó là điều mà chúng tôi đang mong muốn thử nghiệm”, ông Mosseri giải thích. “Chúng tôi sẽ nghe câu trả lời từ phía những người dùng tại 6 nước để xem ý tưởng này có xứng đáng phát triển tiếp hay không”.

Dẫu vậy, tâm lý  Facebook đang “chèn ép” các tờ báo vẫn bao trùm ngành truyền thông toàn cầu. Đối với các tờ báo, họ nên thực sự lo lắng.

Vào năm 2012, tờ Guardian, Washington Post, Yahoo và Digg cũng như các trang thông tin khác đã cho ra mắt mạng xã hội Social Reader, một ứng dụng trên Facebook giúp người dùng chia sẻ tin tức tới bạn bè.

Ban đầu, ứng dụng này giúp chuyển hướng người dùng tới trang của các tờ báo, nhưng vấn đề bắt đầu khi nhiều người phản đối rằng các bài viết mà họ đọc bị chia sẻ trên News Feed của họ mà chưa có sự cho phép. Facebook cũng bị chỉ trích vì việc thay đổi giao diện tin tức trên feed, khiến cho ứng dụng này sớm “chết yểu”.

Facebook Instant Article, mới bị gỡ khỏi ứng dụng Messenger, cũng gặp phải tình cảnh tương tự. Ý tưởng về phát triển thông tin báo chí đã không nhận được sự hậu thuẫn từ các trang lớn như The GuardianForbes, Hearst, The New York Times, Bloomberg,The Wall Street Journal, ESPN, CBS News, NPR, Financial Times và  Vice News vì các vấn đề kinh doanh tin tức và lượng truy cập từ ứng dụng này.

Có thời điểm Facebook ưa chuộng thông tin báo chí, có thời điểm họ rời xa nó”, trợ lý giáo sư báo chí tại đại học Northeastern, Dan Kennedy cho biết. “Bất kỳ ai phụ thuộc quá nhiều vào Facebook đều phải chịu rủi ro, nhưng thật khó mà loại bỏ đi nền tảng 1 tỷ rưỡi khách hàng tiềm năng này”.

Tính năng này xuất hiện tại thời điểm mà quan hệ giữa Facebook với các tờ báo đang cực kỳ căng thẳng. Tin tức giả đã trở thành một “trào lưu” được lan truyền quá rộng rãi trên mạng xã hội, bắt đầu từ Brexit cho tới đỉnh điểm là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm ngoái, khi mà những tin tức giả này lại có lượng tương tác và phản hổi lớn hơn hẳn số lượng của tất cả các tờ báo cộng lại.

Điều cần chú ý là hầu như các công dân trẻ hiện nay đang cập nhật tin tức chủ yếu từ Facebook, nhưng công ty này vẫn từ chối công nhận rằng mình là một công ty truyền thông, và không thể bị quản lý như một tờ báo. Dẫu vậy, các thay đổi mới đây trong thuật toán của công ty cũng như những gì mà công ty đã làm hồi đầu năm lại có ảnh hưởng rất lớn tới lượng tương tác và truy cập của các trang tin cũng như doanh thu của các công ty truyền thông. Chỉ tính riêng tại nước Mỹ, có tới 45% người dân sử dụng Facebook như nguồn thông tin chính thống, và con số này ở giới trẻ còn lên tới 70%.

Cũng giống như việc “xát muối lên vết thương rỉ máu”, Facebook tiếp tục công bố các guideline cho các tờ báo. Mosseri khẳng định việc “giật tít câu view hay những hình ảnh nhạy cảm đang là phàn nàn số một đối với News Feed của Facebook”.

Trong guideline mới của mình, công ty này khuyến khích các tờ báo đăng tải các thông tin “hữu ích và có tính truyền tải”, khi đó là những gì mà người dùng côi trọng, thay vì các dòng tít giật gân.

Việc Facebook lựa chọn các nước này để thử nghiệm cũng không phải ngẫu nhiên khi mà Campuchia, Sri Lanka, Bolivia và Guatemala đều nằm ở top dưới bảng xếp hạng tự do báo chí.

“Báo chí tốt đang bị chôn vùi bởi các tổ chức ‘háu ăn’”,  Jane Singer, giáo sư báo chí tại đại học City của London cho biết. Bằng việc thay đổi chính sách mà chỉ các trang lớn có thể chi trả cho việc quảng cáo, Facebook đang bỏ qua những tổ chức độc lập nhỏ hơn. Tại Anh, Singer nói rằng động thái tương tự cũng sẽ diễn ra và định hướng dư luận sẽ nằm trong tay các hãng truyền thông lớn. “Có vẻ như nó sẽ giúp các tờ báo lớn như Daily Mail nhiều hơn nữa”.

Trong quá khứ, Facebook khá hài lòng với việc mọi người đều có thể truyền bá tư tưởng miễn sao họ trả tiền. Hồi đầu năm nay, các công ty Nga đã dành ra tới 100,000$ tiền chạy quảng cáo Facebook để truyền bá các tư tưởng về chính sách nhập cư và màu da thông qua các trang ảo. Hồi tháng 9 vừa rồi, một cuộc điều tra của ProPublica đã tìm ra rằng Facebook đã cho phép các nhà quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng với các danh mục phân biệt chủng tộc như “ghét người Do thái”.

Facebook rất nhanh trong việc lấy tiền nhưng lại khá chậm chạp trong việc áp dụng các biện pháp hạn chế. Nếu như áp dụng tư tưởng như vậy đối với báo chí sẽ cực kỳ nguy hiểm. Cô Singer nói rằng :”Sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nền dân chủ nếu như người dân chỉ được nghe thông tin từ phía người nào trả tiền nhiều hơn”.

“Chúng ta đã chứng kiến những gì ảnh hưởng tới nền dân chủ nước Mỹ khi người trả tiền nhiều nhất có tiếng nói lớn nhất”, cô cho biết.  “Nếu như môi trường thông tin của chúng ta cũng trở nên như vậy sẽ là điều cực kỳ tồi tệ”.

Việc cho Facebook quá nhiều “quyền lực” điều khiển lượng truy cập cũng là vấn nạn mà các tờ báo phải nghĩ tới. Họ cũng đang tính tới biện pháp phát triển khác.

“Trong những năm gần đây, email newsletter đã quay trở lại”, ông Kennedy nhận định.

“Có rất nhiều tờ báo nói rằng ‘đây là thứ mà chúng ta có thể kiếm soát và không phụ thuộc vào Facebook’. Đáng buồn là họ cách họ thu hút rất nhiều người đăng ký nhận thư newsletter lại thông qua danh sách khách hàng tiềm năng từ Facebook”, ông cho biết.

Ảnh hưởng nặng nề tới lượng truy cập cảu các trang đang chứng minh được “quyền lực và sức mạnh” của mạng xã hội này.

“Rất nhiều người chờ mấy tiếng để cập nhật một lần, để thông tin có thể tới dồn dập”, Mark Marino, giám đôc của Viện nghiên cứu con người và hành vi tại đại học Southern California cho hay.

Điều khiến thông tin có quyền lực trên mạng xã hội nằm ở việc nó bị trộn lẫn với thông tin từ bạn bè người dùng, Vincent Raynauld, trợ lý giáo sư Bộ môn nghiên cứu truyền thông của Emerson College cho hay.

“Việc thông tin xã hội tương thông với thông tin báo chí khiến cho nó dễ chịu và dễ tiếp cận hơn. Tôi không chắc điều đó còn tồn tại khi mà Facebook đặt chúng ở một môi trường riêng”, ông Raynauld chia sẻ.

“Sức mạng của Facebook và các mạng xã hội nằm ở chỗ mọi thông tin đều tương thông và được chia sẻ thành một khối, ông Raynault nói thêm. “Việc loại bỏ tin tức khỏi mạng xã hội có thể ảnh hưởng tiêu cực tới các tờ báo”.

Hoàng Việt

Tin khác

65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

(CLO) Trên cơ sở kết quả chấm của Ban sơ khảo và tờ trình của Hội Nhà báo tỉnh, ngày 23/4, Hội đồng Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV năm 2024 đã công nhận kết quả chấm của Ban giám khảo vòng sơ khảo đối với các tác phẩm, đồng ý đưa 65 tác phẩm có kết quả tốt vào chấm vòng chung khảo.

Nghề báo
Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

(CLO) Ngày 23/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.

Nghề báo
Các cơ quan báo chí cùng nhau chia sẻ những cách làm hay về chuyển đổi số

Các cơ quan báo chí cùng nhau chia sẻ những cách làm hay về chuyển đổi số

(CLO) Chiều 23/4 đã diễn ra lễ ký kết giao ước thi đua giữa các đơn vị thuộc khối thi cơ quan báo chí, bao gồm: Báo Sài Gòn Giải Phóng, HTV, VOH, Báo Người lao động, Báo Pháp luật TP.HCM, Báo Phụ nữ TP.HCM, Tạp chí Du lịch TP.HCM, Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn, Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Khoa học Phổ thông.

Nghề báo
Nâng cao kỹ năng khai thác thông tin từ hội nghị, hội thảo

Nâng cao kỹ năng khai thác thông tin từ hội nghị, hội thảo

(CLO) Ngày 23/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng kỹ năng khai thác thông tin từ hội nghị, hội thảo.

Nghề báo
Báo Quân đội nhân dân tổ chức chương trình Giao lưu 'Hành trình chinh phục bầu trời'

Báo Quân đội nhân dân tổ chức chương trình Giao lưu "Hành trình chinh phục bầu trời"

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân tổ chức chương trình giao lưu với chủ đề “Hành trình chinh phục bầu trời”. Chương trình nhằm chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày truyền thống của Đoàn Bay 919 thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (1/5/1959 - 1/5/2024).

Nghề báo