Báo chí Việt Nam 2017: Vui rất nhiều, nhưng buồn cũng không ít

Thứ ba, 26/12/2017 21:04 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 26/12, Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018 đã được tổ chức tại TP.HCM, quy tụ hơn 650 đại biểu đến từ các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, MTTQ Việt Nam, các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí…

Dự và chỉ đạo Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018 có đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng. Đồng chủ trì hội nghị có đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn, đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, đồng chí Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu, đồng chí Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phạm Văn Linh.

Báo Công luận
 Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Phạm Văn Linh và Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu chủ trì hội nghị - Ảnh: Infonet

Tại hội nghị, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu đã chia sẻ: "Năm 2017 là một năm nhiều niềm vui, ít nỗi buồn. Niềm vui là chính, còn nỗi buồn tuy ít nhưng lại gây nhiều bức xúc…"

Báo chí đã là diễn đàn tin cậy của nhân dân

Theo đánh giá của ban tổ chức hội nghị, năm 2017, về cơ bản, các cơ quan báo chí đã thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước, thông tin kịp thời, trung thực, toàn diện đời sống chính trị, kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế, là diễn đàn tin cậy của nhân dân. 

Báo chí cơ bản bám sát mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, củng cố và tăng cường sự thống nhất ý chí trong Đảng, sự đồng thuận của xã hội và lòng tin của nhân dân với Đảng, góp phần tạo động lực tinh thần để thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại.

Trình bày báo cáo trước hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo ghi nhận báo chí đã thực hiện ngày càng hiệu quả chức năng giám sát, phản biện xã hội, đấu tranh kiên quyết với những hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực…  Cùng với đó là tích cực phát hiện, cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, thành tựu công cuộc đổi mới; tích cực đấu tranh bảo vệ chủ quyền, chống diễn biến hòa bình, phản bác các quan điểm sai trái…

"Đặc biệt báo chí đã vào cuộc mạnh mẽ đấu tranh chống các thông tin xấu, độc, phản bác các quan điểm sai trái trên môi trường mạng intenet... Nhiều cơ quan báo chí đã đổi mới, tiếp cận công nghệ làm báo hiện đại, đầu tư nâng cao chất lượng bài báo, chương trình…", Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo nói.

"Liên minh báo chí" trong top 10 khuyết điểm, hạn chế

Báo cáo trước hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo đã dành nhiều thời gian để phân tích các khuyết điểm, hạn chế, là "nỗi buồn" của báo chí năm 2017.

Một là thông tin không đúng tôn chỉ, mục đích như giấy phép, khai thác phát tán những vấn đề tiêu cực, thông tin một chiều, gây bức xúc cho địa phương, doanh nghiệp và cá nhân.

Hai là thông tin không đúng sự thật, thiếu nhạy cảm về chính trị, không phù hợp lợi ích của đất nước, nhân dân, không phù hợp định hướng, tiết lộ bí mật nhà nước.

Ba là quá nhiều thông tin về mặt trái của xã hội.

Hai là thông tin không đúng sự thật, thiếu nhạy cảm về chính trị, không phù hợp lợi ích của đất nước, nhân dân, không phù hợp định hướng, tiết lộ bí mật nhà nước.

Ba là quá nhiều thông tin về mặt trái của xã hội.

Báo Công luận
Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo - Ảnh: Infonet

Bốn là tác nghiệp còn sơ suất, thiếu sót, lỏng lẻo, chưa kiểm soát được hoàn toàn nội dung bình luận..., một số người làm báo lợi dụng mạng xã hội bày tỏ quan điểm đi ngược với quan điểm của báo.

Năm là thông tin trên báo chí trong nhiều vấn đề quan trọng chậm hơn mạng xã hội.

Sáu là vi phạm về quảng cáo.

Bảy là vi phạm về sở hữu trí tuệ, bản quyền.

Tám là tình trạng "đánh hội đồng", kết án vụ việc, hiện tượng mà không suy xét đến các quy định của pháp luật, tình trạng "suy đoán có tội" gây thiệt hại lớn cho cá nhân, tổ chức.

Chín là vi phạm của một số văn phòng đại diện, phóng viên thường trú. Nhiều trường hợp phóng viên chỉ soi mói, tìm những sơ hở các doanh nghiệp, địa phương để gây áp lực với động cơ không lành mạnh. Thậm chí có tình trạng liên kết thành những "liên minh báo chí" để sách nhiễu, vòi vĩnh doanh nghiệp, ép ký hợp đồng quảng cáo, truyền thông, hoặc gỡ bài, sửa bài tùy tiện.

Mười là xu hướng gia tăng tình trạng "báo hóa" các tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử, không đúng tôn chỉ, mục đích theo giấy phép.

"Nóng" vẫn đề kinh tế báo chí

Những năm qua, sự phát triển mạnh mẽ của báo điện tử, các phương thức truyền thông trên mạng intenet, số lượng phát hành và quảng cáo của báo in đã giảm nhiều, ảnh hưởng tới nguồn thu. Khối phát thanh, truyền hình cũng đối diện với nhiều khó khăn, tổng doanh thu năm 2017 của các đài có giảm sút, trong khi chí phí sản xuất chương trình, chi phí bản quyền lại cao… Tổng doanh thu phát sinh trong lĩnh vực báo chí đạt hơn 13.000 tỉ đồng, trong đó báo in, báo điện tử đạt khoảng 2.600 tỉ đồng, truyền hình đạt hơn 10.500 tỉ đồng…

Báo Công luận
Hơn 650 đại biểu đến tham dự hội nghị.

Theo Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo, nguồn thu quảng cáo giảm, nguồn thu quảng cáo trực tuyến dịch chuyển mạnh về các nền tảng xuyên biên giới như Google và Facebook, chi phối khoảng 66% thị phần quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam… Việc không thu hút được quảng cáo, không tự chủ được chi phí hoạt động có thể dẫn đến những biến tướng về tôn chỉ mục đích, ảnh hưởng tới chất lượng nội dung.

"Vì vậy có thể nhìn thấy trước, nhiều cơ quan báo chí khó đạt mục tiêu đến 2020 tự chủ về chi thường xuyên theo tinh thần đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Trong khi vai trò của nhà nước trong điều tiết kinh tế báo chí còn yếu", Thứ trưởng Bộ TT&TT nhận định.

Phát biểu tổng kết hội nghị, đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng đã biểu dương những thành tích, đóng góp của báo chí, khẳng định chất lượng thông tin tuyên truyền đã được nâng lên, nhất là trong đấu tranh chống tiêu cực, bảo vệ chủ quyền quốc gia… Các nhà báo đã không ngại khó khăn, có mặt ở nơi đầu sóng ngọn gió, có nhà báo đã hy sinh mạng sống, vượt qua sự đe dọa của thế lực xấu, sự đối xử không công bằng của cơ quan chức năng, sự đố kỵ của chính cơ quan báo chí để hoàn thành nhiệm vụ... Trưởng ban Tuyên giáo trung ương cũng dành nhiều thời gian nêu ra một số hạn chế thiếu sót cần sớm được khắc phục, trong đó có việc hợp tác thông tin "toàn diện" giữa các đơn vị kinh tế và báo chí, cần phải rạch ròi giữa thông tin tuyên truyền và phản ánh các các tin tức báo chí của doanh nghiệp...

Cũng theo Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng, 2018 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Năm 2018, báo chí phải tập trung tuyên truyền việc thực hiện Nghị quyết trên tất cả các mặt, biểu dương các điển hình tiên tiến, phê phán phản bác các thông tin, quan điểm sai trái. Báo chí cần tiếp tục dám đương đầu với khó khăn thách thức, có bản lĩnh để tập trung nâng cao chất lượng theo hướng chủ động, nhạy bén...

K.G

Hiện cả nước có 849 cơ quan báo, tạp chí in, trong đó có 185 báo, 664 tạp chí. Có 195 cơ quan báo chí điện tử đã được cấp phép, trong đó 171 cơ quan báo, đài, tạp chí thực hiện loại hình báo  chí điện tử . Có 178 giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp. Cả nước còn có 67 đài phát thanh, truyền hình. Tính đến tháng 11/2017, cả nước có hơn 18.000 nhà báo được cấp thẻ.

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo