Họp báo Tổng kết Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2018

Thứ năm, 15/11/2018 22:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 15/11 tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT tổ chức Họp báo Tổng kết Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2018.

Báo Công luận
 Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: PV

Tham dự buổi họp báo có bà Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, ông Triệu Ngọc Lâm – Tổng Biên tập báo Giáo dục và Thời đại – Trưởng Ban tổ chức Giải và các nhà tài trợ giải thưởng.

Báo Công luận
 Ông Triệu Ngọc Lâm – Tổng Biên tập báo Giáo dục và Thời đại – Trưởng Ban tổ chức Giải trình bày báo cáo tổng kết tại buổi họp báo. Ảnh: PV

Trình bày báo cáo tổng kết, ông Triệu Ngọc Lâm cho biết: Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực - nhằm tôn vinh các tác giả, tác phẩm viết về những thành tựu, kết quả thực hiện đổi mới sáng tạo trong dạy và học của ngành Giáo dục trên mọi miền Tổ quốc. Qua đó, phát hiện và tri ân các cá nhân, tập thể tiêu biểu đổi mới sáng tạo trong dạy và học, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Giáo dục Việt Nam.

Sau một thời gian ngắn phát động (từ 17/8 - 15/9), Ban tổ chức đã nhận được gần 700 tác phẩm của 4 loại hình báo chí tham dự Giải, gồm: Báo in, Báo điện tử, Phát thanh và Truyền hình. Có hơn 400 tác phẩm đúng thể lệ Giải được chọn chấm vòng sơ khảo. Trong đó có hơn 200 tác phẩm báo in; hơn 100 tác phẩm báo điện tử; hơn 100 tác phẩm phát thanh, truyền hình.

Theo đánh giá của Ban giám khảo, số lượng tác phẩm tham gia Giải lần này phong phú cả về nội dung, hình thức thể hiện. Các tác phẩm tham dự thuộc các thể loại: tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép, bình luận, chuyên luận, phóng sự, ký sự, điều tra, phim tài liệu, ký sự truyền hình và các chương trình phát thanh, truyền hình.

Đề tài của các tác phẩm khá toàn diện. Số lượng bài phản ánh mặt tích cực của ngành giáo dục nổi trội. Nhiều bài có đề tài về những tấm gương vượt khó, tinh thần cống hiến của giáo viên, học sinh ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Có nhiều tác phẩm phát thanh, truyền hình phản ánh, khắc họa những tấm gương nhà giáo hết lòng vì học trò thân yêu đã gây được ấn tượng sâu sắc cho người nghe, người xem, có tác động xã hội mạnh mẽ. Đặc biệt là phản ánh được những tấm gương nhà giáo đã hy sinh quyền lợi, tuổi đời của mình gắn bó với giáo dục vùng khó, gắn bó với học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật…

Với tinh thần trách nhiệm cao, công tâm và nghiêm túc, Hội đồng giám khảo - những nhà báo giàu kinh nghiệm, đã hoàn thành việc chấm các tác phẩm với kết quả: trong 74 tác phẩm vào vòng Chung khảo của 4 loại hình, có 43 tác phẩm đạt Giải, trong đó có 4 Giải A, 8 Giải B, 11 Giải C và 20 Giải Khuyến khích, 1 giải đặc biệt được ban giám khảo bình chọn từ 4 giải Nhất của 4 loại hình báo chí.

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Hồ Quang Lợi cho biết, đây là Giải thưởng có ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc nên đã nhận được sự quan tâm và tham gia rất tích cực của các cơ quan báo chí, báo giới trong cả nước.

Thành công của Giải thưởng hôm nay cho thấy vai trò của báo chí đối với sự nghiệp phát triển giáo dục và vai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục và đào tạo với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự hưởng ứng tham gia của đông đảo đồng nghiệp cho thấy sự quan tâm của báo chí đối với Giải thưởng “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” nói riêng và giáo dục đào tạo nói chung.

Báo Công luận
Bà Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT (giữa) phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: PV

Phát biểu tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa ghi nhận rằng tuy là năm đầu tiên phát động nhưng Giải thưởng đã được đông đảo các phóng viên báo chí hưởng ứng và gửi tác phẩm tham dự, đây là những người dành tình cảm, tâm huyết của mình để đồng hành với sự nghiệp phát triển giáo dục. Nhiều phóng viên đã tới những địa bàn khó khăn nhất tại các vùng miền để có những tác phẩm tâm huyết, làm lay động lòng người.

Thứ trưởng đã bày tỏ lời cảm ơn đối với các tác giả thông qua những tác phẩm của mình đã làm cho xã hội hiểu hơn về ngành giáo dục qua những tấm gương tiêu biểu, và cả những nhà báo có tác phẩm phản ánh những khó khăn, bất cập của ngành trong quá trình đổi mới.

Thứ trưởng khẳng định rằng nhận thức được công cuộc đổi mới GD&ĐT là một quá trình luôn gặp khó khăn, chính vì vậy ngành cần sự chung tay của báo chí mà phóng viên là những người phát hiện, làm lan tỏa những gương điển hình tiên tiến của ngành giáo dục để nhân dân và toàn xã hội hiểu và đồng thuận với ngành trong công cuộc đổi mới.

Đồng thời Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa thông tin thêm, trong những năm tới đây, ngành giáo dục sẽ tổ chức thường niên Giải thưởng này để Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” thực sự là sân chơi của những nhà báo luôn đồng hành cùng sự nghiệp giáo dục có nhiều hơn những tác phẩm làm lan tỏa những tấm gương điển hình tiên tiến của ngành.

P.V

Tin khác

65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

(CLO) Trên cơ sở kết quả chấm của Ban sơ khảo và tờ trình của Hội Nhà báo tỉnh, ngày 23/4, Hội đồng Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV năm 2024 đã công nhận kết quả chấm của Ban giám khảo vòng sơ khảo đối với các tác phẩm, đồng ý đưa 65 tác phẩm có kết quả tốt vào chấm vòng chung khảo.

Nghề báo
Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

(CLO) Ngày 23/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.

Nghề báo
Các cơ quan báo chí cùng nhau chia sẻ những cách làm hay về chuyển đổi số

Các cơ quan báo chí cùng nhau chia sẻ những cách làm hay về chuyển đổi số

(CLO) Chiều 23/4 đã diễn ra lễ ký kết giao ước thi đua giữa các đơn vị thuộc khối thi cơ quan báo chí, bao gồm: Báo Sài Gòn Giải Phóng, HTV, VOH, Báo Người lao động, Báo Pháp luật TP.HCM, Báo Phụ nữ TP.HCM, Tạp chí Du lịch TP.HCM, Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn, Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Khoa học Phổ thông.

Nghề báo
Nâng cao kỹ năng khai thác thông tin từ hội nghị, hội thảo

Nâng cao kỹ năng khai thác thông tin từ hội nghị, hội thảo

(CLO) Ngày 23/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng kỹ năng khai thác thông tin từ hội nghị, hội thảo.

Nghề báo
Báo Quân đội nhân dân tổ chức chương trình Giao lưu 'Hành trình chinh phục bầu trời'

Báo Quân đội nhân dân tổ chức chương trình Giao lưu "Hành trình chinh phục bầu trời"

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân tổ chức chương trình giao lưu với chủ đề “Hành trình chinh phục bầu trời”. Chương trình nhằm chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày truyền thống của Đoàn Bay 919 thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (1/5/1959 - 1/5/2024).

Nghề báo