Khi đã có đam mê thì tất cả khó khăn sẽ biến thành thuận lợi

Thứ năm, 08/03/2018 07:33 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Tôi vào công tác tại Báo Hải Phòng từ cuối năm 2001. Đến nay là 17 năm, gắn bó ngay với mảng văn hóa - văn nghệ. Cho đến giờ, tôi vẫn thấy may mắn khi được phân công phụ trách mảng nội dung này. Bén duyên rồi gắn bó và không bao giờ muốn rời xa nữa” - Nhà báo Phạm Thuỳ Linh chia sẻ về công việc làm báo của mình và cách giữ bản sắc báo địa phương.

+ Theo quan sát của tôi, phóng viên báo địa phương bận rộn chẳng kém gì báo Trung ương, nhiệm vụ hàng đầu của họ cũng là việc không được để “lọt” sự kiện? 


- Thực ra, đã làm báo là bận rộn chứ không riêng gì báo địa phương hay báo Trung ương, báo ngành. Tuy nhiên, một phần đúng như chị nói, PV báo địa phương thường có nhiệm vụ bám sát địa bàn tránh sót, lọt tin tức. Đó cũng là lý do, PV báo địa phương luôn có mặt tại các điểm nóng cũng như các hoạt động, sự kiện diễn ra trên địa bàn để thông tin kịp thời tới bạn đọc. Bên cạnh đó, mỗi PV được phân công theo dõi từng mảng, lĩnh vực chuyên sâu, việc họ thường xuyên có mặt tại các địa chỉ, nơi phụ trách để thu thập tài liệu, gặp gỡ, tìm hiểu thông tin cũng là “chuyện thường ở huyện”. Có PV còn được cơ sở coi như “người nhà”. Điều đó cũng có nghĩa là, mật độ xuất hiện của họ khá dày. Đồng nghĩa thông tin về cơ sở trên mặt báo cũng sinh động, đầy đủ và chính xác hơn việc ngồi một chỗ gọi điện hay tra Google chẳng hạn. Có PV sẵn sàng đi hàng chục km để xác minh một thông tin được bạn đọc trao đổi qua điện thoại. Hoặc có PV khởi động xe ngay trong đêm để có mặt tại địa bàn một vụ tai nạn giao thông vừa xảy ra… Có người sẽ cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, nhiều PV có thể ngồi tại chỗ cũng có được thông tin cần thiết. Nhưng với những người làm báo địa phương, việc có mặt trực tiếp là điều cần làm. 

Báo Công luận
Nhà báo Phạm Thuỳ Linh  


+ Gắn bó với mảng văn hoá trên báo Hải Phòng đã 17 năm, cũng thử nghiệm đủ các cách viết, cách làm báo, chắc hẳn chị có nhiều trăn trở để phát triển mảng này khi mà giải trí đang lấn át văn hoá?


- Thời gian đầu khi mới tiếp cận, tôi gặp khá nhiều khó khăn trong tác nghiệp. Khi viết bài về mảng này, người viết cần hiểu được nội dung mình cần viết. Ví dụ như viết về di sản chẳng hạn. Cần nắm được những nội dung liên quan đến di sản, các từ ngữ chuyên dùng, rồi Luật Di sản… Hay về văn học nghệ thuật, người viết cũng cần hiểu ở một mức độ đủ để bài viết của mình không ngô nghê. Làm nhiệm vụ tuyên truyền, dù phản ánh khách quan vẫn cần bám sát chuyên môn và đặc thù của lĩnh vực mình phụ trách. Vì không hiểu sẽ khó có được một bài viết trọn vẹn. Cho đến giờ phút này, tôi vẫn thường xuyên phải đọc, học, đổi mới cách viết để theo kịp với các đồng nghiệp cùng hoạt động trong mảng tuyên truyền văn hóa – văn nghệ. Tôi tự nhận thấy mình may mắn khi có được môi trường để trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như nghiệp vụ làm báo của mình. Bởi đất dành cho tin, bài văn hóa nghệ thuật của các ấn phẩm Báo Hải Phòng luôn rộng lớn, thoải mái để các cây viết thể hiện. Chúng tôi có nhiều CTV là các nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình… Điều đó tạo sự cọ xát, học tập giữa PV và CTV, cũng giúp chúng tôi có điều kiện có thêm những hiểu biết để nâng cao chất lượng bài viết của mình.

Báo Công luận
 Chị Phạm Thùy Linh (ôm hoa) cùng đồng nghiệp tại báo Hải Phòng.


+ Theo dõi mảng văn hoá - văn nghệ song chị lại không ở 2 thành phố có nhiều sự kiện văn hoá nhất: TP.HCM và Hà Nội, đó có phải là khó khăn trong tác nghiệp?


- Đúng là so với hai thành phố lớn là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, hoạt động văn hóa nghệ thuật của Hải Phòng còn thiếu sầm uất. Với những PV văn hóa – văn nghệ như chúng tôi, đó vẫn là nguồn tài nguyên dồi dào về khai thác đề tài. Báo chí cần vấn đề, cần những khó khăn để đi sâu tìm hiểu, gợi mở các giải pháp tháo gỡ. Chúng tôi có những mỏ vàng để tìm ra những hạt vàng trong tuyên truyền về mảng nội dung này. Mức độ hoạt động của địa phương đến đâu, báo chí sẽ tuyên truyền đến đấy. Khó khăn, vướng mắc sẽ tuyên truyền ở góc độ khó khăn, vướng mắc. Còn khi có sự khởi sắc, đổi mới, sáng tạo, tưng bừng, sôi nổi, báo chí lại vui mừng tuyên truyền về không khí ấy với tương lai đầy hy vọng. Như thời gian gần đây, Hải Phòng được đánh giá là địa phương có hoạt động văn hóa nghệ thuật khá sôi nổi. Số các triển lãm khu vực và địa phương được tổ chức trong năm vượt con số 10 đầu ngón tay. Và hầu hết đều chất lượng. Gần đây nhất, họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam khi về tiếp xúc văn nghệ sĩ tiêu biểu tại Hải Phòng có gợi mở ý tưởng xây dựng Hải Phòng thành Trung tâm mỹ thuật khu vực đồng bằng sông Hồng. Rồi xây dựng Bảo tàng Mỹ thuật Hải Phòng… Tuy nhiên, đó chỉ là một phạm vi của Mỹ thuật. Còn nhiều các hoạt động khác như Văn học, Kiến trúc, Âm nhạc, Điện ảnh… Tất cả đều có câu chuyện riêng, tâm tư riêng. Báo chí cần những câu chuyện và tâm tư ấy. Như vậy thì, theo chị, đó là khó khăn hay là thuận lợi khi tuyên truyền về văn hóa nghệ thuật tại Hải Phòng?


+ Để theo đuổi quyết liệt hơn với nghề, nhiều khi PV phải đi thực tế, nhìn rộng hơn, ra khỏi các sự kiện của thành phố… Với những phóng viên nữ như chị, điều này hẳn không mấy thuận lợi?


- Phụ nữ hay nam giới, khi đã có đam mê thì tất cả khó khăn sẽ biến thành thuận lợi. Với PV địa phương chúng tôi, việc đi thực tế là điều không thể thiếu. Tận mục sở thị để có thông tin đầy đủ, chính xác nhất đưa tới bạn đọc là điều mà bất cứ người làm báo nào cũng muốn làm. Tất nhiên, so với anh em thì chị em làm báo cũng có những khó khăn cần vượt qua. Nhất là những chị em đang vướng con nhỏ, bầu bí bận việc gia đình chẳng hạn. Nhưng một khi đã yêu nghề, gắn bó với nghề thì tất cả sẽ trở thành gia vị thôi. Có điều, đôi khi thấy anh em tung tẩy đến những địa hình khó, vùng sâu, vùng xa mà mình chưa đến được, cũng thấy ấm ức lắm. 

Báo Công luận
 Nhà báo Phạm Thuỳ Linh  

+ Chị phụ trách mảng văn hoá văn nghệ và các chuyên mục của ấn phẩm Hải Phòng cuối tuần. Đây vẫn là các bài có độ lắng, có chiều sâu, thường tốn khá nhiều công sức để thực hiện nhưng lại không dễ hút bạn đọc, chị có thấy vậy không?


Trong 3 ấn phẩm của Báo Hải Phòng, ấn phẩm Hải Phòng cuối tuần là sản phẩm giàu tính văn nghệ nhất. Mới đây, việc đổi bộ và cải tiến cách thể hiện kết hợp đổi mới hình thức trình bày hiện đại nhằm tạo dấu ấn riêng với ấn phẩm mang nét đặc trưng của thành phố Cảng. Bài viết, chuyên trang, chuyên mục với cách viết giàu tính văn nghệ, nhẹ nhàng, có câu chuyện. Chúng tôi xây dựng các chuyên mục văn nghệ tăng tính giải trí, thư giãn như: “Văn hóa sống”, “Tản văn”, “Chuyện làng văn nghệ”, “Trò chuyện trong tuần”, “Chú Tễu kể chuyện”, “Thơ châm”… Các chuyên mục thu hút nhiều bạn đọc cũng như CTV tham gia viết bài. Đó là một phần thành công của ê kíp thực hiện ấn phẩm này. Tuy nhiên, với những bài viết có chiều sâu, đúng là BBT và đội ngũ PV, BTV, thậm chí cả CTV đều khá mất thời gian để gia công. Trong khi, lượng bạn đọc tiếp cận với ấn phẩm chưa được như mong muốn. Đó cũng là điều chúng tôi băn khoăn. Song cần xác định đó là xu hướng tất yếu khi nhiều bạn đọc đang dần chọn các phương tiện thông tin đa phương tiện thay vì báo giấy. Nhưng báo in vẫn có những lợi thế riêng. Ấn phẩm cuối tuần của chúng tôi cũng vậy. Những anh chị em đang làm báo Hải Phòng cuối tuần vẫn đang nỗ lực giữ vị trí của tờ báo trong lòng bạn đọc. Cố gắng tốt nhất để đổi mới cách viết, tiếp tục học tập những tờ báo bạn và đồng nghiệp để giữ được bản sắc của tờ báo địa phương. 


Linh Linh (Thực hiện)

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo