“Lĩnh vực tài nguyên, môi trường luôn có sức hút riêng”

Thứ sáu, 31/08/2018 11:46 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhà báo Thành Công (Báo Quảng Nam), đại diện cho nhóm tác giả vừa đoạt giải A- Giải Báo chí Tài nguyên và Môi trường lần thứ IV với phóng sự “Dấu chân những người giữ rừng” cho biết: “Lĩnh vực tài nguyên, môi trường luôn có sức hút riêng vì tính nóng bỏng, thời sự và ý nghĩa xã hội của nó”.

Tối 28/8, tại Cung Văn hóa, Lao động Hữu nghị Việt - Xô, TP. Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Báo chí Tài nguyên và Môi trường lần IV năm 2018. Điều đặc biệt đây là lần đầu tiên Báo Quảng Nam gửi tác phẩm dự thi nhưng lại “ẵm” luôn một giải A với tác phẩm “Dấu chân những người giữ rừng” của hai tác giả: Thành Công, Alăng Ngước và một giải C với tác phẩm “Biến động tài nguyên nước” của tác giả Nguyễn Quang Việt. 

Phóng sự “Dấu chân những người giữ rừng” gồm 4 kỳ với biết bao câu chuyện, con người đang ngày đêm canh giữ mẹ rừng: Gác cổng rừng thiêng, Theo bước lực lượng “biệt phái”, Ân nhân của động vật hoang dã, Đổi lấy màu xanh.

Trò chuyện với chúng tôi sau khi nhận được giải thưởng, nhà báo Thành Công không giấu nổi nỗi xúc động. Anh cho biết mình khá bất ngờ khi được trao Giải A- Giải Báo chí TN-MT. “Khoảnh khắc được mời lên và xướng tên nhận giải, chúng tôi cực kỳ xúc động. Chắc chắn đó là một cảm xúc khó có thể quên của cá nhân tôi và tôi nghĩ những đồng nghiệp của tôi ngày hôm qua cũng vậy”, anh chia sẻ thêm.

Báo Công luận
Nhà báo Thành Công (thứ 3 từ phải sang) trong lễ trao giải  

Để hiểu thêm về phóng sự này, Phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trò chuyện nhanh với nhà báo Thành Công.

Chắc chắn để thực hiện được 4 kỳ trong phóng sự “Dấu chân những người giữ rừng”, các anh đã phải băng rừng, vượt suối hết sức khó khăn, nguy hiểm. Xin anh hãy chia sẻ một kỷ niệm đáng nhớ?

-Chúng tôi mất gần 20 ngày để đi, tìm và gặp những con người, những câu chuyện làm tư liệu cho loạt bài này. Kỷ niệm đáng nhớ nhất của anh em chúng tôi là hai ngày cùng ăn, cùng ở, cùng băng rừng đi tuần tra với anh em kiểm lâm của Trạm chốt chặn rừng lim Lăng - Zuôih (thuộc Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ Bắc Sông Bung). Để đến được cánh rừng lim, chúng tôi băng bộ suốt 3 giờ đồng hồ giữa rừng già, đến lúc về được lán trại, gần như không thể nhấc chân lên được vì căng cơ. Một chuyến đi vất vả nhưng bù lại, là trải nghiệm chân thực về những gian khó của anh em cán bộ kiểm lâm. Tôi và đồng nghiệp rất ấn tượng và yêu mến sự nhiệt tâm, tình yêu của họ với rừng, với công việc thường ngày của mình.



"Hai mảng tối, sáng của rừng vẫn đang từng ngày hiển hiện, mừng vì còn có những con người ngày đêm tận tụy giữ rừng, nhưng cũng đau đáu nỗi niềm khi “máu rừng” vẫn chảy đâu đó phía đại ngàn. Chúng tôi nghĩ rằng, bằng trách nhiệm và ngòi bút của người làm báo, mình cần phải lên tiếng để góp phần giữ lấy màu xanh của rừng, đồng thời ngăn chặn những hành động hủy hoại môi trường, hủy hoại rừng"
- nhà báo Thành Công chia sẻ.



Được tận mắt chứng kiến rừng bị “chảy máu” cũng như sự tâm huyết của người giữ rừng, anh đã có những suy nghĩ gì?

-Trong hành trình làm báo, tôi và đồng nghiệp Alăng Ngước đã tham gia viết bài nhiều vụ phá rừng nghiêm trọng như vụ phá rừng pơmu ở biên giới cửa khẩu Nam Giang. Chúng tôi cũng gặp được những câu chuyện đầy tâm huyết của người giữ rừng, như trong loạt bài phản ánh. Hai mảng tối, sáng của rừng vẫn đang từng ngày hiển hiện, mừng vì còn có những con người ngày đêm tận tụy giữ rừng, nhưng cũng đau đáu nỗi niềm khi “máu rừng” vẫn chảy đâu đó phía đại ngàn. Chúng tôi nghĩ rằng, bằng trách nhiệm và ngòi bút của người làm báo, mình cần phải lên tiếng để góp phần giữ lấy màu xanh của rừng, đồng thời ngăn chặn những hành động hủy hoại môi trường, hủy hoại rừng.

Bên cạnh lực lượng chuyên trách thì trong phóng sự của các anh còn nhắc đến những người dân tự nguyện đứng ra giữ rừng, đặc biệt có người trước đây từng là lâm tặc. Được tiếp xúc với họ, chắc hẳn anh đã cảm nhận được tình yêu mãnh liệt mà họ dành cho rừng xanh? 

-Họ là những con người đặc biệt, rất đặc biệt. Gặp họ, chúng tôi cảm nhận được tình yêu lạ kỳ, sâu thẳm và thủy chung của họ với mẹ rừng. Với họ, rừng như một thứ “tôn giáo”, một “tín ngưỡng” thiêng liêng, mà họ có trách nhiệm gìn giữ bằng tay, bằng mắt, bằng trái tim mình. Những người đồng bào còn rất nghèo khổ, nhưng họ vẫn sẵn sàng đổ mồ hôi, thậm chí máu xương của mình để bảo vệ rừng.

Điều mà anh tâm đắc nhất về phóng sự này là gì?

-Chúng tôi nghĩ rằng những nhân vật, câu chuyện của mình chỉ là một lát cắt trong rất nhiều câu chuyện, con người vẫn đang ngày đêm gắn bó, ra sức giữ rừng, giữ lấy màu xanh của thiên nhiên. Một lát cắt chân thực, sinh động, bằng chính trải nghiệm của chúng tôi trong hành trình theo chân họ, sống với họ, chứng kiến và lắng nghe. Nhờ chất liệu rất thực, rất sống ấy, mà có lẽ tác phẩm của chúng tôi may mắn được chọn trao Giải A.

Báo Công luận
 Nhà báo Thành Công trong một chuyến công tác 

Là một nhà báo, anh thấy vai trò, trách nhiệm của báo chí trong việc tuyên truyền, vận động bảo vệ rừng xanh quan trọng như thế nào?

-Chúng tôi nghĩ rằng, báo chí là một kênh quan trọng để chuyển tải thông điệp tuyên truyền, biểu dương và tôn vinh những hành động đẹp. Đồng thời, có mặt và lên tiếng ngay ở những điểm nóng về vấn nạn phá rừng, kịp thời cảnh báo để cơ quan chức năng có biện pháp xử lý khi phát hiện vi phạm. Sự dấn thân của người làm báo sẽ góp một phần quan trọng cho công tác tuyên truyền, vận động bảo vệ rừng.

Xin trân trọng cảm ơn anh!

PV

Tin khác

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

(NB&CL) Thành công của năm 2023 tiếp tục tạo đà cho Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2024 bứt tốc hơn nữa với nhiều nhiệm vụ mới. Đặc biệt, 2024 là năm thứ 3 các tổ chức Hội triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, các Nghị quyết của Ban Chấp hành và Chương trình công tác toàn khóa nhiệm kỳ 2020 - 2025...

Nghề báo
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

(CLO) Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba năm 2024.

Nghề báo