Lo nhiều, được chẳng bao nhiêu!

Thứ tư, 13/06/2018 09:45 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Câu chuyện làm lộ dữ liệu người dùng của Facebook đang rất “nóng”. Với những nhà báo đang tác nghiệp trong môi trường kỹ thuật số, mối lo mất an toàn thông tin không phải không hiện hữu. Làm thế nào giữ an toàn cho những tài liệu, thông tin, nguồn tin của mình - đó đang là những mối bận tâm, trăn trở của rất nhiều nhà báo hiện nay.

Nhà báo Nguyễn Viết Tôn – Phó phòng Chuyên đề, báo Tin tức, TTXVN: 

Nêu cao tinh thần cảnh giác, phát ngôn, bày tỏ chính kiến một cách khiêm nhường

Báo Công luận
 

Chúng ta không thể phủ nhận công nghệ số đã hỗ trợ các nhà báo tác nghiệp rất thuận tiện, tiết kiệm thời gian và công sức rất nhiều. Nhưng cũng do có công nghệ số hiện đại mà nhiều nhà báo đã bỏ thói quen “tốc ký” bằng bút mực mà quay sang sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình hiện đại, sau đó về trích lọc tư liệu viết bài. Trong bối cảnh hiện nay, bản thân nhà báo cũng là đối tượng để các phần tử xấu hãm hại, đe dọa đến tính mạng khi hành nghề.

 Ngày nay, việc sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber… để giải trí và bày tỏ quan điểm cá nhân của mỗi người trên mạng xã hội không còn là điều mới lạ. Mỗi tài khoản cá nhân đều chứa đựng rất nhiều bí mật riêng tư của mỗi người, song nhiều người sử dụng mạng xã hội vẫn còn rất chủ quan về tài khoản cá nhân của mình. Việc để làm lộ, lọt tài khoản cá nhân của mình trên mạng xã hội hiện nay rất phổ biến, trong đó các nhà báo cũng không ngoại lệ. 

Nhiều thông tin chính thống, bí mật cá nhân, hay nguồn tin, vô tình các nhà báo đã để lộ ra bên ngoài thông qua việc nhắn tin, chat, chat voice qua facebook mà bản thân họ lại không biết hoặc chưa biết. 

Thiết nghĩ, chúng ta đang sống trong thời buổi công nghệ số, việc dùng các trang mạng xã hội là tự do nhưng các nhà báo cũng cần nêu cao tinh thần cảnh giác, phát ngôn, bày tỏ chính kiến của mình một cách khiêm nhường để giữ bí mật cho cá nhân và tổ chức. Hãy sử dụng mạng xã hội một cách khôn ngoan để phục vụ công việc của mình chứ đừng để mạng xã hội lại thành con dao hai lưỡi hại chính mình khi đã để lộ, lọt bí mật riêng tư ra mạng xã hội.

Nhà báo Vũ Anh Hoa – Báo Đầu Tư: 

Nhà báo nên sử dụng mã hóa nối đầu trong lúc liên lạc qua mạng

Lĩnh vực báo chí vốn cần độ an toàn, bảo mật thông tin cao. Nhưng các nhà báo trong quá trình tác nghiệp không tránh khỏi “lâm nạn” khi các cuộc tấn công mạng ngày càng xảy ra nhiều hơn. Khi chúng ta nói về an ninh số, tài sản ở đây thông thường là các thông tin.

 Chúng ta luôn phải đặt ra những câu hỏi nhằm bảo vệ tài sản số của mình. Để làm tốt điều này, tôi nghĩ mỗi cá nhân nhà báo cần liệt kê danh sách tài sản của mình. Đó có thể là dữ liệu đang lưu giữ, nơi lưu giữ, người nào có thể truy cập chúng, và điều gì làm người khác không thể truy cập dữ liệu đó. Nghề báo là nghề có nhiều va chạm, nhất là các nhà báo theo lĩnh vực điều tra nhạy cảm, nguy hiểm tính mạng, gia đình, thậm chí cả tòa soạn.

Báo Công luận
 

Một trong những thách thức to lớn nhất trong việc bảo vệ dữ liệu khỏi những kẻ muốn có nó chính là lượng thông tin bạn lưu trữ hoặc mang theo, và cách thức cướp lấy thông tin đó quá dễ dàng. Rất nhiều người trong chúng ta mang theo toàn bộ lịch sử các cuộc liên lạc, địa chỉ liên lạc, và tài liệu hồ sơ trên máy tính xách tay, thậm chí là trên cả điện thoại di động. 

Chúng có thể bị đánh cắp hoặc bị sao chép chỉ trong vài giây. Kẻ tấn công chỉ cần truy cập trực tiếp vào ổ cứng, và dữ liệu đó có thể bị sao chép hoặc phân tích mà không cần phải biết mật khẩu của bạn. Các cuộc gọi điện, tin nhắn văn bản, email, tin nhắn nhanh, cuộc gọi qua IP, trò chuyện video, và tin nhắn mạng xã hội facebook có thể dễ dàng bị nghe/đọc trộm. 

Với tôi nếu có thể, cách làm việc hiệu quả nhất là tận mặt, mà không cần có máy tính hoặc điện thoại. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng có thể làm được, cho nên cách thức tốt nhất kế tiếp là sử dụng mã hóa nối đầu trong lúc liên lạc qua mạng nếu bạn cần bảo vệ nội dung trao đổi. 

Tức là hai cá nhân muốn trao đổi thông tin có chìa khóa mật mã riêng và chỉ có hai người biết. Điều này lúc đầu có vẻ khó khăn nhưng nó là cách duy nhất người dùng có thể xác nhận bảo mật thông tin liên lạc của mình mà không cần phải tin tưởng vào dịch vụ công nghệ đang sử dụng.

Nhà báo Vũ Thường Chiến – Trưởng Ban Báo điện tử Xây dựng: 

Trang bị kỹ năng trong việc bảo mật, an toàn thông tin là điều tối quan trọng

Trước sự phát triển mạnh mẽ của máy tính và Internet thì những cuộc tấn công mạng đã gây ra rất nhiều thiệt hại cho chính những người sử dụng dịch vụ mạng và các cơ quan, tổ chức bị tấn công. Thời gian gần đây một số tờ báo như Vietnamnet, Dân trí… đã bị tấn công và thiệt hại từ những việc tấn công này đã được nêu ra. 

Không phải đến lúc này các báo mới ý thức được việc bảo mật thông tin và quan tâm đến nó, tôi cho rằng các báo đã lường được việc này nhưng có lẽ do điều kiện chưa cho phép, hoặc chưa có sự chuẩn bị nên không có các phòng ngừa bảo mật. Có lẽ phải đến khi bạn bị mất mật khẩu đăng nhập quản trị tờ báo, hoặc bị mất mật khẩu email, Yahoo, hay facebook, zalo thì lúc đó mới thấy “sự mất mát” to lớn như nào. Và câu chuyện bảo mật mới được quan tâm hơn lúc nào hết.

Báo Công luận
 

Rõ ràng vấn đề an toàn dữ liệu là điều quan tâm và là vấn đề quan trọng đối với mỗi một phóng viên, nhà báo. Việc lưu giữ an toàn dữ liệu thông tin còn liên quan đến công việc, thậm chí sinh mệnh chính trị của mỗi nhà báo.

 Điều này xảy ra rất nhiều trên thực tế mà những người làm nghề đều có thể gặp phải. Nếu sau mỗi buổi tác nghiệp, file ghi âm và ảnh chụp sự kiện bị virut “ăn mất” thì các nhà báo lấy gì để thể hiện nó. 

Nếu có thể hiện được bằng trí nhớ và ghi chép thì căn cứ của bài viết là file ghi âm không còn thì các nhà báo có dám dùng thông tin đó cho bài viết không? Rõ ràng những file dữ liệu này rất quan trọng đối với công việc của các nhà báo, vậy cách bảo quản như thế nào, chuyển đi như nào thì đòi hỏi phải có kỹ năng nhất định. 

Điều này cũng giống như việc tiếp cận một tệp tài liệu online, nếu tài liệu ở một trang có thông tin đầy đủ, có thể xác thực thì có thể sử dụng ở một góc độ nào đó. Do vậy việc trang bị kỹ năng trong việc bảo mật, an toàn thông tin là điều tối quan trọng hiện nay đối với những nhà báo; nhất là những người đang làm trong lĩnh vực cần bảo mật cao như tại các Báo điện tử.

Minh Thắng (Thực hiện)

Tin khác

Hải Dương sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Hải Dương sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CLO) Chiều 19/4, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hải Dương tổ chức lấy ý kiến vào dự thảo kế hoạch kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Nghề báo
Thông tấn xã Việt Nam tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng chói lọi'

Thông tấn xã Việt Nam tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng chói lọi"

(CLO) Ngày 19/4, tại Tòa Nhà Trung Tâm Thông Tấn Quốc Gia, Hội Cựu Chiến binh Thông tấn xã Việt Nam cùng Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức buổi sinh hoạt truyền thống mang tên “Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng chói lọi”.

Nghề báo
MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

(CLO) Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Nghề báo
Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

(CLO) Ngày 19/4, Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức phát động Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam mùa thứ 2 (VCA 2024). Giải thưởng năm nay có những điểm mới trong thể lệ dự thi, trong khâu tổ chức chấm giải và đặc biệt là có thêm hạng mục giải thưởng do cộng đồng bình chọn trực tuyến.

Nghề báo
Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

(CLO) Ông Huỳnh Hoàng Mến, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP Cần Thơ cho biết sẽ: "Sở sẽ có văn bản tham mưu UBND TP để ban hành lại quy chế họp báo theo đúng trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời sửa đổi một số nội dung cho phù hợp".

Nghề báo