Phan Quang: Báo chí là một cuộc chơi thú vị!

Thứ sáu, 07/09/2018 08:57 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 6/9/2018, tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam (Hà Nội) diễn ra cuộc gặp mặt kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Đài TNVN (7/9/1945- 7/9/2018); đồng thời ra mắt và tọa đàm cuốn sách “Phan Quang- 90 năm tuổi đời, 70 năm tuổi nghề”.

64 năm trước, đó là ngày 10/10/1954  Phan Quang người con Quảng Trị- khúc ruột miền Trung- từ báo Cứu Quốc Liên Khu Bốn chuyển về báo Nhân Dân. Lần đầu tiên Phan Quang đặt chân lên Hà Nội đúng ngày lịch sử giải phóng thủ đô (10/10/1954). Câu nói giản dị, mộc mạc mà ấm tình nước non khi ông thốt lên: “Mùa Thu Hà Nội đây rồi”...  mốc thời gian này không phải là chuyện cân đo đong đếm thông thường, đó là sự chuyển tiếp cuộc đời theo cách mạng, cuộc đời văn chương chữ nghĩa của mình, sau này được ông kể lại trong tập sách ngồn ngộn ký ức: “Từ nguồn Thạch Hãn đến bờ Hồ Gươm”. 

Tập sách vừa dẫn là cuộc trường chinh của cây bút họ Phan kể từ ngày tạm biệt miền quê, tạm biệt dòng Thạch Hãn lên đường đi kháng chiến thời 9 năm nếm mật nằm gai để rồi trải năm tháng, đi qua ba cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh biên giới, giúp ông làm nên nhiều cuốn sách, nhiều trang báo trong những hoàn cảnh khác nhau, trọng trách khác nhau. Và, ở lĩnh vực nào Phan Quang cũng để lại dấu ấn khó quên.

Báo Công luận
Nhà báo Phan Quang  Ảnh: T.L
Nhà báo Phan Quang là một cây bút kỳ cựu, đồng thời là một nhà văn và một dịch giả ắp đầy trí tuệ. Hơn thế, đó là một nhà ngoại giao khi ông có liền hai nhiệm kỳ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội. Với nghề báo có 2 nhiệm kỳ liền là Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam… Ai đó nói, cuộc đời sóng gió làm ta khôn lớn. Bởi thế, mỗi tác phẩm báo chí, văn học hay vô vàn trang sách dịch của ông, bất luận thời trận mạc, gươm khua đạn nổ hay yên bình dựng xây, lĩnh vực nào mà ông đã qua thử thách đều hàm chứa vẻ đẹp nhân văn đến đầy ắp, trong đó không biết bao nhiêu là việc người, việc đời, việc nước việc dân. Tất cả đều da diết, sâu đậm chẳng thể mờ phai để rồi đọng lại trong trái tim mình thương nhớ ở ai, thương nhớ vẫn còn…

Những ai có dịp chiêm nghiệm tác phẩm của ông, nghe ông đối thoại đều tiếp nhận ở con người này những điều thú vị, sự hấp dẫn và bổ ích, trong đó phải kể đến tính nhạy cảm, tính sáng tạo trong mỗi công việc mà ông đảm đương, gánh vác.

Tạp chí Người Làm Báo của Hội Nhà báo Việt Nam năm nay đã vào độ tuổi 35, có thể tự hào người Tổng biên tập đầu tiên của mình là nhà báo Phan Quang. Trong hai nhiệm kỳ là người đứng đầu Hội Nhà báo Việt Nam (khóa V là Tổng Thư ký, khóa VI đổi là Chủ tịch), nhà báo- Tổng Thư ký hội-Chủ tịch hội Phan Quang là người mà trí tuệ, tình yêu, quyền lực, trách nhiệm của mình luôn gắn với niềm tin của hội viên, của các cấp Hội, làm giàu, làm đẹp, làm phong phú thêm rất nhiều hoạt động có hồn, khởi sắc về hoạt động công tác Hội.

Tựa như màu cờ sắc áo của một đội bóng, Phan Quang luôn hướng mọi hoạt động của Hội đều lấy hội viên và các cấp Hội làm tâm điểm. Ông khởi xướng tổ chức hàng năm Giải Báo chí của Hội, (nay là Giải báo chí Quốc gia); lập Huy chương Vì sự nghiệp Báo chí Việt Nam để tôn vinh các nhà báo có 20 năm công tác liên tục; ông khuyến khích mở thêm nhiều các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ làm báo; ông tổ chức tọa đàm, hội thảo Chủ tịch Hồ Chí Minh với báo chí cách mạng Việt Nam đến các nhà báo tiền bối Xuân Thủy, Ngô Tất Tố, Hải Triều… Sách “Lấp lánh trời sao”, bút ký chân dung về những ngôi sao báo chí lớp trước do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2017 là một ví dụ về cách làm nói trên.  

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước là nhà báo như Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp… Hội Nhà báo Việt Nam đều long trọng tổ chức trao tặng Huy chương cao quý “Vì sự nghiệp Báo chí Việt Nam”. Một số nhà báo quốc tế, Liên đoàn Báo chí ASEAN có công với Hội cũng được tặng Huy chương báo chí và họ rất tự hào khi có vinh dự hiếm có này. Nhà báo Banhits, Chủ tịch danh dự Liên đoàn báo chí ASEAN sau khi được trao Huy chương đã  nhờ thợ vàng sành điệu ở thủ đô BăngKok  thực hiện dát vàng tấm huy chương, và thường gắn ở ngực mỗi khi có việc trọng đại.

Có thể khẳng định, Phan Quang là một trong số không nhiều những người có nhiều bài viết đề cập một cách sâu sắc, toàn diện, có trước, có sau với những luận cứ khoa học về lĩnh vực báo chí xưa cũng như nay. Cách đây 18 năm, ấy là năm 2001, năm đầu của thế kỷ XXI mà chúng ta đang sống, Phan Quang đã in tập”Về diện mạo báo chí Việt Nam” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành). Phan Quang Tuyển tập còn in nhiều bài viết bàn riêng về  báo chí. Tác giả Phan Quang là một trong những người được mời tham gia soạn thảo Luật Báo chí đầu tiên của nước ta, được Quốc hội thông qua năm1989. Bản Quy ước đạo đức nghề nghiệp báo chí Việt Nam đầu tiên có đóng góp của ông…

Nhà thơ Trần Kim Hoa viết: “Phan Quang- người cầm bút thế kỷ”  (đăng báo Nhà báo & Công luận số ra mới đây) phác thảo những sản phẩm báo chí, văn học giá trị của ông, từ Nghìn lẻ một đêm, nghìn lẻ một ngày đến Giã từ trần thế, Cỏ lau thành cổ… tóc bạc da mồi chẳng quên thuở lên đường cứu quốc… Hết thảy lan tỏa để rồi những đứa trẻ đọc xong biết yêu hạt lúa, bông hoa, yêu những ngôi sao ban ngày, yêu bầu trời xứ sở…

Người viết bài này vốn là nhân viên dưới quyền của ông nhiều năm, xin kính chúc Thủ trưởng Phan Quang kính mến thêm tuổi, thêm dồi dào những trang sách, trang báo lấp lánh muôn vàn vẻ đẹp nhân văn giúp ích cho đời.

Có thể nghĩ rằng, Phan Quang- với báo chí là một cuộc chơi thú vị, hấp dẫn và bổ ích. Ông càng làm, càng viết, càng sống càng thêm khám phá, để rồi vượt lên trên tất cả một cách ngoạn mục, để rồi  trong mỗi tác phẩm báo chí hay văn học của mình lúc nào cũng ắp đầy cái mới, cái chân, thiện, mỹ giúp ích cho cuộc sống đương đại, làm đẹp thêm đến xốn xang tình người, tình bạn, tình đồng nghiệp… bởi chức năng của báo chí chính là nợ đời, tình người.

90 năm tuổi đời, 70 năm tuổi nghề như cụ Phan Quang là điều không dễ, không phải ai cũng có được. Làng báo Việt Nam tự hào có một người như thế./.

Nguyễn Xuân Lương 

Tin khác

MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

(CLO) Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Nghề báo
Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

(CLO) Ngày 19/4, Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức phát động Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam mùa thứ 2 (VCA 2024). Giải thưởng năm nay có những điểm mới trong thể lệ dự thi, trong khâu tổ chức chấm giải và đặc biệt là có thêm hạng mục giải thưởng do cộng đồng bình chọn trực tuyến.

Nghề báo
Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

(CLO) Ông Huỳnh Hoàng Mến, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP Cần Thơ cho biết sẽ: "Sở sẽ có văn bản tham mưu UBND TP để ban hành lại quy chế họp báo theo đúng trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời sửa đổi một số nội dung cho phù hợp".

Nghề báo
Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo