Sợ mất thông tin liên lạc hơn cả việc… không được ăn uống

Thứ năm, 01/02/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Chưa bao giờ trong cuộc đời làm báo gặp phải tình huống tác nghiệp khiến cho mình cảm thấy tột cùng khó khăn đến như thế” - phóng viên ảnh Hồng Vinh - Báo Tiền Phong – một trong số những nhà báo có cơ hội tác nghiệp tại “trận chung kết lịch sử” giữa U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan - đã chia sẻ với Báo Nhà báo và Công luận.

Từ chuyến bay trễ lên trễ xuống

Sau trận bán kết, cơ quan cử tôi và nhà báo Lê Việt, phóng viên ban kinh tế tăng cường sang tác nghiệp trận chung kết tại Thường Châu - Trung Quốc. Tại Thường Châu, báo đã có phóng viên thể thao Hoàng Phong đang theo dõi đưa tin từ đầu giải đấu U23. Ngày 25/1 chúng tôi chạy đôn chạy đáo làm thủ tục, từ visa cấp tốc vô cùng khó khăn đến máy bay, đủ các phương án chuẩn bị để sao cho tác nghiệp thuận tiện nhất. Quả là “chuyến đi bão táp” nên cái gì cũng sát nút. 8h bay thì 6h30 mới có visa. Chuyến bay định sáng thì bị huỷ đến chiều, nhưng lại hết chỗ… Thế lại là phải bay vào Sài Gòn mới có chuyến bay thẳng Thường Châu. Chạy loạn lên, lo lắng đủ thứ chứ không cười tươi thong dong như check-in facebook tại sân bay. 12h về đến khách sạn Sài Gòn, 4h sáng lại ra sân bay… để tập trung. 7h bay. Chuyến bay lại lỡ đến 8h mới bay. Đây lại là chuyến bay chậm nhất. Bù lại “chớp” được không khí của cổ động viên toàn sao Việt, đoàn diễn viên Bình Minh và các nghệ sỹ với chùm ảnh đầu tiên đầy tinh thần cổ vũ với cờ đỏ sao vàng. Sợ hơn nữa là khi đến Thường Châu, tuyết bay dầy, chuyến bay phải trễ 30’ vì sân bay đầy băng. Song cũng bù lại bằng chùm ảnh cổ động viên hoà trong băng tuyết.

 

Báo Công luận
 

Đến nỗi ám ảnh mạng internet và 4G

Xuống sân bay, chúng tôi và các đồng nghiệp khác đều tá hoả đi tìm mua sim điện thoại mà không thể tìm được, trời trắng xoá, chỉ thấy tuyết, không thấy bóng người hay xe cộ. Các đoàn xe chở đến SVĐ còn chờ để có xe dẫn đường vì vào Thành phố cách SVĐ khoảng 30km.  Lúc đó, trong lòng chỉ có hy vọng trận đấu sẽ hoãn…

Sự cố hoang mang nhất tiếp theo với chúng tôi là cục 4g và toàn bộ hệ thống không thể gửi ảnh từ máy ảnh về toà soạn. Sau thì chỉ có những bức ảnh chụp từ điện thoại là gửi được. Bộ ảnh cổ động viên với tuyết trắng xoá đành để lại vì không còn tính thời sự. Hệ thống liên lạc mất toàn bộ, không điện thoại, không phiên dịch, trong khi thời tiết làm mọi thứ tê liệt. Đến SVĐ, đập vào mắt chúng tôi là một cảnh tượng xúc động với tất cả ai nhìn thấy, dưới tuyết trắng cờ đỏ sao vàng rợp trời, cảm giác thật ấn tượng và yêu sao những cổ động viên, cầu thủ, yêu tinh thần của họ. 

Báo Công luận
 

Đến sân vận động tưởng sẽ bớt đi những khó khăn nhưng không, đây mới là sự khởi đầu của khó khăn. AFC đăng ký thẻ để PV được cấp thẻ, nhưng khi đến, theo dòng người vào tìm nơi cấp thẻ… thì không thể tìm thấy, hỏi thì không nhân viên nào biết tiếng Việt hay tiếng Anh. SVĐ hàng chục km, không thể tìm thấy cửa số 12 ở đâu… Nhóm PV mấy tờ báo chúng tôi rất hoang mang, lại bàn nhau đi mua sim, song không có taxi vì tuyết rơi ghê quá. Đến đây mọi phương án bị bịt lại hết. Không có tình nguyện viên, trong không khí thời tiết khắc nghiệt, hỗn loạn và rối, chúng tôi cũng lẫn vào trong đám hỗn loạn vì rối không kém. Đang hoang mang thì có một bạn du học sinh Việt ở gần, sau đó mua vé nhờ bạn tìm BTC… Chờ một lúc lâu không thấy bạn du học sinh ra, chúng tôi tự đi mua vé vào sân để không lỡ trận đấu lịch sử của U23 Việt Nam. Chúng tôi cố tìm BTC vì thấy các đoàn phía trước mình bị giữ lại toàn bộ vali… Nếu mình cũng bị giữ hết máy ảnh thì không biết phải “khóc” thế nào nữa. Nhưng lúc đó không nghĩ được nhiều, đành liều vào sân, vì nếu ở ngoài thì không khác gì vừa bị giữ máy ảnh, vừa bị bịt mắt. Thôi đành tự nhủ không có sự trợ giúp nào thì mình tự xoay sở trong lúc bế tắc có khi vẫn có lối thoát. Tôi thấy cái khó khi PV mất toàn bộ thông tin liên lạc còn nguy hiểm hơn không được ăn được uống. Cái lo lắng nhất là rơi vào tâm trạng mọi đường liên lạc bị cắt đứt…

Có vẻ chúng tôi đã may mắn khi soát vé không giữ đồ, được vác vào sân. Vào sân chỉ máy ảnh là được bọc cho đỡ ướt, toàn bộ quần áo mặc hay dự phòng đều ướt sũng. (Kể thêm chuyện bạn tình nguyện viên, ngày hôm qua còn gọi điện để trả tiền vé xem bóng đá vì khi vào sân cô ấy tìm được BTC nhưng khi BTC ra thì chúng tôi đã không còn ở vị trí cũ).

Những khoảnh khắc không bao giờ hết cảm động

Tôi từng tác nghiệp với tuyết Sa Pa nên đã chuẩn bị từ quần áo đi tuyết, giầy leo núi, nhưng khi ở trong sân, cường độ tuyết rơi kinh khủng hơn mình tưởng rất nhiều. Chân ngập trong tuyết, khi tuyết tan, lạnh ngấm từ chân lên người. Tay không đi găng để còn bấm máy nên nhiều lúc như không cử động được. Vừa chụp vừa ngấm lạnh, tay cóng, buốt, bắt đầu cảm lạnh, hắt xì hơi liên tục. Chính các cổ động viên đến xoa bóp tay và dán cho mình miếng dán cho nóng người lên để đỡ đổ gục ngay lúc đó. Mình chứng kiến tuyết vẫn rơi, cầu thủ thì chạy, cảm giác của mình họ đúng là những người hùng, chiến đấu trong tuyết… Kể cả những CĐV, họ cũng kiên cường.

Tôi lúc đó chỉ muốn ghi lại hết những khoảnh khắc của cổ động viên, họ căng thẳng, chờ đón sự chuyển động của các cầu thủ, những khoảnh khắc các cầu thủ Việt đã thể hiện sức trẻ, niềm đam mê bóng đá của người Việt như thế nào… Tôi ghi lại được hình ảnh một chàng trai người Anh - Daniel làm việc ở Thượng Hải, yêu một cô gái Việt Nam. Cậu nói sõi tiếng Việt và vừa xem vừa hô Việt Nam cố lên, hoặc liên tục hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Một không khí hừng hực của cả khán đài B đỏ rực… như đá trên sân ở nhà. Mỗi lần đội bạn áp sát đội mình, các CĐV rất run, các gương mặt biểu cảm hết sức, mồm há mà không hô được. Cản phá thành công, hò reo như mình ghi bàn. Khi đội bạn ghi bàn, khoảnh khắc đó mình cũng lặng đi. Nhưng mình vẫn hướng máy về phía CĐV, rất nhiều gương mặt mồm chỉ kịp há ra... Tôi đã có 1 bộ ảnh đầy xúc động, các gương mặt thất thần của CĐV. Nhưng chỉ sau 1 lát, nỗi buồn thoáng qua, các CĐV đã đổi sang một cảm giác thật tuyệt vời, họ lại hô vang như Việt Nam mình chiến thắng…

Báo Công luận
Ảnh: Hồng Vĩnh  
CĐV biểu cảm tâm trạng buồn vui cùng chiến thắng và chưa chiến thắng của đội tuyển. Không có nỗi buồn thất vọng, chỉ có nuối tiếc, và nó qua nhanh, còn lại là tình yêu, sự hào hứng với các người hùng của mình. Đây là một trong những khoảnh khắc tôi thích nhất. Dưới sân các cầu thủ thật điềm tĩnh - sự điềm tĩnh của các chàng trai trưởng thành. Chào khán giả và xin lỗi khán giả vì không được như mong muốn của khán giả… Các em có ý thức rất hay trong ứng xử với CĐV nhà. Và cả hình ảnh 1 bạn đi cuối cùng cầm cờ chào, sau đó chèo lên tuyết cắm cờ vun vào đó, cúi đầu xuống chào khán giả…

 

Báo Công luận
Ảnh: Hồng Vĩnh 

Liều để có thêm nhiều chùm ảnh đáng nhớ          

Chúng tôi trở lại ra khỏi SVĐ, là 1 trong những người ra cuối cùng, các đoàn xe về từ 6-7h. Ở lại thêm 1 ngày, nguy cơ không về được vì máy bay không có hoặc ốm nặng hay tuyết làm cản trở giao thông, không biết tiếng, không tìm được chỗ ở hay xe di chuyển… Song chúng tôi quyết bỏ chuyến bay ngay sau khi trận đấu kết thúc để có nhiều chùm ảnh hơn. Các cầu thủ như người hùng khiến bản thân mình cũng như được tiếp thêm sức mạnh. Những hình ảnh rất đẹp của mọi người nán lại chờ, cảnh các bạn du học sinh tình nguyện viên dán cờ đỏ sao vàng đang đi nhặt rác, gom lại trước khán đài.

Báo Công luận
 

 

Ngày hôm sau 10h bay song 4h sáng đã lên sân bay, hỏi ra thì thấy rằng taxi chỉ chở từ 4-6h. Sau giờ đó tuyết rơi không có phương tiện giao thông hoạt động.

Gặp lại toàn đội U23 và toàn bộ PV thể thao trên chuyến đi về dường như là một câu chuyện ảnh liên hoàn của chúng tôi. Chúng tôi có chùm ảnh và clip hoa hậu Đỗ Mỹ Linh… xin ký cờ, hay giao lưu với các cầu thủ… Kể cả việc tranh thủ bản thân làm bộ ảnh với các cầu thủ (mình lúc này như CĐV, xin chữ ký làm quà cho con…).  Có lẽ từ thời các cầu thủ Hồng Sơn, Minh Hiếu, Huỳnh Đức mình cũng chưa bao giờ chụp như vậy nhưng lần này đã làm vì thấy yêu các em ấy - U23 Việt Nam.

Linh Linh (Ghi)

Tin khác

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

(NB&CL) Thành công của năm 2023 tiếp tục tạo đà cho Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2024 bứt tốc hơn nữa với nhiều nhiệm vụ mới. Đặc biệt, 2024 là năm thứ 3 các tổ chức Hội triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, các Nghị quyết của Ban Chấp hành và Chương trình công tác toàn khóa nhiệm kỳ 2020 - 2025...

Nghề báo
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

(CLO) Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba năm 2024.

Nghề báo