Truyền hình trả tiền: Nghịch lý thuê bao tăng, doanh thu giảm

Thứ hai, 08/10/2018 11:52 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cạnh tranh khốc liệt kéo dài suốt 4 năm qua khiến các doanh nghiệp truyền hình trả tiền đang kinh doanh một cách chật vật để giữ thuê chân thuê bao, trong khi chi phí tăng mà doanh thu giảm mạnh.

Thị trường truyền hình trả tiền những năm qua có sự cạnh tranh khốc liệt, tình trạng các đơn vị truyền hình giành giật nhau mua bản quyền truyền hình với giá cao, đầu tư lớn nhưng giá thuê bao không tăng mà ngược lại ngày càng giảm, điều này khiến cho thị trường truyền hình trả tiền rơi vào nghịch lý thuê bao tăng, doanh thu giảm. 

Theo nguồn tin từ Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, kết thúc năm 2017, thị trường truyền hình trả tiền đạt khoảng 14 triệu thuê bao, nhưng doanh thu chỉ đạt 7.500 tỷ đồng. Trước đó năm 2016, với khoảng 12,5 triệu thuê bao, tổng doanh thu thị trường đạt khoảng 12.000 tỷ đồng. Xa hơn, 5 năm trước, năm 2013, với chỉ chưa đến 1/2 lượng thuê bao của năm 2017, nhưng thị trường truyền hình trả tiền đã đạt doanh thu hơn 5.800 tỷ đồng.

Điển hình là trường hợp của SCTV, đại gia trong ngành truyền hình trả tiền. Năm 2014, SCTV có 2,8 triệu thuê bao, doanh thu đạt hơn 3.600 tỷ đồng thì đến năm 2017, SCTV đạt hơn 4,5 triệu thuê bao (gấp 2 lần năm 2014), nhưng lại thấp hơn chỉ đạt 3.420 tỷ đồng.

Đây cũng là hệ quả của một cuộc đua giảm giá kéo dài từ năm 2014 đến nay. Từ năm 2014, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền như VTVcab, SCTV, AVG, VTC, HTVC, Hanoicab, VNPT, Viettel, K+ đã đua nhau “cơ cấu gói cước, cơ cấu giá cước”, mà bản chất là giảm giá cước thuê bao để thu hút khách hàng. Điển hình như K+, năm 2013, giá thuê bao gói cao nhất của K+ là 300.000 đồng/tháng thì đến năm 2016 chỉ còn 1 gói duy nhất là 125.000 đồng/tháng. Bằng chiến thuật này, K+ đã tăng lượng thuê bao từ khoảng 600.000 thuê bao (năm 2014) lên gấp đôi, hơn 1 triệu thuê bao vào năm 2017. 

Báo Công luận
 Ảnh minh họa internet
Thống kê từ Vivendi, đơn vị sở hữu Canal+ (sở hữu 49% vốn tại K+) cho biết, chiến lược một mức giá thuê bao duy nhất cũng không làm K+ cắt lỗ, năm 2017, công ty đạt doanh thu 1.114 tỷ đồng, giảm 7% so với năm 2016. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp doanh thu của K+ suy giảm. Năm 2017, công ty này báo lỗ 446 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2016. Khoản lỗ tăng đến từ chi phí chi trả cho bản quyền giải Ngoại hạng và một số chương trình độc quyền của K+ ngày một lớn. 

Trong “cuộc đua xuống vực thẳm” về giá cước, có những thời điểm gói cước thuê bao của một số đơn vị truyền hình trả tiền chỉ còn 20.000 đồng/tháng. Cuộc đua này khiến nhiều nhà đài thua lỗ liên tục, giảm lượng thuê bao, buộc phải chuyển đổi chủ sở hữu.

Cùng với cuộc chiến giảm giá, tăng khuyến mãi các doanh nghiệp trong ngành truyền hình trả tiền, đã xuất hiện sự cạnh tranh mới từ năm 2017 và dự báo sẽ trở thành đối thủ đáng gờm của các nhà đài trong năm 2018. Đó là truyền hình giao thức OTT (Over The Top - cung cấp nội dung cho người sử dụng dựa trên các nền tảng Internet).

Trong năm 2017, các nhà đài như K+, SCTV, VTVcab, Viettel đã phát triển dịch vụ truyền hình giao thức OTT và bắt đầu thu phí người dùng. K+ có myK+Now, thu phí 125.000 đồng/tháng, còn SCTV có SCTV VOD, thu phí từ 30.000 - 50.000 đồng/tháng. Hay như VTVcab với VTVcab ON cũng tính chuyện thu phí dịch vụ với giá cước 40.000 - 50.000 đồng/tháng.

Tuy nhiên, số lượng thuê bao OTT trả phí chưa cao bởi người dùng quen với việc thu xem miễn phí qua Internet. Dẫu vậy để cạnh tranh và thu hút khán giả, các đơn vị truyền hình có tiềm lực như VTV, VTVcab bắt đầu đẩy mạnh đầu tư sản xuất các nội dung phim riêng biệt trên OTT, chỉ phát sóng trên các ứng dụng OTT của mình.

                                                                                                                                                                        Đình Anh (ictnews)

Tin khác

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

(NB&CL) Thành công của năm 2023 tiếp tục tạo đà cho Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2024 bứt tốc hơn nữa với nhiều nhiệm vụ mới. Đặc biệt, 2024 là năm thứ 3 các tổ chức Hội triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, các Nghị quyết của Ban Chấp hành và Chương trình công tác toàn khóa nhiệm kỳ 2020 - 2025...

Nghề báo
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

(CLO) Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba năm 2024.

Nghề báo
Tạo môi trường an toàn, nâng cao chất lượng sống cho đoàn viên, người lao động

Tạo môi trường an toàn, nâng cao chất lượng sống cho đoàn viên, người lao động

(CLO) Chiều 17/4, Báo Lao Động tổ chức Hội thảo “Xây dựng môi trường an toàn, nâng cao chất lượng sống cho đoàn viên, người lao động”. Hội thảo đóng góp nhiều ý kiến, trong đó có việc đổi mới trong xây dựng văn hóa, tinh thần cho người lao động, từ đó tránh xa tín dụng đen và tệ nạn xã hội.

Nghề báo