Truyền thông 2017: Những cuộc sàng lọc đớn đau…

Chủ nhật, 31/12/2017 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Bức tranh truyền thông 2017 mở ra bằng những nỗi buồn nhưng không phải toàn một gam màu xám. Bởi với những người đang làm báo và vẫn tin vào nghề báo, thì báo chí chính thống Việt Nam vẫn là dòng chủ lưu âm thầm chảy và nỗ lực chuyển mình để đồng hành cùng sự vươn lên của đất nước.

Vẫn còn đó trong làng báo những cây bút biết sống và làm nghề với hai chữ tích cực, với cái Tâm hướng thiện, với cái tình vì công chúng, để công chúng thấy rằng báo chí tích cực - vẫn là cái đích phải đến của những người làm truyền thông đích thực.

 

1. Thời gian qua, làng báo “đón nhận” nhiều chuyện buồn. Đó là việc Bộ Thông tin và Truyền thông cùng cơ quan chức năng liên tục xử lý kỷ luật một số nhà báo và lãnh đạo cơ quan báo chí. Nhẹ thì cảnh cáo, khiển trách, đình chỉ hoạt động một thời gian; nặng thì thu thẻ nhà báo hoặc cho thôi chức. Có người do đăng tải tác phẩm “đường đường chính chính” trên tờ báo họ quản lý; lại có người bị phát hiện do quan điểm “có vấn đề” trên facebook cá nhân. Sai phạm chủ yếu là do nhận thức chính trị lệch lạc; hời hợt trong nghiệp vụ; động cơ cầm bút thiếu trong sáng, đến mức cơ quan chức năng phải ví đó là một kiểu “truyền thông bất lương”. Báo chí “bẩn”, những “liên minh báo chí vô lương”, hiện tượng “đánh hội đồng”… như những “vấn nạn” diễn ra theo hướng ngày càng nghiêm trọng nhiều năm qua. Chúng tựa như những “ung nhọt” nhức nhối làng báo, làm suy giảm lòng tin của công chúng vào báo chí. Đã là “ung nhọt” thì dù đau đến mấy cũng phải cắt bỏ để trả lại “cơ thể báo chí khỏe và lành mạnh”. Năm 2017 là năm các cơ quan quản lý báo chí cũng như chính các cơ quan báo chí đã thể hiện mạnh mẽ quyết tâm “diệt ung nhọt, sàng lọc lại đội ngũ báo chí”, và từ đó, không ít những cuộc sàng lọc đau đớn đã diễn ra…

Hẳn những người làm báo vẫn còn cảm thấy đau xót khi nhận tin một phóng viên bị bắt khi đang nhận tiền của doanh nghiệp ngay sau ngày Kỷ niệm 92 năm Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6/2017. Hẳn làng báo còn nguyên cảm giác ngỡ ngàng khi bỗng nhiên phóng viên một tờ báo bị phát hiện đang có lệnh truy nã. Và hẳn không ai làm báo chân chính không một lần thấy sượng sùng khi vô tình nghe độc giả gọi mình là “con” hay “thằng ” nhà báo. Niềm tin của độc giả với những người được cho là định hướng dư luận xã hội đã trôi đi đâu mất, và vì đâu nên nỗi?

 

Báo Công luận
 

2. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nhà báo là đưa thông tin nhanh nhất đến người đọc nhưng phải trung thực, khách quan và độc lập. Đó không phải là vấn đề to tát mà là trách nhiệm của mỗi người cầm bút. Chúng ta đang sống trong thời đại thông tin cực kỳ đa dạng với tốc độ lan truyền chóng mặt. Do vậy, người làm báo bây giờ không chỉ là những người có thẻ nhà báo. Bất kỳ công dân nào cũng có thể là nhà báo. Hơn nữa, chính họ là người kiểm tra, giám sát những người làm báo chuyên nghiệp. Dưới góc nhìn truyền thông, đây là tín hiệu tích cực để tạo ra sự tương tác giữa người đọc với nhà báo - tờ báo. Sự tương tác này sẽ giúp nhà báo ý thức hơn bổn phận của mình đối với cộng đồng, xã hội.

Có lẽ chưa bao giờ báo giới phải đối mặt với khó khăn về nguồn thông tin như hiện nay khi rất nhiều trang mạng xã hội thật - ảo khó lường đồng loạt ra đời. Khó khăn ấy còn tăng lên gấp bội khi tình trạng ăn cắp bản quyền báo chí ngày càng nhiều hơn, công khai hơn, trắng trợn hơn của vô số trang thông tin điện tử “lá cải” chỉ chuyên cóp nhặt bài vở của các tờ báo chính thống để hưởng lợi.

Bức tranh tổng thể của truyền thông hôm nay là vậy. Khó khăn, thách thức nhưng đó cũng chính là cơ hội. Cuộc sống vốn dĩ muôn hình vạn trạng, luôn vận động đi lên. Cho nên, mỗi nhà báo, tờ báo muốn tồn tại, phát triển đương nhiên không có con đường nào khác là phải nhanh chóng thích nghi với thực tế, tự vận động, thay đổi và hoàn thiện mình để tồn tại, phát triển.

Còn nhớ, ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã từng chúc các nhà báo cần phải làm tốt 8 chữ: Trung thực - nhanh nhạy - chuyên nghiệp và hướng thiện. Phẩm chất quan trọng nhất của nhà báo không còn gì để bàn cãi là sự trung thực, khen chê đúng thì mới có tác động lay động lòng người. Thông tin báo chí rất cần sự nhanh nhạy và càng ngày tính chuyên nghiệp phải càng cao. Điều đáng suy nghĩ ở đây là sự hướng thiện của nhà báo. Nhà báo cũng là con người và hướng thiện bao giờ cũng là khát khao của những con người chân chính. Đã có một thời, phổ biến câu ngạn ngữ “nhà báo nói thêm”, tức là tô vẽ thêm, khen thêm so với hiện thực cuộc sống vốn có. Cơ chế thị trường hình thành và phát triển, sự phản ánh của báo chí ngày càng nhiều chiều, đa dạng và phong phú hơn. Tuy vậy, hơn bao giờ hết vấn đề hướng thiện lại được đặt ra.  

Có một thực tế là, trước một sự việc, nhiều tờ báo, nhiều nhà báo vì động cơ này hay động cơ khác, có thể vì tiền và cũng có thể là luỵ tình, mà bóp méo sự thật, nhất là khi viết về những vụ việc phức tạp, tế nhị, làm giảm lòng tin yêu của độc giả. Vai trò của báo chí hiện nay cũng như bất cứ lúc nào, luôn là rất lớn và có tác động trực tiếp đến mọi mặt đời sống, từ chính trị, kinh tế đến văn hoá, xã hội... Cũng chính bởi thế nên ý thức và hành động hướng thiện càng gắn liền chặt chẽ với đạo đức của người làm báo.  

Một bài báo được viết với động cơ hướng thiện sẽ cố gắng để không làm chậm đà phát triển của một địa phương, làm đổ vỡ sự đoàn kết và thống nhất của một tập thể, niềm hạnh phúc của một gia đình cũng như khát vọng sống và vươn lên vì mục tiêu tốt đẹp của mỗi con người. Người cầm bút biết đau nỗi đau của con người và phải ý thức được điều mình viết ra nếu không góp phần xóa hết được nỗi đau kia thì cũng không như xát muối vào lòng, gieo thêm niềm đau và nỗi bất hạnh cho đồng loại. Sự dấn thân vì trách nhiệm đối với bạn đọc, vì công bằng xã hội, niềm tin công lý và những điều tốt đẹp của cuộc đời vẫn đang chờ đợi các nhà báo tử tế… Bạn đọc tử tế và báo chí tử tế, đó là mong mỏi không chỉ của những người cầm bút mà của cả xã hội hiện đại này.

3. Những ngày cuối năm 2017, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn đã khẳng định chắc nịch: “Những sai phạm của báo chí tuy lớn, nhưng không làm biến dạng dòng chảy chính của báo chí cách mạng Việt Nam, nó vẫn là dòng chủ lưu”. Ông cũng không quên nhấn mạnh: “Chúng ta phải dùng thông tin tích cực trên báo chí đẩy lùi thông tin trên mạng xã hội, báo chí phải đóng vai trò dẫn dắt mạng xã hội”. Nghề báo và nhà báo, dù đang đứng trước những thách thức, những cạm bẫy không hề nhỏ, dù đâu đó vẫn mang điều tiếng trước độc giả, dù vẫn còn những cuộc sàng lọc khiến người cùng nghề phải xót lòng thì vẫn là một trong những nghề cao quý trong xã hội, không thể thiếu và không thể mất. 

Năm 2017, làng báo chấn động bởi sự ra đi đầy quả cảm trong khi tác nghiệp của chàng phóng viên trẻ tuổi Đinh Hữu Dư. Mỗi khi nghe tin một nhà báo tử nạn khi đang làm nhiệm vụ, có thể là trên chiến trường hay giữa mưa bão, hoả hoạn... tôi nghĩ đến một nỗi đau trong nghề báo. Nỗi đau khi số phận của họ bị đảo ngược: từ nhân chứng trở thành nạn nhân, từ người đưa tin trở thành người phải gánh nỗi bất trắc về sự kiện mà họ cần đưa. Nhưng những nhà báo tử nạn khi tác nghiệp luôn là những nạn nhân đặc biệt mà cái chết của họ có sức mạnh hơn bao giờ hết. Đó là sự ra đi đau đớn, đầy tiếc nuối nhưng cũng là câu chuyện đẹp và đầy ý nghĩa với những người cầm bút hôm nay với hy vọng về sự dấn thân không ngừng nghỉ của những người làm báo.  Là bằng chứng cho thấy rằng chuyện những ngòi bút bị sức mạnh của đồng tiền, của vinh quang nghề nghiệp làm mờ mắt, cũng chỉ là thiểu số.

Sự tổn thất về người luôn là lớn nhất. Nhưng không cái chết nào là vô ích. Xương máu của Dư đổ xuống thêm một lần nữa nhắc nhở đồng nghiệp của anh rằng, muốn đi đến tận cùng của sự thật, chuyển tải những thông tin, hình ảnh, thước phim chân thật nhất về sự kiện, các nhà báo đã phải (và cần tiếp tục phải) dấn thân vào thực địa, vào “tâm bão” của các vấn đề nóng, trở thành nhân chứng sống động về sự kiện. Có như thế mới phát huy được sức mạnh của báo chí. Sẵn sàng đổ mồ hôi, chưa nói máu và nước mắt, mới có thể trở thành nhà báo đúng nghĩa và tử tế. Điều đó chẳng hề cũ trong thời đại bùng nổ công nghệ hiện nay, sinh ra quá nhiều những nhà báo salon cùng những “anh hùng bàn phím”.

Bức tranh truyền thông 2017 mở ra bằng những nỗi buồn nhưng không phải toàn một gam màu xám. Bởi với những người đang làm báo và vẫn tin vào nghề báo, thì báo chí chính thống Việt Nam vẫn là dòng chủ lưu âm thầm chảy và nỗ lực chuyển mình để đồng hành cùng sự vươn lên của đất nước.  Vẫn còn đó trong làng báo những cây bút biết sống và làm nghề với hai chữ tích cực, với cái Tâm hướng thiện, với cái tình vì công chúng, để công chúng thấy rằng báo chí tích cực - vẫn là cái đích phải đến của những người làm truyền thông đích thực.❏

An Huy

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo