Đi thì thôi, về nhà lại vùi đầu vào máy tính...

Thứ sáu, 19/10/2018 11:39 AM - 0 Trả lời

(CLO) Khi được xướng tên với giải A ở thể loại báo in trong cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 vừa qua thì nhà báo Triệu Thị Cẩm Lình, báo Hậu Giang lại đang chuẩn bị tinh thần cho cuộc “vượt cạn”, thực hiện thiên chức làm mẹ, nên đã không có mặt để nhận bằng khen của Ban tổ chức...

“Nghề báo luôn đòi hỏi sự hy sinh và chia sẻ bởi đặc thù công việc, giờ giấc đi về, sinh hoạt đời thường của chị em phóng viên, nhà báo rất thất thường. Đi thì thôi, về nhà lại vùi đầu vào máy tính, “vắt óc” nhiều giờ để tác phẩm ra đời...Tất cả nhà báo nữ khi lựa chọn nghề báo là đặt vào đó nhiều tâm huyết, hoài bão. Đó là sự cống hiến khả năng của cá nhân mình vì lợi ích của nhiều người, vì một xã hội tiến bộ, công bằng, dân chủ, văn minh”. Nhà báo Triệu Thị Cẩm Lình (bút danh Bích Châu), phóng viên Phòng Văn hóa – Xã hội, Báo Hậu Giang đã bắt đầu câu chuyện về nghề báo với tôi như thế. 

Báo Công luận
 Nhà báo Cẩm Lình (thứ hai từ phải sang) trong lần nhận Giải Nhất Giải Báo chí tỉnh Hậu Giang lần thứ XIV được trao vào tối 21/6/2018 (Ảnh: TTXVN)
Chị cho rằng mình là người may mắn bởi chồng của chị cũng là nhà báo, một đồng nghiệp trong cơ quan nên anh thấu hiểu nỗi vất vả của vợ, sẵn lòng chở chị đi công tác, giúp chị công việc nhà cửa, con cái… Chính những sự động viên, giúp đỡ của chồng đã là chỗ dựa tinh thần vững chắc để chị vững tin, tâm huyết với các đề tài mình theo đuổi và bước đầu đã gặt hái được những thành công nhất định trong nghề báo.

Bằng chứng là trong năm nay, chị đã giành Giải Nhất (Giải Ảnh) Giải Báo chí tỉnh Hậu Giang lần thứ XIV với tác phẩm “Khát vọng vươn lên của cậu bé viết chữ bằng chân” và mới đây nhất, nhà báo Cẩm Lình đã là tác giả duy nhất của một tác phẩm được trao Giải A (báo in) trong Lễ trao giải cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 do Bộ Thông tin & Truyền thông, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức. Đó là loạt bài “Những cách làm mới trong giảm nghèo ở Hậu Giang” gồm 3 kỳ được sắp xếp, lý giải khoa học hợp lý “Giảm nghèo trong gia đình chính sách, đảng viên”, “Khơi dậy tinh thần tự lực của hộ nghèo”, “Thoát nghèo bền vững”. Đây là những bài viết được Cẩm Lình đầu tư công phu kĩ lưỡng.

Với quyết tâm giảm tỷ lệ hộ nghèo cùng với những chính sách hỗ trợ kịp thời của Đảng, Nhà nước mà Hậu Giang đã thực hiện nhiều cách làm hay, mô hình làm ăn hiệu quả nhằm nâng cao đời sống người dân, để từ đây hộ nghèo có cuộc sống khá giả hơn. Và loạt bài “Những cách làm mới trong giảm nghèo ở Hậu Giang” nhà báo Triệu Thị Cẩm Lình đã hé mở biết bao câu chuyện thú vị xung quanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo của tỉnh ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long này.

Tuy đây là cuộc thi ở cả 4 loại hình: Báo in, báo điện tử, truyền hình, phát thanh nhưng chỉ có phóng sự truyền hình “Cây sa mu trên núi cao Huồi Tụ” của Truyền hình Nhân Dân (Báo Nhân Dân) và “Những cách làm mới trong giảm nghèo ở Hậu Giang” của Báo Hậu Giang được trao Giải A. Như vậy có thể nói rằng đây là hai tác phẩm xuất sắc nhất được Ban Tổ chức hết sức cân nhắc, cẩn trọng và kĩ lưỡng. Nhưng cũng phải khẳng định rằng với việc giành giải cao nhất này, bên cạnh nỗ lực của bản thân tác giả trong việc phát hiện đề tài, xử lý thông tin thì không thể không nhắc đến sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Biên tập Báo Hậu Giang, lãnh đạo Phòng Văn hóa – Xã hội. Nhà báo Cẩm Lình đã gửi lời cảm ơn tới Ban Biên tập, lãnh đạo phòng Văn hóa – Xã hội đã hướng dẫn để chị thực hiện được đề tài này.

Báo Công luận
Nhà báo Cẩm Lình cho rằng mình là người may mắn bởi chồng của chị cũng là nhà báo, một đồng nghiệp trong cơ quan nên anh thấu hiểu nỗi vất vả của vợ, sẵn lòng chở chị đi công tác, giúp chị công việc nhà cửa, con cái….
Tại Lễ trao giải diễn ra ngày 12/10 vừa qua, nhà báo Hoàng Chí Nguyện, Phó Phòng Văn hóa- Xã hội, Báo Hậu Giang đã nhận thay Giải A cho tác giả bởi lẽ đây là thời điểm mà nhà báo Cẩm Lình đang thực hiện một thiên chức vô cùng cao cả của người mẹ, đó là chuẩn bị đón đứa con thứ 2 chào đời. Được biết nhà báo Cẩm Lình sinh năm 1988 và đã làm việc tại Báo Hậu Giang từ tháng 9/2011. Chị cho biết mình là phóng viên trẻ của báo nên bản thân luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị đồng nghiệp để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

“Khi được nhận giải thưởng tại cuộc thi này, cũng như mọi người, bản thân tôi rất bất ngờ, bởi tác phẩm của mình đã vượt qua hàng trăm tác phẩm để vào chung khảo, rồi lại may mắn nhận được giải cao nhất- Giải A”, nhà báo Cẩm Lình không giấu nổi niềm xúc động khi trò chuyện với phóng viên. Tuy nhiên chị cũng khiêm tốn khi cho rằng Giải A đến với mình như một sự may mắn và chị xác định rằng đã gắn bó với nghề báo thì phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo, không được tự mãn với những gì làm được, mà phải cố gắng, tìm tòi để có thể đưa đến bạn đọc những bài viết phản ánh chân thực đời sống của người dân.

Trong bài viết của mình, nhà báo Cẩm Lình đã trực tiếp đến các xã, phường để gặp nhiều nhân vật. Do trước khi đi lấy tư liệu, chị đã xây dựng đề cương cụ thể, chi tiết do đó việc thu thập thông tin, xử lý tư liệu rất thuận lợi và đúng với sự toan tính ban đầu của chị. Khi được hỏi về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, UNND tỉnh Hậu Giang với công tác giảm nghèo thì nhà báo Cẩm Lình cho biết Hậu Giang là tỉnh mới chia tách, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, nhưng lãnh đạo tỉnh luôn quan tâm đến công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân. Vì vậy, các cấp, các ngành và các địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp, để giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, hướng đến thoát nghèo bền vững./.


Hà Linh

 


Tin khác

Khai mạc vòng chấm sơ khảo Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023: Mùa giải có kỷ lục về số lượng tác phẩm

Khai mạc vòng chấm sơ khảo Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023: Mùa giải có kỷ lục về số lượng tác phẩm

(CLO) Chiều 16/4, Hội đồng Giải báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm sơ khảo Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023. Nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng sơ khảo Giải báo chí Quốc gia chủ trì buổi khai mạc.

Nghề báo
Ân tình của những chiến sĩ cầm bút

Ân tình của những chiến sĩ cầm bút

(CLO) Thời gian thấm thoắt thoi đưa, mới ngày nào nhận quyết định điều động lên tỉnh mới chia tách, nay được về dự kỷ niệm ngày thành lập Báo Lai Châu, bao cảm xúc ùa về. Tôi bồi hồi nhớ lại những ngày đầu tiên ấy gian khổ nhưng thấm đẫm ân tình đồng nghiệp.

Nghề báo
Giải Bóng đá U11 toàn quốc 2024 quy tụ 50 đội bóng tranh tài

Giải Bóng đá U11 toàn quốc 2024 quy tụ 50 đội bóng tranh tài

(CLO) Sáng 16/4, tại Hà Nội, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tổ chức họp báo công bố Giải bóng đá U11 toàn quốc - Cup Nestlé Milo 2024.

Nghề báo
Bộ sách về Chiến thắng Điện Biên Phủ: Tư liệu chính xác, khách quan, đa dạng

Bộ sách về Chiến thắng Điện Biên Phủ: Tư liệu chính xác, khách quan, đa dạng

(CLO) Ngày 16/4, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tri thức Văn hóa Sách Việt Nam (VIETNAMBOOK) tổ chức ra mắt bộ sách chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).

Nghề báo
Phát động Chương trình bình chọn Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2024

Phát động Chương trình bình chọn Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2024

(CLO) Ngày 16/4, Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA), Tạp chí VietTimes đã chính thức phát động Chương trình bình chọn Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam lần thứ bảy - Vietnam Digital Awards năm 2024 (VDA 2024).

Nghề báo