Người tâm huyết với dân ca nhạc cổ

Thứ tư, 24/10/2018 17:43 PM - 0 Trả lời

(CLO) Có những mối cơ duyên gắn bó với người làm báo rất khó lí giải. Bởi không chỉ nằm ở chỗ viết bài về lĩnh vực nào đó mà còn đến mức say mê nó như bị “bỏ bùa”. Với nhà báo Thu Trà - Đài Truyền hình Việt Nam thì dân ca nhạc cổ chính là một ví dụ cho mối lương duyên này để rồi suốt chặng đường nghề nghiệp chị luôn tâm huyết bảo tồn và phát triển nó.

“Tôi có may mắn được đặt chân đến nhiều miền quê của Tổ quốc, được gặp các nghệ nhân dân gian và các nghệ sĩ gắn bó với âm nhạc truyền thống dân tộc. Điều làm tôi đặc biệt ấn tượng và thích thú đó chính là được nghe các em nhỏ hát dân ca. Khi được tận mắt chứng kiến các em nhỏ thuộc làu làu và say sưa hát dân ca như vậy, trong tôi dâng lên những cảm xúc tự hào vì tôi biết rằng dân ca vẫn luôn được bảo tồn, kế thừa và hiện hữu trong đời sống mới” - Nhà báo Đoàn Thu Trà (Biên tập viên âm nhạc, Đài Truyền hình Việt Nam) đã kể câu chuyện đầy xúc động như vậy với tôi khi được hỏi động lực nào khiến chị quyết tâm theo đuổi và đưa dân ca nhạc cổ đến với đời sống hiện đại hôm nay.

Báo Công luận
Nhà báo Đoàn Thu Trà trong chuyến công tác tìm hiểu âm nhạc dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình (Ảnh: NVCC)  

Tôi gặp nhà báo Đoàn Thu Trà một năm về trước tại nhà của bố chị - nhạc sĩ Đoàn Bổng và cũng từ ấy chúng tôi trở nên thân thiết. Chính vì được sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc như vậy mà ngay từ khi còn nhỏ cô bé Trà đã sớm bộc lộ năng khiếu về âm nhạc. Năm lên 7 tuổi, chị đã tự phịa nhạc và nghêu ngao hát đi hát lại những giai điệu do mình tự nghĩ ra rồi chị chỉ cần nghe một vài lần bài hát của bố chị là có thể thuộc làu làu giai điệu lẫn ca từ. Chị từng có ước mơ làm ca sĩ khi theo học và tốt nghiệp khoa Thanh nhạc, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội nhưng do sức khoẻ  không cho phép nên chị đã chuyển hướng theo học khoa Lý luận - Sáng tác - Chỉ huy, Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) rồi công tác tại Đài Truyền hình Việt Nam suốt gần 20 năm qua.

Chị biết đến là một nhà báo tâm huyết, nỗ lực trong việc đưa dân ca nhạc cổ đến gần hơn với công chúng qua các chương trình dân ca Việt Nam phát sóng thường xuyên trên làn sóng Đài Truyền hình Việt Nam. Có thể nói đây là một lĩnh vực không dễ nhất là với một cô gái trẻ khi kiến thức cũng như sự trải nghiệm còn rất hạn chế trong khi yêu cầu đối với chương trình ngày càng cao hơn, đòi hỏi sự thay đổi về cách thức thể hiện. Cái khó của chương trình Dân ca nhạc cổ là bên cạnh việc giới thiệu những làn điệu dân ca qua các clip nghệ thuật, thì chương trình còn phải mang đến cho khán giả những thông tin khác như: Tính chất âm nhạc và lời ca của từng thể loại, nhạc cụ đệm cho hát, không gian diễn xướng, các hoạt động bảo tồn và kế thừa...

Và làm sao để khán giả xem mà không thấy nhàm chán, làm sao chỉ trong 25 phút mà có thể truyền đạt đủ thông tin mà lại không bị khô cứng, và mang được tính thưởng thức cao. Do đó, mỗi khi đến với mỗi miền quê, mỗi vùng dân ca mới thì việc đầu tiên đối với chị là phải tìm hiểu về lịch sử ra đời của làn điệu cùng các sinh hoạt ca hát của người dân địa phương, tìm các tư liệu quý để từ đó lên kịch bản tổng thể và viết lời bình cho các phóng sự trong chương trình.

“Cũng rất mừng vì các chương trình dân ca nhạc cổ mà chúng tôi thực hiện đã được rất nhiều khán giả yêu mến và có những phản hồi tích cực, điều đó đã động viên tôi cùng ê kíp rất nhiều để làm sao ngày càng có nhiều chương trình hay phục vụ quần chúng nhân dân”, nhà báo Đoàn Thu Trà vui mừng chia sẻ.

 

Báo Công luận
Nhạc sĩ Đoàn Thu Trà cùng các nghệ sĩ Đoàn Nghệ thuật Ca Múa nhạc tỉnh Lạng Sơn trong một buổi đi ghi hình trên đỉnh núi Mẫu Sơn (Ảnh: NVCC) 
 

Nhà báo Đoàn Thu Trà nhấn mạnh, dân ca chính là những tâm tư tình cảm của con người được nhân dân ta hun đúc từ hàng trăm năm qua vì vậy việc bảo tồn và kế thừa dân ca là việc cần được hết sức quan tâm và có những hành động cụ thể, thiết thực. Như chị chia sẻ thì công việc tổ chức sản xuất đã cho chị những trải nghiệm thú vị, được cùng anh chị em trong ê kíp đến nhiều miền quê của Tổ quốc, được đắm mình trong các làn điệu dân ca các dân tộc, cảm thấy vui khi dân ca vẫn được bảo tồn và kế thừa, buồn vì đâu đó vẫn có những vùng quê dân ca bị mai một, bị thất truyền.

“Có những chương trình vì tính chất bảo tồn, đặc biệt là dân ca của đồng bào các dân tộc thiểu số, có thể do đặc điểm về ngôn ngữ cũng như tính chất làn điệu mà chưa đến gần được với công chúng, nhưng chúng tôi, những người làm chương trình vẫn cố gắng giới thiệu tới khán giả, với mong muốn đem đến cho người xem thấy được sự phong phú, đa dạng của dân ca Việt Nam, góp một phần nhỏ vào công cuộc bảo tồn dân ca của cả nước”, nhà báo Đoàn Thu Trà khẳng định.

Bên cạnh việc thực hiện các chương trình Dân ca nhạc cổ, chị cũng đã từng làm các chuyên mục khác như: Ca nhạc tổng hợp, Bài ca đi cùng năm tháng, Giới thiệu tác phẩm mới, Giao hưởng thính phòng, Học hát trên truyền hình... Song song với công việc của một nhà báo, chị còn sáng tác những ca khúc mang âm hưởng dân ca như: “Em mãi là mùa xuân” (Thơ Tuấn Giang), “Trở về quê mẹ” (Thơ Nguyễn Xuân Việt), “Em là con gái họ Đoàn”, “Cô gái Bến Tre” (Thơ Nguyên Linh), “Duyên thắm tình ta”… Và chị đã có một số bài hát được giới thiệu trên làn sóng của Đài Truyền hình Việt Nam. Để lý giải cho điều này, chị cho biết: “Đất nước ta có 54 dân tộc, riêng dân tộc Kinh đã có rất nhiều thể loại dân ca như: Chèo, Cải lương, Quan họ, Ca trù, Ví Giặm, Hát Xẩm, Dân ca đồng bằng Bắc Bộ, các điệu Hò, điệu Lý... cùng với rất nhiều làn điệu dân ca của các dân tộc thiểu số khác. Chính vì thế mà tôi luôn mong muốn được sáng tác các ca khúc mang hơi thở của dân tộc”.

 

Báo Công luận
 Nhà báo Đoàn Thu Trà cùng các em trong CLB Hát Chèo tàu Tổng Gối tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) (Ảnh: NVCC) 

Chia sẻ về việc để làm tốt một BTV âm nhạc, nhà báo Đoàn Thu Trà cho rằng, trước hết nhà báo phải được đào tạo chuyên nghiệp về âm nhạc. Ngoài ra cũng cần phải có sự tập trung trong công việc, để tâm vào những việc dù là nhỏ nhất, và dần dần theo thời gian thì sẽ có những kỹ năng và sự nhạy bén của một BTV và một nhà tổ chức sản xuất. Tình yêu với dân ca nói riêng và âm nhạc nói chung còn được chị truyền lại cho hai đứa con của mình. Được biết con gái lớn của chị đang học hệ trung cấp dài hạn 9 năm khoa Piano, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, còn cậu con trai cũng đang học đàn ghi-ta tại một trung tâm đào tạo nghệ thuật.

Trước sự phát triển và du nhập của nhiều dòng nhạc thì dân ca nhạc cổ vẫn có một chỗ đứng vững chắc trong lòng công chúng cả nước. Và với những nỗ lực và quyết tâm của Đoàn Thu Trà và các đồng nghiệp thì chúng ta có thể tin rằng dân ca nhạc cổ sẽ tiếp tục là “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong đời sống hiện đại hôm nay.

Ngô Khiêm

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo