“Viết về nông dân bao nhiêu vẫn là chưa đủ”

Chủ nhật, 30/09/2018 14:13 PM - 0 Trả lời

(CLO) “Nước ta có khoảng 70% dân số là nông dân vì vậy sẽ có biết bao câu chuyện nghề nông thú vị, biết bao tấm gương điển hình tiêu biểu, biết bao mô hình hay, cách làm hiệu quả để giúp người dân xóa đói giảm nghèo. Bởi vậy viết về nông dân bao nhiêu vẫn là chưa đủ”, nhà báo Khắc Duẩn (Báo Thái Bình)- đại diện nhóm tác giả (Khắc Duẩn, Phan Lợi) vừa giành Giải Nhì -Giải Báo chí Toàn quốc “Tự hào nông dân Việt Nam” với tác phẩm “Ông Điền không điên” chia sẻ.

1. Trao đổi với chúng tôi nhà báo Khắc Duẩn vẫn không giấu nổi niềm vui sướng, tự hào, phấn khởi vì đã được Ban Tổ chức cuộc thi cũng như đồng nghiệp, công chúng ghi nhận, đánh giá cao chất lượng tác phẩm dự thi của mình. Anh cho biết Giải Báo chí Toàn quốc “Tự hào nông dân Việt Nam” là giải báo chí uy tín được sự phối hợp giữa hai cơ quan lớn là Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam.

“Giải báo chí viết về những tấm gương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc đã qua 5 năm tổ chức và là năm thứ 2 được nâng lên thành Giải Báo chí Toàn quốc “Tự hào nông dân Việt Nam”. Đây là cuộc thi được giới báo chí đánh giá là chuyên nghiệp, có chất lượng tốt, thu hút sự tham gia đông đảo của các nhà báo và những tác giả không chuyên khác. Đây cũng là sân chơi bổ ích để cho những người làm báo được giao lưu, học hỏi, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ. Tham gia giải báo chí, các nhà báo có thêm động lực, thêm lòng yêu nghề và sự dấn thân, tìm tòi, sáng tạo nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí góp phần phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam. Đó cũng là cách để báo chí phục vụ tốt hơn các nhiệm vụ chính trị, sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc do Đảng lãnh đạo”, nhà báo Khắc Duẩn nhấn mạnh.

Báo Công luận
 Nhà báo Khắc Duẩn trong một lần thực hiện tuyến bài về nông nghiệp (Ảnh: NVCC)
Có lẽ điều đầu tiên mà ai cũng nhận ra là tác phẩm “Ông Điền không điên” có cái tít khá ấn tượng, độc đáo. Hỏi Khắc Duẩn thì anh cho biết: Thực ra không chỉ các anh mà bất kỳ người cầm bút nào cũng trân trọng, nâng niu “đứa con tinh thần” của mình, trong đó có việc đặt tít bài. Do vậy, bắt đầu từ tít bài các anh cũng phải suy nghĩ và mong muốn đặt sao cho sát vấn đề, cho hay bởi tít là dòng chữ đầu tiên tiếp cận với con mắt độc giả. Các anh mong muốn gửi gắm thông điệp, nội dung cụ thể của một tác phẩm báo chí – một câu chuyện có thật trong đời sống tới bạn đọc mà không muốn để họ phải chờ lâu. Nhưng anh cũng khiêm tốn khi cho rằng việc rút tít của mình có ấn tượng hay không là do độc giả, các đồng nghiệp khác đánh giá thì khách quan, chính xác hơn.

2. Đọc lướt qua những tác phẩm được giải năm nay, chắc hẳn tôi cũng như nhiều đồng nghiệp, độc giả sẽ đồng quan điểm rằng ở đâu đó người nông dân vẫn có thể làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Tuy nhiên thực tế đáng buồn là số lượng này không nhiều, nó chỉ chiếm thiểu số. Tuyệt đại đa số người nông dân vẫn sống trong cảnh nghèo khó. Theo nhà báo Khắc Duẩn- người có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện các tuyến bài về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, cho biết nguyên nguyên nhân là do: Lịch sử để lại, tư duy lạc hậu, thiếu tư liệu sản xuất, hạn chế về kiến thức khoa học kỹ thuật, thiếu sự liên kết trong làm ăn kinh tế…. Anh cũng thẳng thắn chỉ ra rằng những cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ để nông dân làm giàu của Đảng, Nhà nước còn chưa kịp thời, chưa đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của nông dân.

Bước vào thời đại công nghệ 4.0, thời của bùng nổ kỹ thuật số - có khả năng kết nối vạn vật, của công nghệ vật lý (rô- bốt, tự động hóa), của công nghệ sinh học… thì bên cạnh những mặt thuận lợi thì khó khăn, thách thức đặt ra với người nông dân là không hề nhỏ, đòi hỏi mỗi người phải nỗ lực rất nhiều nếu không muốn bị bỏ lùi phía sau guồng quay đó. Cụ thể nhà báo Khắc Duẩn đã “hiến kế” giúp người dân như sau. 

Anh cho biết bên cạnh việc “ngồi chờ” Đảng, Nhà nước hoạch định chính sách, những cơ chế hỗ trợ nông dân thiết thực thì chính mỗi người nông dân phải tự trang bị cho mình kiến thức cơ bản về: Chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; “luật chơi quốc tế”; cập nhật, làm chủ và ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi; biết tích tụ ruộng đất; sản xuất ra hàng hóa lớn theo chuỗi giá trị; xây dựng thương hiệu nông sản; biết liên kết chặt chẽ, ổn định giữa “4 nhà” để thành công trong tạo ra sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm, không còn tình trạng được mùa mất giá như thời gian vừa qua....

Báo Công luận Nhà báo Khắc Duẩn trong lần đưa tin ở Tòa nhà Quốc hội (Ảnh: NVCC)
 
Và trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, bắt kịp xu thế thời đại ấy, báo chí góp phần quan trọng và là người bạn đồng hành với người nông dân. Mà thực tế thì không phải bây giờ mà từ khi ra đời, báo chí cách mạng Việt Nam đã luôn sát cánh, cổ vũ, động viên, khích lệ nông dân với sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. “Báo chí là cầu nối để mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới đời sống xã hội, trong đó có người nông dân. Đồng thời, báo chí cũng là diễn đàn để các tầng lớp nhân dân bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, bức xúc, bất cập từ thực tiễn, qua đó giúp cho Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng nắm bắt kịp thời và có sự điều chỉnh về chủ trương, chính sách, pháp luật phù hợp thúc đẩy xã hội phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Đặc biệt, qua các tác phẩm viết về tấm gương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi – như ở cuộc thi này, báo chí vừa cổ vũ nông dân thi đua lao động, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu, vừa là những mô hình hay, kinh nghiệm quý giúp cho nhiều nông dân khác tham khảo, học hỏi tự mình tìm ra cách để làm giàu phù hợp, hiệu quả, bền vững”, nhà báo Khắc Duẩn cho biết thêm./.

An Bảo

Tin khác

Khai mạc Giải Quần vợt phong trào toàn quốc Cup VTV8 năm 2024

Khai mạc Giải Quần vợt phong trào toàn quốc Cup VTV8 năm 2024

(CLO) Sáng 29/3, Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực miền Trung - Tây Nguyên (VTV8), Liên đoàn Quần vợt Việt Nam, Sở VH-TT TP Đà Nẵng tổ chức khai mạc Giải Quần vợt phong trào toàn quốc Cup VTV8-2024.

Nghề báo
Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo