Cần nhìn nhận, đánh giá chuẩn xác để có giải pháp điều chỉnh phù hợp

Thứ năm, 08/11/2018 07:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “HNB địa phương và việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 6, khóa XII” là vấn đề lớn, quan trọng đã và đang có tác động đến tâm tư của những người làm công tác Hội Nhà báo thời gian qua. Dẫu biết rằng, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải được tôn trọng và thực hiện một cách nghiêm túc, song thiết nghĩ, đối với tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp như HNBVN, để đạt được hiệu quả thiết thực thì cần có những bước đi, lộ trình và giải pháp phù hợp.

Không ít thách thức

Thời gian qua, câu chuyện được rất nhiều hội viên, người làm công tác Hội Nhà báo ở các địa phương đề cập đến nhiều là việc thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo tinh thần của Nghị quyết T.Ư 6 (khóa XII), trong đó có xác định cơ chế quản lý đối với các Hội quần chúng thời gian tới là tăng cường tự chủ. Về cơ bản, đã là chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thì phải được thực hiện nghiêm túc, song, thực tế nếu áp dụng theo cơ chế quản lý mới đối với HNB địa phương có phần “nóng vội” như cắt lương cán bộ và  kinh phí hoạt động của Văn phòng Hội như một số địa phương ở phía Nam vừa qua đã làm thì quả thực chưa “hợp tình, hợp lý”. Thậm chí, ở một số địa phương còn có chủ trương xây dựng đề án sáp nhập Hội Nhà báo vào Hội Văn học - Nghệ thuật địa phương… Điều này đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến tâm tư, đời sống của những người làm công tác Hội ở thời điểm hiện tại.

Báo Công luận
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng thăm và chúc mừng Hội Báo Toàn quốc 2018 do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. Ảnh: TL 
Về vấn đề này, nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN nhận xét, đó là một sự sáp nhập khiên cưỡng, không đúng với quy định của pháp luật và không đúng với chức năng nhiệm vụ của hai Hội; không đúng với phương thức và tính chất đặc thù hoạt động của hai Hội; không phù hợp với Luật Báo chí và Điều lệ của Hội Nhà báo Việt Nam, Điều lệ hoạt động của Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật Việt Nam, không phù hợp với thực tiễn hoạt động của hai tổ chức này. Bởi vì đây là hai hệ thống tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp độc lập với nhau, có chức năng, nhiệm vụ khác nhau, phương thức hoạt động khác nhau. Điều này sẽ gây xáo trộn về mặt tổ chức, sẽ tác động mạnh đến tính thống nhất của hệ thống tổ chức của Hội Nhà báo Việt Nam từ T.Ư tới địa phương. Và chắc chắn là điều này sẽ không phát huy được vai trò của HNBVN đối với xã hội, đối với đất nước trong tình hình chúng ta cần phát huy hơn nữa vai trò của báo chí. Bởi lẽ, mọi sự thay đổi liên quan đến hoạt động của Hội, nhất là vấn đề con người, kinh phí thì cần có lộ trình thời gian và bước đi phù hợp để xác định trách nhiệm, để quen dần với chủ trương mới và để tránh những hậu quả không như mong muốn…

Cần nhìn nhận và đánh giá “chuẩn” về vai trò, vị trí, chức năng của Hội Nhà báo

Thực tiễn đã chứng minh, với tư cách là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của những người làm báo Việt Nam, vai trò, vị trí và chức năng, nhiệm vụ của Hội Nhà báo Việt Nam đã được quy định rất rõ trong các văn bản của Đảng, Nhà nước, đặc biệt đã được luật hóa trong Luật Báo chí 2016. Và 68 năm qua - trong chặng đường xây dựng và phát triển của mình, Hội Nhà báo Việt Nam (HNBVN) đã từng bước khẳng định được vị thế, phát huy được vai trò của người làm báo cách mạng, luôn đồng hành cùng dân tộc, theo Đảng, phục vụ nhân dân. Chỉ thị 37-CT/TW, ngày 18/3/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) “Về tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kỳ mới” sau gần 15 năm thực hiện vẫn còn nguyên giá trị… Đồng thời, như nhìn nhận của ông Lê Viết Chữ - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi: “Tinh thần cơ bản của Nghị quyết T.Ư 6 về sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức hệ thống chính trị không phải là việc bỏ cái này, cắt cái kia mà với mục tiêu là giảm sự trùng lặp, sự chồng chéo và tạo động lực mới cho phát triển, để bộ máy vận hành tốt hơn, hiệu quả hơn, để mọi người cùng có cơ hội để phấn đấu, cống hiến…”.

Báo Công luận

Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN Hồ Quang Lợi và các đồng chí lãnh đạo tỉnh Phú Thọ thăm quan Hội Báo Xuân tỉnh Phú Thọ năm 2017. Ảnh: TL 

Đồng ý rằng, cũng như nhiều tổ chức khác, việc tăng cường tính tự chủ của Hội Nhà báo là điều rất cần thiết, hợp lý trong thời điểm này. Điều này đòi hỏi thời gian tới tổ chức Hội ở các Hội Nhà báo địa phương cần năng động, sáng tạo hơn. Hội phải đề ra các chương trình hoạt động thiết thực, tăng cường tính hiệu quả, làm sao để các chính quyền địa phương phải tìm đến “đặt hàng” HNB thực hiện một số việc, các chương trình, kế hoạch để từ đó Hội có hoạt động, có nguồn thu… Bên cạnh đó, cũng cần nhìn nhận một cách khách quan rằng, Hội Nhà báo là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xã hội nhân văn nên sẽ khó khăn hơn khi thực hiện việc tự chủ. Vì vậy, như mong muốn của những người làm công tác Hội ở các địa phương thì Hội Nhà báo Việt Nam, các tỉnh, thành ủy, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố khi thực hiện cơ chế tự chủ đối với Hội Nhà báo, trên cơ sở nhiệm vụ của Hội khi giao nhiệm vụ hay đặt hàng nhiệm vụ ngoài việc phù hợp với Hội Nhà báo, thì cần đảm bảo kinh phí đầy đủ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Hội Nhà báo thực hiện và thu được kết quả cao.

Như vậy, cùng với thông điệp rất rõ ràng của lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam là “Hệ thống tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam cần được bảo đảm tính thống nhất từ Trung ương tới địa phương như hiện nay”, mong rằng các địa phương cần quan tâm, có giải pháp cụ thể, linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi để Hội Nhà báo thực hiện hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình. Bên cạnh đó, để thực hiện một chủ trương, chính sách lớn quan trọng như Nghị quyết T.Ư 6, rất cần bộ phận tham mưu tại các địa phương, đơn vị ấy phải hiểu đúng, có năng lực, tâm và tầm nhìn để đề xuất các giải pháp thực hiện một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Hy vọng, các cấp có thẩm quyền khi triển khai thực hiện chủ trương có sự nhìn nhận và đánh giá “chuẩn” về vai trò, vị trí, chức năng của Hội Nhà báo để có sự điều chỉnh phù hợp, hiệu quả.                   

Ngọc Lành

 

Tin khác

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

(CLO) Chiều 22/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã chủ trì cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia do ông Sihono, Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Công tác hội
Nâng cao vị thế, vai trò của Liên Chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

Nâng cao vị thế, vai trò của Liên Chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

(CLO) Sáng 19/4, Liên Chi hội nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Công tác hội
Lan tỏa tinh thần đổi mới, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

Lan tỏa tinh thần đổi mới, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

(NB&CL) Thời gian qua, hoạt động công tác hội đã có nhiều những đổi mới thiết thực, đúng, trúng với những chuyển biến thời cuộc và hoạt động thực tiễn. Đặc biệt, thực hiện chủ trương hướng về cơ sở, các cấp Hội ở nhiều địa phương đã tập trung triển khai nhiều nội dung, ý tưởng đổi mới sáng tạo, góp phần củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, hiệu quả.

Công tác hội
Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

(CLO) Ngày 17/4, đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam đã trao hàng nghìn ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ các nhà giàn DK1 thuộc Vùng 2 Hải quân, đơn vị đang đóng quân tại Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Công tác hội
Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

(CLO) Lớp bồi dưỡng đã trang bị cho các học viên những kỹ năng, kiến thức quan trọng về quá trình làm việc trong công tác truyền thông. Tham gia lớp bồi dưỡng, các học viên đã rất tích cực học tập, có nhiều bài thực hành đạt chất lượng cao.

Công tác hội