Học tập, quán triệt Luật Báo chí 2016 và xây dựng quy định đạo đức người làm báo Việt Nam

Thứ ba, 24/05/2016 00:48 AM - 0 Trả lời

Chiều ngày 23/5/2016, tại Trụ sở Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, 59 Lý Thái Tổ, Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo triển khai học tập, quán triệt Luật Báo chí 2016 và góp ý xây dựng quy định đạo đức người làm báo Việt Nam.

(CLO) Chiều ngày 23/5/2016, tại Trụ sở Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, 59 Lý Thái Tổ, Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo triển khai học tập, quán triệt Luật Báo chí 2016 và góp ý xây dựng quy định đạo đức người làm báo Việt Nam.

[caption id="attachment_99503" align="aligncenter" width="640"]Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi phát biểu tại buổi họp báo Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi phát biểu tại buổi họp báo[/caption]

Chủ trì buổi họp báo có các đồng chí: Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Phạm Hồng Hải- Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông.

Đợt sinh hoạt chính trị, nghiệp vụ quan trọng

Tại buổi họp báo, nhà báo Phan Hữu Minh- Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: Thực hiện quy định tại Điều 8 Luật Báo chí 2016, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Hội Nhà báo Việt Nam, Chương trình hoạt động toàn khóa của Ban Chấp hành Hội NBVN khóa X và kế hoạch công tác năm 2016, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin- Truyền thông tổ chức triển khai đến tất cả các cấp Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương học tập Luật Báo chí 2016 và góp ý kiến xây dựng Quy định đạo đức người làm báo Việt Nam phù hợp với Luật Báo chí 2016 và luật pháp hiện hành.

Đây là một đợt sinh hoạt chính trị, nghiệp vụ quan trọng của HNBVN, của giới báo chí cả nước, nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan báo chí, người làm báo trong việc triển khai thực hiện Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và Luật Báo chí năm 2016, đặc biệt đề cao vai trò, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân  của người làm báo Việt Nam, nhằm xây dựng một nền báo chí ngày càng tiến bộ, lành mạnh và hiệu quả. Đây cũng là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 91 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2016)

Như chúng ta đã biết, Luật Báo chí 2016 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 5/4/2016 và Chủ tịch nước công bố Luật ngày 29/4/2016, thay thế  Luật Báo chí 1999, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2017. Luật Báo chí 2016 gồm 6 chương với 61 điều, được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 1999, trong đó có 32 điều mới, 29 điều sửa đổi, bổ sung.

Đáng chú ý, Luật Báo chí mới quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; quy định cụ thể về trách nhiệm cung cấp thông tin và quyền từ chối cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm. Luật Báo chí cũng "luật hoá" những quy định bắt buộc về đạo đức người làm báo; quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơ quan báo chí; quy định những hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí; bổ sung một số quy định về cải chính và xử lý vi phạm…

Phát biểu tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi nhận định: "Luật Báo chí năm 2016 đã tạo nền tảng, cơ sở pháp lý quan trọng, giúp những người làm báo dựa vào để phục vụ xã hội và người dân tốt hơn. Người làm báo cần phải học tập, quán triệt để nắm vững các điều luật của Luật Báo chí để phục vụ tốt hơn công việc của mình, tránh sai sót trong quá trình tác nghiệp.Khi Luật Báo chí 2016 ra đời, đã nhận được sự quan tâm, hoan nghênh của những người làm báo và cả xã hội. Luật Báo chí này rất quan trọng, góp phần xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, là cơ sở để xây dựng một nhà nước pháp quyền. Đây là luật của chính chúng ta, là “lẽ sống” của người làm báo, trong Luật Báo chí có nhiều nội dung mới, nên đòi hỏi phải học tập, quán triệt để nắm vững điều Luật”.

Người làm báo: Đạo đức là vấn đề cốt lõi, sống còn

Về Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam,  Quy định này được Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam khóa VIII (nhiệm kỳ 2005-2010) ban hành gồm 9 điều. Sau 11 năm thực hiện, nhiều nội dung của Quy định đạo đức nghề nghiệp Người làm báo Việt Nam không còn phù hợp với hoạt động báo chí và Luật Báo chí 2016 nói riêng và luật pháp hiện hành nói chung. Vì vậy, việc tiếp tục điều chỉnh các bộ luật, cũng như cần phải sửa đổi, bổ sung quy định về đạo đức nghề nghiệp sao cho phù hợp với luật báo chí hiện hành, với hoàn cảnh chính trị, xã hội và thực tế cuộc sống hiện nay… là vô cùng quan trọng, không chỉ với giới báo chí cả nước mà với toàn thể xã hội.

Cùng bàn về việc xây dựng quy định đạo đức người làm báo Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN Hồ Quang Lợi lưu ý: "Đạo đức là yếu tố cốt lõi, sống còn đối với hoạt động báo chí. Báo chí là lĩnh vực hoạt động đặc biệt, có tác động chi phối dư luận và đời sống tinh thần của xã hội. Người làm báo có trọng trách rất lớn. Nếu không coi trọng đạo đức, tác hại mang đến cho xã hội rất lớn. Bảo đảm quyền thông tin của người dân là cần thiết nhưng phải hướng tới giá trị nhân văn, xây dựng xã hội có đạo đức. Người làm báo cần nhận thức rõ trách nhiệm phải xây dựng một đất nước dân chủ, văn minh, xã hội nhân văn, đầy tình thương yêu, trân trọng con người. Vấn đề đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam bây giờ đã được “luật hóa”, vì vậy, vi phạm đạo đức cũng có nghĩa là vi phạm pháp luật. Những ai vi phạm đạo đức nghề nghiệp thì không được cấp Thẻ Nhà báo và đã cấp Thẻ nhưng vi phạm đạo đức nghề nghiệp thì sẽ bị tước Thẻ”, ông Lợi nhấn mạnh

Buổi họp báo đã diễn ra trong không khí sôi nổi, thẳng thắn và cởi mở, rất nhiều câu hỏi được đặt ra với các đồng chí lãnh đạo đại diện của Hội Nhà báo Việt Nam và Bộ Thông tin - Truyền thông.

Trả lời câu hỏi của phóng viên: “Hiện có một số cơ quan báo chí đưa ra quy định nội bộ về việc phát ngôn của nhà báo trên mạng xã hội. Trong quy định về đạo đức người làm báo VN sắp tới có đề cập đến vấn đề này?”

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi đã thẳng thắn chỉ ra thực tế có một số nhà báo khi viết bài trên báo chí công khai ký tên mình thì viết quan điểm thế này, nhưng viết trên mạng xã hội lại đưa ra quan điểm khác, thậm chí trái ngược. “Một người mà có 2 loại ý kiến về 1 vấn đề nào đó là không ổn! Về mặt lương tâm không thể hai mặt, không thể hai con người được. Nhà báo viết, chiến đấu, bảo vệ một cái gì đó phải chính trực, không thể lúc thế này, lúc thế kia được”, nhà báo Hồ Quang Lợi nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN cũng cho rằng, các cơ quan báo chí có quy định về việc nhà báo tham gia mạng xã hội phải phù hợp với luật, bởi các quy định dưới luật dù mang tính nội bộ phải phù hợp, không được vi phạm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận của công dân, trong đó có nhà báo.

Cùng giải đáp về vấn đề này, đồng chí  Nguyễn Văn Hiếu- Trưởng phòng báo chí TƯ (Cục Báo chí, Bộ TT&TT) cho biết: Khi thảo luận Luật Báo chí có ý kiến đề nghị đưa việc phát ngôn của nhà báo trên mạng xã hội. Nhưng có ý kiến cho rằng nếu quy định như vậy sẽ vi phạm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân, trong đó có nhà báo.

Do vậy, đồng chí Nguyễn Văn Hiếu cho rằng, việc nhiều cơ quan báo chí có quy định riêng về phát ngôn của nhà báo trên mạng xã hội là quy định nội bộ. Nhà báo ký hợp đồng làm việc tại cơ quan báo chí đó cùng thỏa thuận để thực hiện các quy định trong nội bộ. “Đây là đồng thuận thỏa ước lao động của nhà báo khi vào làm việc ở cơ quan báo chí. Nếu nhà báo cảm thấy không phù hợp thì nhà báo có thể không làm việc tại cơ quan báo chí đó nữa”...

Phát huy vai trò, trách nhiệm của báo chí trong việc tuyên truyền, góp phần thực hiện Luật Báo chí 2016

Do tính chất quan trọng của đợt học tập, quán triệt Luật Báo chí 2016 và tổ chức góp ý kiến xây dựng Quy định đạo đức người làm báo Việt Nam phù hợp với Luật Báo chí 2016 và luật pháp hiện hành, Đảng đoàn, Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam quyết định tổ chức với quy mô toàn quốc, tranh thủ sự giúp đỡ, phối hợp của các ngành liên quan.

Đợt sinh hoạt này gồm hai nội dung quan trọng là: Tổ chức cho người làm báo, hội viên học tập, quán triệt sâu sắc Luật Báo chí 2016,  những điểm mới, điểm nhấn so với Luật Báo chí 1999; phát động các cơ quan báo chí, hội viên nhà báo, các cấp các ngành và các tầng lớp nhân dân góp ý kiến tham gia sửa đổi, xây dựng Quy định đạo đức người làm báo Việt Nam phù hợp với Luật Báo chí 2016 và luật pháp hiện hành.

Thời gian tổ chức triển khai quán triệt Luật Báo chí 2016 và lấy ý kiến tham gia sửa đổi Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam diễn ra  trong 5 tháng, bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 9/2016. Trong đó, từ 1/6 đến ngày 30/7, các cấp hội và cơ quan báo chí tổ chức quán triệt, thảo luận; từ ngày 1/8 đến ngày 30/9, Trung ương Hội sẽ tổ chức hội thảo, lấy ý kiến và ban hành Quy định đạo đức người làm báo Việt Nam. Từ ngày 1/10/2016, các cấp hội tổ chức học tập và thực hiện Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam.

[caption id="attachment_99504" align="aligncenter" width="660"]Quang cảnh buổi họp báo Quang cảnh buổi họp báo[/caption]

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Hồng Hải cho biết, nhằm cụ thể hoá Luật Báo chí 2016, Bộ đang xây dựng Nghị định về đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định phân loại dịch vụ công, trong đó có báo chí. Đây là những quy định mà qua đó có thể xác định được việc hỗ trợ kinh phí cho các cơ quan báo chí ra sao.

Nhà báo Hồ Quang Lợi- Phó Chủ tịch Thường trực HBNVN cho biết, thời gian tới, Hội Nhà báo Việt Nam sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý, chỉ đạo báo chí, các địa phương để tổ chức các cuộc hội thảo; tọa đàm về việc thực hiện những nội dung đã được luật hóa đối với hoạt động báo chí, về thực hiện Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam. “Đây là một hoạt động chính trị, nghiệp vụ quan trọng của Hội Nhà báo Việt Nam, của giới báo chí, rất mong các cơ quan báo chí tích cực tham gia thông tin, tuyên truyền sâu, đậm, bằng nhiều loại hình báo chí, bằng nhiều hình thức về Luật Báo chí 2016 cũng như Quy định đạo đức Người làm báo Việt Nam, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động báo chí, chất lượng công tác Hội, đặc biệt chú trọng việc trau dồi đạo đạo đức cách mạng, thực hiện nghiêm túc những  quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, góp phần thực hiện nghiêm Luật Báo chí 2016”- nhà báo Hồ Quang Lợi đề nghị.

Ngọc Lành

Tin khác

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

(CLO) Chiều 22/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã chủ trì cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia do ông Sihono, Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Công tác hội
Nâng cao vị thế, vai trò của Liên Chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

Nâng cao vị thế, vai trò của Liên Chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

(CLO) Sáng 19/4, Liên Chi hội nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Công tác hội
Lan tỏa tinh thần đổi mới, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

Lan tỏa tinh thần đổi mới, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

(NB&CL) Thời gian qua, hoạt động công tác hội đã có nhiều những đổi mới thiết thực, đúng, trúng với những chuyển biến thời cuộc và hoạt động thực tiễn. Đặc biệt, thực hiện chủ trương hướng về cơ sở, các cấp Hội ở nhiều địa phương đã tập trung triển khai nhiều nội dung, ý tưởng đổi mới sáng tạo, góp phần củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, hiệu quả.

Công tác hội
Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

(CLO) Ngày 17/4, đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam đã trao hàng nghìn ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ các nhà giàn DK1 thuộc Vùng 2 Hải quân, đơn vị đang đóng quân tại Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Công tác hội
Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

(CLO) Lớp bồi dưỡng đã trang bị cho các học viên những kỹ năng, kiến thức quan trọng về quá trình làm việc trong công tác truyền thông. Tham gia lớp bồi dưỡng, các học viên đã rất tích cực học tập, có nhiều bài thực hành đạt chất lượng cao.

Công tác hội