Nâng cao kỹ năng tự bảo vệ của nhà báo khi tác nghiệp

Thứ bảy, 06/01/2018 17:21 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hội Nhà báo TP. Hà Nội vừa đã tổ chức hội thảo “Kỹ năng tự bảo vệ của phóng viên khi tác nghiệp”. Trong bối cảnh việc cản trở hoạt động báo chí và đe dọa, thậm chí hành hung nhà báo tác nghiệp đúng pháp luật, có chiều hướng gia tăng… thì các vấn đề đưa ra thảo luận tại diễn đàn này được các đại biểu ví như “cẩm nang vàng” hữu ích trong tác nghiệp của những người làm báo hiện nay.

Nghề báo vinh quang, nhưng nhọc nhằn và đầy nguy hiểm

Phát biểu tại hội thảo, TS. Trần Bá Dung- Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nghiệp vụ (Hội Nhà báo Việt Nam) cho biết: Ở Việt Nam cũng như ở các nước trên thế giới, nghề báo luôn được coi là nghề nguy hiểm, ẩn chứa nhiều rủi ro nghề nghiệp. Mặt khác, trong công tác đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, các mặt trái trong xã hội, báo chí luôn được coi trọng, đề cao, là lực lượng đi đầu; các nhà báo là những chiến sĩ xung kích, luôn đối mặt với nhiều mối hiểm nguy. Khi tác nghiệp nhà báo có thể đối diện với nhiều áp lực, cản trở, thậm chí là đe dọa tính mạng và tinh thần.

Tuy nhiên, theo nhà báo Trần Bá Dung, trên thực tế không phải lúc nào báo chí, nhà báo cũng được tạo điều kiện để tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Và ngay chính bản thân các nhà báo không phải lúc nào cũng có đủ nhận thức, tri thức và kĩ năng tác nghiệp, để vừa tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí một cách có hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn nghề nghiệp cho bản thân và cho cơ quan báo chí.

Do đó, kĩ năng tự bảo vệ của nhà báo khi tác nghiệp là vấn đề hết sức thiết thân đối với mỗi nhà báo, với các cơ quan báo chí. Hội thảo hôm nay do Hội Nhà báo TP. Hà Nội tổ chức, là hoạt động rất có ý nghĩa thời sự đối với báo chí”, nhà báo Trần Bá Dung nhấn mạnh.

Báo Công luận

Hội thảo nhận được nhiều chia sẻ tâm huyết, những phát hiện, đề xuất, những kinh nghiệm sâu sắc của các nhà báo 

Hội thảo đã nhận được nhiều chia sẻ tâm huyết, những phát hiện, đề xuất, những kinh nghiệm sâu sắc của các nhà báo. Với các tham luận và ý kiến phát biểu, từ nhiều góc tiếp cận khác nhau, các đại biểu tham dự hội thảo đã cùng tập trung thảo luận 3 vấn đề gồm:

Cơ chế bảo vệ nhà báo khi tác nghiệp; Kỹ năng tự bảo vệ nhà báo khi tác nghiệp; Mối quan hệ giữa việc cơ quan báo chí bảo vệ nhà báo và nhà báo tự bảo vệ khi tác nghiệp.

Giải nghĩa sâu sắc về sự nhọc nhằn của nghề báo, nhà báo Khiếu Quang Bảo- Ban liên lạc các nhà báo Cao tuổi (HNB TP. Hà Nội) đưa ra những dẫn chứng cụ thể khi nghề báo là sự kết hợp giữa lao động cơ bắp, đầy nguy hiểm với lao động trí tuệ đầy sáng tạo và là hoạt động lao động đầy nghiêm túc, trách nhiệm, phản ánh sự thật cuộc sống. Đồng thời, nhà báo Khiếu Quang Bảo cũng đặt ra vấn đề nền tảng tối quan trọng trong tác nghiệp. Đó là, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công dân của nhà báo khi tác nghiệp. “Vậy nhà báo anh là ai?” và tự có câu trả lời, là người làm truyền thông có đạo đức nghề nghiệp, có bản lĩnh vững vàng để nói không với “chạy”… Có 2 thứ nhà báo không được chối bỏ: Tổ quốc và thời đại ta đang sống.

Xoay quanh vấn đề cơ chế bảo vệ nhà báo của các cơ quan báo chí, nhà báo Tống Ngọc Thanh- LCH nhà báo báo Hà Nội mới và nhà báo Trần Hoàng Lan- Chi hội nhà báo báo Phụ nữ Thủ đô đã có những chia sẻ về hoạt động nghiệp vụ của đơn vị mình. Trong đó, nhấn mạnh công tác trao đổi nghiệp vụ để hạn chế rủi ro giữ phóng viên và Ban biên tập từ khi lập kế hoạch thực hiện các tuyến bài điều tra, cho đến phương án xử lý đối với các tình huống có thể phát sinh khi phóng viên gặp phải những cản trở, bị hành hung... trong quá trình tác nghiệp

Tiếp cận ở một góc độ khác, nhà báo Vi Hồng Tuấn- Chi hội nhà báo Báo An ninh Thủ đô lại đặc biệt nhấn mạnh đến văn hóa ứng xử và kỹ năng giao tiếp của phóng viên khi tiếp cận cơ sở, nguồn tin. Anh cho rằng “Nhà báo phải tuân thủ nguyên tắc: “Thận trọng, khách quan, trung thực và tỷ mỉ”…

Nhà báo Nguyễn Hòa Văn- Giám đốc Cổng Thông tin Điện tử HNBVN đã nêu ra 3 vấn đề mà theo ông là những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ nhà báo theo quy định của pháp luật, đồng thời phải đi đôi với việc nhà báo tự bảo vệ mình khi tác nghiệp. Đó là khi thực hiện nhiệm vụ, viết bài nhà báo cần xác định rõ: Bảo vệ ai, bảo vệ cái gì và bảo vệ như thế nào? Trong đó, việc bảo vệ tài liệu, bảo vệ nguồn tin, bảo vệ chứng cứ và bảo vệ bản quyền… là vô cùng cần thiết.

Trang bị kiến thức về pháp luật và giữ được đạo đức nghề nghiệp chính là nhà báo đã tự bảo vệ cho mình

Về kỹ năng tự giải thoát, tự bảo vệ khi tác nghiệp cá nhân trong môi trường thiếu an toàn, các đại biểu chỉ rõ: Đối với một nhà báo làm các sự việc “nóng” không gì nguy hại hơn là thiếu hiểu biết về pháp luật. Vì thế, trước khi trang bị cho mình những phương tiện tác nghiệp, những thứ có thể phòng vệ chính đáng thì hãy trang bị cho mình kiến thức về pháp luật trước. Hiểu biết về pháp luật sẽ giúp nhà báo nhìn ra được cái sai của người khác và tránh để mình mắc phải những lỗi lầm do lạm dụng quyền hạn hoặc không hiểu biết cặn kẽ dẫn đến nghĩ sai, làm sai.

Báo Công luận

Theo Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến,  Hội Luật gia TP. Hà Nội và Hội Nhà báo TP. Hà Nội sẽ đẩy mạnh công tác phối hợp trong công tác bảo vệ quá trình và quyền tác nghiệp hợp pháp của các nhà báo Thủ đô. 

Nhưng điều quan trọng trên hết, vẫn là đạo đức người làm báo. Với những người làm báo chuyên đi vào các điểm “nóng” phải giữ cho mình cái đầu lạnh, tỉnh táo để phân biệt đâu là đúng sai, giữ cho mình nhiệt huyết để viết vì lẽ phải, vì đông đảo quần chúng nhân dân chứ không vì tư lợi, vì quyền lợi của một nhóm người nào. Làm việc với cái tâm trong sáng nhà báo sẽ đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của mình. Điều đó cũng sẽ tránh cho nhà báo sa ngã vào những cám dỗ, thoái hóa biến chất.

Bởi theo các đại biểu, rất nhiều nhà báo không “ngã ngựa” khi hăng hái viết điều tra, lao vào điểm nóng đấu tranh với sai phạm mà lại “ngã” vào những cạm bẫy ngọt ngào mà đối tượng mình đang theo sát, điều tra giăng ra. Những cạm bẫy đó cũng nguy hiểm không kém nguy cơ từ môi trường làm việc thiếu an toàn mà còn để lại cho nhà báo những thiệt hại nặng nề về danh dự, về sự nghiệp làm báo. Chính vì vậy, trong bối cảnh này, nhà báo càng phải giữ mình để bút sắc, lòng trong, tâm sáng.

Bên cạnh đó, một nội dung cũng đã nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu tại hội thảo, khi nhà báo- luật gia Đào Duy Mười- Nguyên Trưởng ban Bạn đọc Báo Hànộimới nêu ra vấn đề “mối quan hệ cộng sự” cần thiết giữa Nhà báo và Luật sư trong khi thực hiện các bài viết về phóng sự điều tra. Theo nhà báo- luật gia Đào Duy Mười đây là một vấn đề lớn với nhiều cách tiếp cận khác nhau, trong đó, nhà báo tham vấn Luật sư để nắm vững hơn quy định của Pháp luật; để nâng cao kỹ năng điều tra, xử lý thông tin; để sáng tạo tác phẩm có chất lượng hơn, nhận được niềm tin nơi bạn đọc nhiều hơn.

Bên cạnh đó, Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến- Chủ tịch Hội Luật gia TP. Hà Nội cũng đã thông tin đến với hội thảo các chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật báo chí và những kiến thức pháp luật phóng viên cần biết khi tác nghiệp. Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến còn cho biết, thời gian tới, Hội Luật gia TP. Hà Nội và Hội Nhà báo TP. Hà Nội sẽ đẩy mạnh công tác phối hợp trong công tác bảo vệ quá trình và quyền tác nghiệp hợp pháp của các nhà báo Thủ đô.

Báo Công luận

Phó Chủ tịch Thường trực HNB TP. Hà Nội Nguyễn Viêm Hoàng phát biểu kết luận hội thảo. 

Cảm ơn và ghi nhận những ý kiến trao đổi, hiến kế tại hội thảo, trong phát biểu kết luận, nhà báo Nguyễn Viêm Hoàng- Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo TP. Hà Nội nhấn mạnh, nghề báo vinh quang, nhưng nhọc nhằn và đầy nguy hiểm. Để bảo vệ mình, các phóng viên cần nâng cao ý thức trách nhiệm, nắm vững pháp luật cũng như Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Bản thân các cơ quan báo chí cần xây dựng quy trình bảo vệ phóng viên khi tác nghiệp. Bên cạnh đó, kỹ năng ứng xử có văn hóa sẽ giúp tạo niềm tin nơi cơ sở, giúp phóng viên có thể đạt được mục đích trong quá trình tác nghiệp.

Đồng thời, Phó Chủ tịch Thường trực HNB TP. Hà Nội đề nghị, qua hội thảo này, các Liên Chi hội, Chi hội ở các cơ quan báo chí Thủ đô cần tổ chức nhiều hơn các buổi nói chuyện, trao đổi nghiệp vụ tại đơn vị, từ đó nâng cao hơn nữa nhận thức và trách nhiệm nghề nghiệp trong mỗi phóng viên; góp phần đề cao trách nhiệm của cơ quan báo chí bảo vệ nhà báo và bảo vệ nguồn tin, đề cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, đạo đức nghề nghiệp cũng như nâng cao kĩ năng tự bảo vệ của nhà báo khi tác nghiệp trong môi trường không an toàn; góp phần bảo đảm môi trường hoạt động nghề nghiệp an toàn cho nhà báo./.

Bảo An


Tin khác

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

(CLO) Chiều 22/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã chủ trì cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia do ông Sihono, Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Công tác hội
Nâng cao vị thế, vai trò của Liên Chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

Nâng cao vị thế, vai trò của Liên Chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

(CLO) Sáng 19/4, Liên Chi hội nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Công tác hội
Lan tỏa tinh thần đổi mới, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

Lan tỏa tinh thần đổi mới, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

(NB&CL) Thời gian qua, hoạt động công tác hội đã có nhiều những đổi mới thiết thực, đúng, trúng với những chuyển biến thời cuộc và hoạt động thực tiễn. Đặc biệt, thực hiện chủ trương hướng về cơ sở, các cấp Hội ở nhiều địa phương đã tập trung triển khai nhiều nội dung, ý tưởng đổi mới sáng tạo, góp phần củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, hiệu quả.

Công tác hội
Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

(CLO) Ngày 17/4, đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam đã trao hàng nghìn ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ các nhà giàn DK1 thuộc Vùng 2 Hải quân, đơn vị đang đóng quân tại Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Công tác hội
Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

(CLO) Lớp bồi dưỡng đã trang bị cho các học viên những kỹ năng, kiến thức quan trọng về quá trình làm việc trong công tác truyền thông. Tham gia lớp bồi dưỡng, các học viên đã rất tích cực học tập, có nhiều bài thực hành đạt chất lượng cao.

Công tác hội