Nhà báo Đỗ Đức Dục- một tấm lòng tha thiết yêu nghề!

Thứ sáu, 14/09/2018 15:22 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đây chính là chủ đề của Triển lãm nằm trong chương trình "Hội thảo kỷ niệm 25 năm ngày mất nhà nghiên cứu Đỗ Đức Dục", do Viện Văn học (Viện Hàn lâm KHXHVN) phối hợp với Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức ngày 13/9, tại Hà Nội. Chương trình ý nghĩa này nhằm ghi nhận, tôn vinh những đóng góp to lớn của ông trong sự phát triển văn hóa, trí thức nước nhà.

Báo Công luận
Hội  thảo kỷ niệm 25 năm ngày mất nhà nghiên cứu Đỗ Đức Dục. Ảnh: TQ
Đỗ Đức Dục: Bản lĩnh của thế hệ trí thức vàng Việt Nam

Hội thảo có sự tham dự của các đại biểu là các nhà nghiên cứu, nhà báo đến từ các tổ chức, viện nghiên cứu, cơ quan công tác của nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo, nhà văn hóa Đỗ Đức Dục.

Ông Đỗ Đức Dục sinh năm 1915 tại làng Xuân Tảo, Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội, mất năm 1993. Ông là một nhà trí thức lớn của dân tộc, nhà hoạt động chính trị, nhà văn hóa, nhà giáo duc, nhà báo, nhà luật học, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng. Ông đã đóng trọn vai trò của một trí thức dân tộc trong thời đại Cách mạng. Đỗ Đức Dục: Bản lĩnh của thế hệ trí thức vàng Việt Nam.

Từ một trí thức có tư tưởng cấp tiến, Đỗ Đức Dục sớm đến với Cách mạng. Năm 1945, ông được cử vào Đoàn Đại biểu của Đảng Dân chủ đi dự Đại hội quốc dân tại Tân Trào. Năm 1946, được bầu là Đại biểu Quốc hội khóa I, được giao trọng trách thuyết trình trước Quốc hội bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Báo Công luận
Nhà văn hóa, nhà báo, nhà trí thức lớn Đỗ Đức  Dục (1915- 1993)
Cũng trong thời gian này, ông được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục. Khi Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông đã cùng tổ chức lên chiến khu và tiếp tục đảm nhiệm các trọng trách: Phó Bí thư Tổng bộ Việt Minh; Ủy ban UBTƯ Mặt trận Liên Việt; Phó Tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam; Giám đốc Trường viết báo Huỳnh Thúc Kháng; Chủ nhiệm báo Độc Lập.

Năm 1957, với cương vị là Thứ trưởng Bộ Văn hóa, ông được giao nhiệm vụ cùng các nhà văn có tên tuổi thời đó đứng ra vận động và thành lập Hội Nhà văn Việt Nam. Nhiều bài viết, bài nghiên cứu, tác phẩm của ông tới nay vẫn còn nguyên giá trị và được mọi người tìm đọc.

Hơn nửa thế kỷ hoạt động trên nhiều lĩnh vực, có thể khẳng định ông chính là hiện thân sinh động và đẹp đẽ của mẫu hình trí thức dấn thân không mệt mỏi trong thế kỷ XX đầy biến động. Dường như ở lĩnh vực nào ông cũng đều có những đóng góp đáng ghi nhận. Đó là đóng góp đích thực của một trí thức ưu thời mẫn thế vì sự phát triển của đất nước, một người luôn kiên định với lý tưởng là tận hiến đời mình cho Tổ quốc và nhân dân.

Báo Công luận
GS-TS. Nguyễn Quang Thuấn- Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 
Tại Hội thảo, GS-TS. Nguyễn Quang Thuấn- Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cho rằng việc tích lũy tri thức một cách hệ thống và khoa học trong ngành nghiên cứu xã hội nhân văn khi đó thực sự chưa được coi trọng. Đỗ Đức Dục hẳn đã nhìn thấy điểm yếu đó và ông muốn xây dựng một nền khoa học xã hội nhân văn thực sự khoa học. Những bài báo của ông đã góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu khoa học xã hội ở miền Bắc trở nên sôi nổi.

“Cuộc đời của một con người cống hiến trọn đời mình cho Cách mạng, cho đất nước, cho sự phát triển của văn hóa và khoa học như Đỗ Đức Dục xứng đáng để các thế hệ chúng ta tôn vinh, học tập.” GS-TS. Nguyễn Quang Thuấn khẳng định.

Chiếm một tình cảm, vị trí đáng kính trên cả ba phương diện: người viết báo, người thầy và người quản lý

Theo Nhà báo Hồ Quang Lợi- Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, nhắc đến Đỗ Đức Dục, nếu chỉ nhắc đến vai trò là Nhà văn, Nhà báo, Nhà nghiên cứu,... thì chưa đủ, mà cao hơn nữa, ông là một Nhà Văn hóa lớn.

Trong sự nghiệp cầm bút, Đỗ Đức Dục đã có những cống hiến to lớn cho nền báo chí nói riêng và đất nước nói chung. Ở lĩnh vực nào ông cũng đã thể hiện xuất sắc và toàn diện. "Dưới ánh sáng của công cuộc Đổi mới, chúng ta nhìn lại cuộc đời đầy vinh quang của Đỗ Đức Dục và thực sự chúng ta rất tự hào. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,... đều đã lấy tên ông để đặt tên cho những con phố rất đẹp. Chúng ta đang có những nhìn nhận hết sức cần thiết về những cống hiến của Đỗ Đức Dục," Nhà báo Hồ Quang Lợi nhấn mạnh.

Báo Công luận
Triển lãm quy mô nhỏ "Đỗ Đức Dục một tấm lòng tha thiết yêu nghề" 
Đặc biệt, một điểm nhấn bên lề Hội thảo Kỷ niệm 25 năm ngày mất Nhà nghiên cứu Đỗ Đức Dục là triển lãm mang chủ đề: “Nhà báo Đỗ Đức Dục- một tấm lòng tha thiết yêu nghề”. Triển lãm đã giới thiệu những hình ảnh, bài báo của tác giả Đỗ Đức Dục và những tác phẩm văn học Pháp do ông là dịch giả dưới bút danh Trọng Đức.

Chia sẻ về ý nghĩa của triển lãm này, nhà báo Trần Thị Kim Hoa- Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam khẳng định: Trong lịch sử báo chí Việt Nam, ông là một nhà báo cách mạng xuất sắc. Trong trái tim của các thế hệ nhà báo Việt Nam, Đỗ Đức Dục chiếm một tình cảm, một vị trí đáng kính trên cả ba phương diện: người viết báo, người thầy và người quản lý. Do vậy, việc trưng bày những hiện vật, tư liệu này cũng chính là mong muốn của Bảo tàng Báo chí Việt Nam để tôn vinh và tưởng nhớ về Nhà nghiên cứu, nhà báo Đỗ Đức Dục.

Thực sự, ông được biết đến trước hết với tư cách một người viết báo chuyên nghiệp và làm Thư ký tòa soạn Báo Thanh Nghị. Trên tờ báo này, Đỗ Đức Dục viết về nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, nhất là xã hội và văn hóa với nhiều bút danh khác nhau: Như Hà, Trọng Đức, Tảo Hoài.

Đỗ Đức Dục làm Tổng biên tập Báo Độc Lập; Giám đốc Trường viết báo Huỳnh Thúc Kháng (1949); Ông cũng giữ trọng trách Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam trong một thời gian dài; Trong hồi tưởng của đồng nghiệp, Đỗ Đức Dục là một nhà báo, nhà văn viết cả đời không mệt mỏi và đã có những đóng góp đáng kể cho nền báo chí, văn học VN.

Một khảo sát đã được công bố cho biết trong thời gian từ 1941 - 1945, Đỗ Đức Dục có trên 80 bài đăng trên báo Thanh nghị và sau đó từ 1945 - 1988, ông có khoảng 340 bài đăng trên báo Độc lập. Song đó chắc chắn là những con số chưa đầy đủ…

Báo Công luận
Triển lãm nhằm tôn vinh  những đóng góp của nhà báo Đỗ Đức Dục cho sự nghiệp báo chí VN. Ảnh: infonet
Nhiều bài báo của ông giành được sự quan tâm của người đọc, hầu hết đều là những bài có tính nghị luận, hoặc những phóng sự, phê bình văn học dồi dào tinh thần dân chủ và thượng tôn pháp luật.

Tiếp thu quan điểm làm báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những thành tựu báo chí tiến bộ Phương Tây; trên cương vị là Giám đốc Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng và là thành viên lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam trong nhiều năm; Đỗ Đức Dục cùng với những tác phẩm báo chí của mình đã góp phần xây dựng những nguyên lý nền tảng của báo chí cách mạng Việt Nam, thắp lên sự dũng cảm, mở ra những tầm nhìn xa rộng để sánh bước cùng báo chí thế giới.

Một ngòi bút xông xáo của báo chí cách mạng, một tấm lòng tha thiết yêu nghề, đó là chính là nhà báo Đỗ Đức Dục.

L.V

Tin khác

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

(CLO) Chiều 22/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã chủ trì cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia do ông Sihono, Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Công tác hội
Nâng cao vị thế, vai trò của Liên Chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

Nâng cao vị thế, vai trò của Liên Chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

(CLO) Sáng 19/4, Liên Chi hội nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Công tác hội
Lan tỏa tinh thần đổi mới, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

Lan tỏa tinh thần đổi mới, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

(NB&CL) Thời gian qua, hoạt động công tác hội đã có nhiều những đổi mới thiết thực, đúng, trúng với những chuyển biến thời cuộc và hoạt động thực tiễn. Đặc biệt, thực hiện chủ trương hướng về cơ sở, các cấp Hội ở nhiều địa phương đã tập trung triển khai nhiều nội dung, ý tưởng đổi mới sáng tạo, góp phần củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, hiệu quả.

Công tác hội
Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

(CLO) Ngày 17/4, đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam đã trao hàng nghìn ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ các nhà giàn DK1 thuộc Vùng 2 Hải quân, đơn vị đang đóng quân tại Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Công tác hội
Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

(CLO) Lớp bồi dưỡng đã trang bị cho các học viên những kỹ năng, kiến thức quan trọng về quá trình làm việc trong công tác truyền thông. Tham gia lớp bồi dưỡng, các học viên đã rất tích cực học tập, có nhiều bài thực hành đạt chất lượng cao.

Công tác hội