Độc và Lạ làm nên thành công của E-magazine

Thứ bảy, 17/02/2018 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Xu hướng E-magazine có thể coi là dạng bài (nhiều khi) để làm sang tờ báo nhưng cũng mang lại nhiều điểm thú vị, cả về nội dung, hình thức, cuốn hút bạn đọc. Afamily là một trong những tờ báo đẩy mạnh xu hướng này. Báo NB&CL đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Ngọc Linh - một trong những người trực tiếp thực hiện những bài E-magazine trên báo điện tử Afamily - để rõ hơn những trải nghiệm, góc nhìn của người trong cuộc về xu hướng làm báo thú vị này.

Với E- magazine, người đọc trải nghiệm mới lạ so với các bài báo tĩnh

+ Hoà vào xu hướng E-magazine của các báo, Afamily là một trong những tờ báo đã tạo ấn tượng về xu hướng này với lượng bài lớn, câu chuyện phong phú. Đẩy mạnh hình thức này là một điểm nhấn ấn tượng với bạn đọc song với người làm trực tiếp như chị chắc hẳn mất nhiều công sức hơn?

- Chắc chắn là phải đầu tư cả nội dung và hình thức hơn hẳn những bài báo có định dạng quen thuộc mà độc giả đã quen nhiều năm nay. Điểm khác biệt dễ thấy nhất là đề tài của các bài E-magazine được chọn lọc và thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên. Có thể vẫn là bài viết về thu Hà Nội, nhưng nó sẽ được cách điệu đi bằng góc nhìn lạ lẫm tân thời, không buồn thương như thơ văn cũ, mà nó gắn với cốc trà đá hướng dương ngồi bệt giữa phố đi bộ, hoặc gánh cúc hoạ mi, nắng vàng giòn xinh xắn phủ đầy những tiệm cafe bằng kính…

Đó là điểm khác biệt thứ 2, cũng là điểm tạo hiệu ứng thẩm mỹ chính trong các bài E-magazine chính là ảnh và clip đi kèm. Chúng sẽ được trau chuốt kỹ càng ngay từ khâu giơ máy lên chụp, góc máy xuất sắc, độc đáo, có giá trị biểu đạt nội dung tinh tế qua chi tiết trên ảnh, đẹp cả về màu sắc lẫn bố cục. Khi lên khung bài, đội ngũ designer sẽ tiếp tục sắp xếp lại ảnh, tạo thêm hiệu ứng chuyển động hoặc kiểu nào đó phức tạp hơn, cho người đọc trải nghiệm mới lạ hoàn toàn so với các bài báo tĩnh thông thường.

Báo Công luận
Nhà báo Ngọc Linh 

E-magazine tích hợp nhiều công cụ biểu đạt nội dung

+ Dưới góc nhìn của riêng chị, với các trải nghiệm từ thực tế, trải nghiệm từ bạn đọc, thì xu hướng E-magazine có thực sự là hướng đi hiệu quả và lâu dài - là một thế mạnh song hành tin ngắn và đọc nhanh - thế mạnh của báo điện tử không, khi thời buổi thông tin nhanh, gọn…?

- Có chứ. Ngay thời điểm mới xuất hiện, E-magazine đã tạo nên cơn sốt khám phá cho độc giả, những thực khách khó tính luôn thay đổi khẩu vị nhanh chóng, luôn đòi hỏi món ngon mới lạ. Tuy quá trình chế biến ra một bài E-magazine khá cầu kỳ, tốn thời gian, công sức, nhưng sau này chắc sẽ có phương pháp thu gọn lại, sau khi các báo đã có kinh nghiệm dày dặn trong việc sản xuất dạng bài này. Hiệu quả thì không phải bàn, vì thực tế phản hồi của độc giả rất tốt, với góc nhìn của người đã từng thực hiện E-magazine, tôi thấy họ rất thích những bài có thiết kế định dạng E-magazine, tỉ lệ người xem click vào bài viết có gắn tag E-magazine cao hơn bài thông thường. Vì sao? Vì họ biết chắc chắn mình sẽ được khám phá một bài báo hấp dẫn, chất lượng cao, đáng để bỏ thời gian ra đọc.

+ Vẻ đẹp của một bài báo điện tử cuối cùng cũng làm thoả mãn những người yêu báo giấy, yêu sự duy mỹ?

- Tôi cũng nghĩ thế. Và điều cuối cùng là E-magazine có lợi thế làm được multimedia, nó tích hợp được nhiều công cụ biểu đạt nội dung cho độc giả, ví dụ như bài báo bình thường luôn theo format là text xen kẽ hình hoặc dày dặn hơn thì chèn thêm clip, infographic… nhưng E-magazine còn có font chữ riêng, có thể vẽ thêm tranh ẩn hiện dưới text, bố cục sinh động hơn. Nếu thời gian tới không có dạng bài nào mới xuất hiện thì E-magazine có thể coi là dẫn đầu xu hướng đọc báo, thu hút độc giả hơn hẳn.

+ Nói như vậy thì chị đang tin rằng E-magazine là lối thoát trong cuộc chiến giành độc giả hiện nay?

- Cũng có thể. Độc giả thường yêu thích một số trang nhất định tuỳ theo sở thích của họ, nhưng nó không có nghĩa họ sẽ trung thành mãi mãi với mấy trang đó. Khi có trang mới hơn, trẻ hơn, giao diện “quyến rũ” hơn, tạo điểm nhấn bằng các bài E-magazine xuất hiện, các trang cũ kỹ truyền thống, có hình thức cọc cạch sẽ khiến độc giả chán, “bỏ cơm tìm phở” luôn.

Báo Công luận
Hình ảnh bài e-magazine trên AFamily 
Không bài E-magazine nào có thiết kế giống nhau

+ Ở Afamily các dạng bài này có được xếp vào dạng bài khó không hay quen rồi thì cũng dễ?

- Làm E-magazine chưa bao giờ dễ và đơn giản. Afamily đã triển khai dạng bài này được hơn 1 năm rồi, viết không khó, làm cũng không khó, chỉ khó nếu không nghĩ ra đề tài để làm thôi…

+ Vậy các bài E-magazine có tiêu chí gì không? Với riêng chị cái làm nên thành công của bài E-magazine?

- Bản sắc của nó, sự độc lạ mà chính nó bộc lộ ra. Không bài E-magazine nào có thiết kế giống nhau, mỗi bài là một món ăn được chế biến theo cách riêng, trang trí không đụng hàng, trải nghiệm cũng khác nhau. 

+ Cách làm khác biệt, mới lạ để thoả n nhu cầu đẹp, dễ đọc, ấn tượng song lại làm khó người thực hiện. Chị có phải học, nghiên cứu kỹ các cách làm của các tờ báo nổi tiếng trên thế giới không?

- Cái này tôi làm bằng kinh nghiệm bản thân và xem các bài trước mình thôi, không nghiên cứu gì cầu kỳ. Vì lúc mới có E-magazine thì hình như kênh 14 tiên phong, Afamily là "chị em ruột" với kênh 14 nên theo ngay sau đó chỉ thời gian ngắn.

+ Thường chị hay thích nhấn vào câu chuyện nội dung, nhân vật hay hình ảnh?

- Câu chuyện và nhân vật, vì ảnh không thuộc chuyên môn của mình (cười). Về cơ bản, bài dạng này cũng phải có điểm nhấn nội dung đề tài để đưa lên title, còn ảnh và phương tiện khác giúp tăng tính hấp dẫn và thẩm mỹ cho bài. Vẫn phải cân bằng cả hình thức và nội dung, ảnh nhiều quá hay text nhiều quá cũng khiến người xem… bội thực.

Báo Công luận
Hình ảnh bài e-magazine trên AFamily  


Ưu điểm - hình thức và nội dung, cũng là khuyết điểm của E-magazine


+ Dạng bài E-magazine cần cả nội dung và hình thức trong khi báo điện tử cần một lượng lớn những thông tin, cả yếu tố nhanh nữa. Điều này liệu có vênh?

- Chính xác là ưu điểm cầu kỳ về cả 2 yếu tố hình thức và nội dung cũng là khuyết điểm của dạng bài E-magazine. Tôi đã từng tham khảo ý kiến của nhiều người sau khi đọc xong một bài
E- magazine, họ đều nhận xét rằng các bài kiểu này text quá dài, ảnh đôi khi chiếm diện tích lớn, hoặc designer hơi sáng tạo quá, họ làm ra các hiệu ứng hiển thị ảnh lạ mà nếu không có hướng dẫn thì không ai biết series ảnh đó thú vị thế nào (ví dụ như phải quẹt tay sang trái hoặc phải để thấy hết album ảnh mini, chạm vào ảnh nó sẽ có tuyết rơi, hoặc cây cối rung rinh…), hoặc nhiều chi tiết bị hạn chế khi đọc bản E-magazine, trên mobile, không đầy đủ như bản trên PC. Một số người thì cho rằng bài E-magazine đẹp chỉ để ngắm, text họ đọc đại khái, hoặc bỏ qua, như vậy rất lãng phí, khiến người làm ra bài, như tôi, cảm thấy khá buồn, tiếc công mình chuốt gọt từng câu chữ, cố gắng đem lại cho độc giả cái hay nhất.

+ Khi thực hiện lên trang, chị học cách làm như thế nào, tự mày mò hay phải tham khảo, cập nhật các công nghệ hiện đại?

- Bài E-magazine thành hình là sản phẩm chung của rất nhiều nhân sự: BTV, PV ảnh, designer, quay phim, dựng clip… nên thường là việc ai người đó làm, cập nhật công nghệ là chuyên môn của các bạn thiết kế, không phải khâu do mình đảm nhận. Cũng không có cách làm gì đặc biệt, chúng tôi đi thu thập thông tin, phỏng vấn nhân vật… rồi về gọt giũa lại thôi, ghép lại cùng các nguyên liệu khác.

+ Để một cái tứ của bài E-magazine đã khó rồi, đến khâu chọn ảnh cũng nan giải khi thực hiện. Cái khó và cái mà chị thấy chưa thoả mãn ở dạng bài E- magazine là gì?

- Cái khó nhất là khi xem bản thiết kế hoàn chỉnh xong xuôi rồi, mình cảm thấy nó chưa đủ đẹp, chưa đủ tròn trịa, không có sai sót gì nhưng vẫn thấy thiếu gì đó để nó nổi bật hơn.

+ Chị mong được làm những bài E-magazine  như thế nào?

- Tôi thích bài đẹp, ngắn gọn, mọi nguyên liệu đều vừa phải, không mặn không nhạt, đủ để tạo dấu ấn trong lòng độc giả.

Hằng Nga

 (Thực hiện)

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn