Anh dũng hy sinh khi chiếc áo mới chưa kịp may

Thứ bảy, 27/10/2018 12:49 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau khi bài báo "Tấm gương trong của miền Châu Thổ” được phát hành, chúng tôi nhận được nhiều hồi âm từ bạn đọc và những phản hồi từ lãnh đạo của các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau. Đồng chí Bí thư tỉnh ủy Bến Tre đã có buổi gặp mặt tác giả để cùng trao đổi về nhân vật chị Bảy Rỉ. Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã cử một đoàn cán bộ tỉnh đến gia đình chị Bảy Rỉ để thắp nhang. Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam- nhà báo Nguyễn Bé cùng các phóng viên đến và chia sẻ với thân nhân chị Bảy Rỉ

Đốt nén nhang thắp lên bàn thờ chị Bảy Rỉ tại căn nhà nằm bên bờ sông Tiền (địa chỉ số 4/1 Lê Thị Hồng Gấm, P. 6, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang), nhà báo Nguyễn Bé, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam (một người từng là Tỉnh ủy viên, Tổng Biên tập Báo Cà Mau) chia sẻ việc ông được nghe kể về tấm gương trung liệt của chị Bảy Rỉ. Chị đã anh dũng hiên ngang đối mặt với kẻ thù trong những lần bị chúng bắt. Lần nào cũng bị tra tấn, hãm hiếp dã man, … nhưng không có lần nào chị hé răng khai báo.

Báo Công luận
 Nhà báo Nguyễn Bé - Phó Chủ tịch HNBVN đến và chia sẻ với thân nhân gia đình chị Bảy Rỉ tại Mỹ Tho, Tiền Giang.

Nhà báo Nguyễn Bé nhớ lại lời kể của đồng chí Chung Văn Ngưng (Tám Thắng), nguyên Giám đốc Trường Chính trị Châu Văn Đặng, tỉnh Cà Mau. Ông Nguyễn Bé kể: Sau lần chị Rỉ bị địch bắt ở Thới Bình và được điều về xã Nguyễn Phích, Khánh An công tác: "Một buổi sáng sớm, anh em cơ quan tổ chức đi bứt đọt choại để bán lấy tiền mua gạo, chị Rỉ cùng đi. Chiều về, mọi người tắm giặt rồi lên ngồi ăn cơm. Thấy chị còn mặc quần áo ướt, tuy đã vắt khô, các anh khuyên nên đi thay kẻo bị cảm. Chị dạ, nhưng rồi không thấy chị đi thay đồ. Sau này các anh mới biết, lúc đó chị chỉ có một bộ quần áo mà thôi!”

“Chị làm bà đỡ rất giỏi, tinh thần tận tụy phục vụ của chị được đồng bào yêu mến. Ở kinh Cựa Gà, rạch Bà Thầy, nay thuộc huyện U Minh, có gia đình bác Ba C rất thương mến chị, bởi lúc bác lâm bệnh, chị là người thường tới lui chích thuốc, thăm viếng, chăm sóc bác hết sức chu đáo. Chiều 30 Tết năm 1960, bác làm cơm cúng ông bà và mời anh em cán bộ đến vui xuân với bác. Bác dành riêng một mâm cúng chị Rỉ. Sau khi thắp nhang, bác vào buồng mở rương lấy ra một xếp vải đen, nói với các anh: Hồi Bảy Rỉ còn sống, bác đã mua xếp vải này, tính gởi cho cháu cắt quần áo, tội nghiệp, con gái mà thiếu thốn quá. Không ngờ chưa kịp gởi thì nghe tin cháu đã hy sinh! Nước mắt lăn dài trên má, cố nén xúc động, bác nói: “Bác sẽ cất xếp vải này, để mỗi lần nhìn thấy nó như thấy cháu Rỉ!”.

Báo Công luận
 Những bồn nước mắm có từ những năm 1960, từng là nơi che giấu cán bộ cách mạng và cất giấu vũ khí của quân ta, ... là "địa chỉ đỏ cần lưu giữ". 

Nghe nhà báo Nguyễn Bé kể lại, cụ Huỳnh Thị Chín (em gái của liệt sĩ Huỳnh Thị Rỉ) đã không kìm được nước mắt. Cụ Chín cũng giới thiệu với nhà báo Nguyễn Bé về hoàn cảnh gia đình của cụ, nơi gia đình cụ đang sinh sống.

Theo cụ Chín, năm 1960 chạy trốn Mỹ Ngụy càn quét, gia đình phải từ giã Bến Tre qua TP. Mỹ Tho sinh sống. Gia đình có 5 anh chị em hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chỉ có 3 người tìm được mộ phần, còn lại bị thất lạc chưa tìm thấy. Mẹ cụ là bà Nguyễn Thị Đa, một Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, hiện đã mất. Chị Bảy Rỉ là người chị gái mà cụ Chín trăn trở suốt cuộc đời, vì số phận của chị đầy bi thương, bi tráng.

Cụ Chín cho biết, ngôi nhà mà gia đình cụ hiện đang sinh sống từng nuôi dưỡng, cưu mang rất nhiều cán bộ cách mạng. Xưởng nước mắm của cụ ngày nào cũng có ít nhất vài ba cán bộ hoạt động cách mạng ở trong đó. Theo cụ Chín, “trong 300 thùng nước mắm, thì thường bỏ trống vài thùng để cho cán bộ trú ngụ và dùng nơi cất giấu vũ khí. Vì nhà ở gần bờ sông, nên các ghe thuyền chở vũ khí thường cập vào cất giấu vũ khí. Những ghe thuyền này dùng thường ẩn danh chở thủy hải sản, rau quả, … mục đích để che vũ khí phía dưới. Sau đó cập bến của xưởng nước mắm và chuyển vũ khí vào các thùng”...

Lắng nghe cụ Chín kể, nhà báo Nguyễn Bé quay sang nói với phóng viên: Trách nhiệm của các nhà báo và các cơ quan chức năng địa phương cần phải gìn giữ, tuyên truyền để lưu giữ địa chỉ đỏ này cho các thế hệ trẻ mai sau học tập và noi gương tinh thần hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của các thế hệ trước.

Liên quan đến nhân vật chị Bảy Rỉ, sau khi đọc bài báo “Tấm gương trong của miền Châu Thổ”, ông Lê Văn Hưởng – Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã cử một đoàn lãnh đạo cùng đại diện Sở LĐTBXH chủ trì đã đến nhà bà Huỳnh Thị Chín để thắp nén nhang cho chị Bảy Rỉ.

Ngày 25/10, ông Võ Thành Hạo – Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre đã tổ chức buổi làm việc với tác giả bài viết, với sự tham dự của các sở ngành gồm Tỉnh đội, Sở LĐTBXH, Ban Thi đua khen thưởng, Văn phòng Tỉnh ủy.

Tại buổi làm việc, đại diện Tỉnh đội tỉnh Bến Tre cho biết, trường hợp chị Bảy Rỉ đã được ghi vào Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cà Mau. Thông tin lưu giữ này rất có giá trị để làm hồ sơ truy xét công lao cho chị Bảy Rỉ. Tuy nhiên, hơi trễ vì hiện nay Trung ương đang tạm ngưng truy xét danh hiệu riêng lẻ cho từng cá nhân.

Về công lao đóng góp của chị Bảy Rỉ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bí thư Võ Thành Hạo chia sẻ: “Chị Bảy Rỉ là một người con quê hương Đồng khởi, Bến Tre anh hùng. Chúng tôi có trách nhiệm đề nghị địa phương khác hoàn thành hồ sơ để truy xét công lao, vì theo quy định cán bộ chiến sĩ hoạt động cách mạng rồi hy sinh tại địa phương nào, thì địa phương đó phải lập thủ tục hồ sơ mới được. Đối với những người con quê hương Bến Tre, với trách nhiệm của mình, chúng tôi sẽ có ý kiến đề nghị đến địa phương đó để phối hợp thực hiện”.

Thái Sơn

Tin khác

65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

(CLO) Trên cơ sở kết quả chấm của Ban sơ khảo và tờ trình của Hội Nhà báo tỉnh, ngày 23/4, Hội đồng Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV năm 2024 đã công nhận kết quả chấm của Ban giám khảo vòng sơ khảo đối với các tác phẩm, đồng ý đưa 65 tác phẩm có kết quả tốt vào chấm vòng chung khảo.

Nghề báo
Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

(CLO) Ngày 23/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.

Nghề báo
Các cơ quan báo chí cùng nhau chia sẻ những cách làm hay về chuyển đổi số

Các cơ quan báo chí cùng nhau chia sẻ những cách làm hay về chuyển đổi số

(CLO) Chiều 23/4 đã diễn ra lễ ký kết giao ước thi đua giữa các đơn vị thuộc khối thi cơ quan báo chí, bao gồm: Báo Sài Gòn Giải Phóng, HTV, VOH, Báo Người lao động, Báo Pháp luật TP.HCM, Báo Phụ nữ TP.HCM, Tạp chí Du lịch TP.HCM, Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn, Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Khoa học Phổ thông.

Nghề báo
Nâng cao kỹ năng khai thác thông tin từ hội nghị, hội thảo

Nâng cao kỹ năng khai thác thông tin từ hội nghị, hội thảo

(CLO) Ngày 23/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng kỹ năng khai thác thông tin từ hội nghị, hội thảo.

Nghề báo
Báo Quân đội nhân dân tổ chức chương trình Giao lưu 'Hành trình chinh phục bầu trời'

Báo Quân đội nhân dân tổ chức chương trình Giao lưu "Hành trình chinh phục bầu trời"

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân tổ chức chương trình giao lưu với chủ đề “Hành trình chinh phục bầu trời”. Chương trình nhằm chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày truyền thống của Đoàn Bay 919 thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (1/5/1959 - 1/5/2024).

Nghề báo