“Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng”

Thứ hai, 29/08/2016 21:54 PM - 0 Trả lời

Hội thảo khoa học với chủ đề “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng” sẽ diễn ra vào cuối tháng 10/2016 tại Đài Tiếng nói Việt Nam- 58 Quán Sứ, Hà Nội. Hội thảo do Đài Tiếng nói Việt Nam chủ trì, phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và các cơ quan báo chí, cơ quan nghiên cứu, đào tạo báo chí ở Trung ương và địa phương tổ chức .

(CLO) Nhân kỷ niệm lần thứ 50 Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát động phong trào “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” (1966-2016), Đài Tiếng nói Việt Nam chủ trì, phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và các cơ quan báo chí, cơ quan nghiên cứu, đào tạo báo chí ở Trung ương và địa phương tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng”. Cuộc hội thảo này sẽ diễn ra vào cuối tháng 10/2016 tại Đài Tiếng nói Việt Nam- 58 Quán Sứ, Hà Nội.

Tiếng Việt (và chữ Việt) là ngôn ngữ chính thức của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tiếng Việt ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong mọi mặt đời sống xã hội, là công cụ giao tiếp chính yếu, góp phần truyền tải các tri thức chính trị, kinh tế, khoa học, xã hội, các tác phẩm văn học nghệ thuật… Đặc biệt, tiếng Việt là công cụ quan trọng hàng đầy trong lĩnh vực báo chí và truyền thông.

Cùng với những chuyển biến tích cực, thành quả to lớn, việc sử dụng tiếng Việt những năm qua đã và đang xuất hiện nhiều vấn đề rất đáng quan tâm. Tiếng Việt trên các phương tiện báo chí và truyền thông cũng bộc lộ những sai lệch, thiếu trong sáng rất cần sự xem xét nghiêm túc, sự chấn chỉnh, hướng dẫn đúng đắn, kịp thời.

Vì lẽ đó, cuộc Hội thảo này nhằm khẳng định, đề cao vai trò, vị thế của Tiếng Việt- ngôn ngữ chính thức của nước Việt Nam thống nhất, trên các phương tiện thông tin đại chúng; góp phần định hướng cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc qua ngôn ngữ, nhất là trong bối cảnh và trách nhiệm truyền thông hiện đại.

Thông qua Hội thảo, Ban Tổ chức mong muốn sẽ tạo ra nhận thức và hành động tích cực về việc sử dụng tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng để vừa giữ được sự trong sáng, vừa tiếp cận được những thay đổi nhanh chóng của ngôn ngữ trong giai đoạn hiện nay.

[caption id="attachment_118031" align="aligncenter" width="574"]Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Ảnh minh họa. Nguồn: Internet[/caption]

Đối tượng tham gia Hội thảo là các nhà quản lý, hoạch định chính sách; những người đang công tác trên lĩnh vực báo chí, truyền thông; những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy ngôn ngữ và tất cả những ai quan tâm tới chủ đề này ở trong nước và nước ngoài.

Để cuộc Hội thảo được diễn ra thành công, tiếp thu trí tuệ và tâm huyết của các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, Ban Tổ chức Hội thảo, Đài Tiếng nói Việt Nam trân trọng kính mời các chuyên gia ngôn ngữ, những người trực tiếp công tác trong lĩnh vực báo chí và truyền thông viết và tham luận. Nội dung các tham luận sẽ xoay quanh những vấn đề dưới đây.

+ Những vấn đề liên quan tới việc Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt nói chung: Về các khái niệm "ngôn ngữ và ngôn ngữ truyền thông", "sự khác biệt về truyền tải ngôn ngữ trên báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử và cách thể hiện sao cho thích hợp", "bản sắc ngôn ngữ", "sự trong sáng của Tiếng Việt", "Tiếng Việt toàn dân, Tiếng Việt trên báo chí và những yếu tố cần phải bảo tồn, giữ gìn cái hay cái đẹp, cái trong sáng đối với Tiếng Việt truyền thông hiện đại", “Tính gương mẫu và sáng tạo trong ngôn ngữ của các nhà lãnh đạo, các nhà báo và công chúng báo chí...

+ Những thành tựu của Tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng 71 năm qua (kể từ ngày thành lập nước Việt Nam mới, 1945), đặc biệt là việc hưởng ứng phong trào "Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt do Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát động từ năm 1966, biểu hiện qua tất cả các loại hình báo chí...

+ Những vấn đề bất cập, lệch lạc, yếu kém của việc dùng Tiếng Việt trên truyền thông: Cách viết, cách nói, cách truyền đạt chưa thật đúng, chưa thật chuẩn (Lưu ý; cách đúng từ, đặt câu, cách sử dụng các nghi thức lời nói, cách thể hiện văn bản và thể hiện thông điệp truyền thông bằng văn bản và tiếng nói, vấn đề phương ngữ trên truyền thông đại chúng, chính tả và chuẩn chính tả, việc xử lý tên nước ngoài trên báo chí và đặc biệt trên sóng phát thanh, truyền hình; cách sử dụng ngôn ngữ trong việc đặt tít, rút tít, trình bày ma-két (maquette), thiết kế (design) và giao diện báo điện tử…; Việc giữ gìn bản sắc Tiếng Việt qua truyền thông trong bối cảnh toàn cầu hóa với trào lưu tiếng Anh đang thâm nhập mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực…).

Mỗi tham luận tham gia hội thảo có dung lượng từ 3.000 đến 5.000 từ; Bản tóm tắt tham luận từ 150-200 từ, dùng phông chữ Unicode, kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 13-14; Cuối mỗi bài viết xin ghi rõ các thông tin cá nhân (bút danh, tên thật, nghề nghiệp hiện tại, nơi công tác, học hàm, học vị (nếu có), địa chỉ, số điện thoại email...) để tiện liên hệ. Mỗi báo cáo viên có thể tham gia hơn 1 bài.

Ban Tổ chức nhận đăng kí và Tóm tắt tham luận từ ngày 15/7/2016 đến hết ngày 20-8-2016. Hạn cuối cùng nộp Toàn văn tham luận: 20/9/2016.

Các tham luận xin gửi tới Ban Tổ chức Hội thảo Khoa học "Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng", Đài Tiếng nói Việt Nam, 58 Quán Sứ, Hà Nội; Email: hoithaodaitiengnoivietnam2016@gmail.com; Hotline: 04.39365555.

Các Tham luận đúng chủ đề, có chất lượng được chọn và đăng trong Kỉ yếu thảo. Các báo cáo viên sẽ được nhận nhuận bút theo chế độ hiện hành. Ban Tổ chức sẽ thông báo các thông tin cần thiết và gửi giấy mời cho báo cáo viên nếu tham luận được chấp nhận đưa vào Hội thảo.

Thanh Duyên

 

Tin khác

Hải Dương sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Hải Dương sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CLO) Chiều 19/4, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hải Dương tổ chức lấy ý kiến vào dự thảo kế hoạch kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Nghề báo
Thông tấn xã Việt Nam tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng chói lọi'

Thông tấn xã Việt Nam tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng chói lọi"

(CLO) Ngày 19/4, tại Tòa Nhà Trung Tâm Thông Tấn Quốc Gia, Hội Cựu Chiến binh Thông tấn xã Việt Nam cùng Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức buổi sinh hoạt truyền thống mang tên “Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng chói lọi”.

Nghề báo
MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

(CLO) Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Nghề báo
Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

(CLO) Ngày 19/4, Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức phát động Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam mùa thứ 2 (VCA 2024). Giải thưởng năm nay có những điểm mới trong thể lệ dự thi, trong khâu tổ chức chấm giải và đặc biệt là có thêm hạng mục giải thưởng do cộng đồng bình chọn trực tuyến.

Nghề báo
Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

(CLO) Ông Huỳnh Hoàng Mến, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP Cần Thơ cho biết sẽ: "Sở sẽ có văn bản tham mưu UBND TP để ban hành lại quy chế họp báo theo đúng trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời sửa đổi một số nội dung cho phù hợp".

Nghề báo