Nhà báo Chiến Văn: Một màu xanh đáng ngại!

Thứ ba, 15/08/2017 11:10 AM - 0 Trả lời

Sau khi báo Điện tử Congluan.vn đăng bài "Những "bức ảnh màu xanh" và góc nhìn lạ của một nhà báo" đã nhận được sự quan tâm của đông đảo nhà báo, phóng viên - những người đang theo dõi về chất lượng lao động, lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ. Congluan.vn tiếp tục đăng tải bài viết của nhà báo Chiến Văn về vấn đề này:

(CLO) Sau khi báo Điện tử Congluan.vn đăng bài "Những "bức ảnh màu xanh" và  góc nhìn lạ của một nhà báo" đã nhận được sự quan tâm của đông đảo nhà báo, phóng viên - những người đang theo dõi về chất lượng lao động, lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ. Congluan.vn tiếp tục đăng tải bài viết của nhà báo Chiến Văn  về vấn đề này: >>http://buc-anh-mau-xanh-va-cach-nhin-la-cua-mot-nha-bao/ [caption id="attachment_178087" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận Bức ảnh màu xanh" đang thu hút sự quan tâm của dư luận và báo giới ( ảnh minh họa, nguồn internet)[/caption] Báo điện tử Congluan.vn vừa đăng tải bài viết của tác giả Thiên Hoa, với tựa đề "Bức ảnh màu xanh và góc nhìn lạ của một nhà báo". Bài viết gây ra nhiều luồng ý kiến tranh luận khác nhau, ngay cả trong giới đội ngũ những người làm báo trẻ, dựa trên một status cá nhân của nhà báo Nguyễn Hoàng Long, phóng viên báo Lao động. Tôi được đọc status của Nguyễn Hoàng Long đó từ khá sớm. Ngay khi đọc xong, tôi đã lập tức bấm nút "like". Nhìn bức ảnh đính kèm status chụp một đoạn đường vài chục mét mà dày đặc một màu xanh của áo, màu mũ mang thương hiệu "Grab bike", trong đó, đa phần là giới trẻ, thú thực, lúc ấy trong tôi bật ra một tiếng thở dài. Ngay sau đó, tôi cũng chia sẻ bức ảnh ấy về tường nhà mình, rồi viết một status khác có tựa đề "Mặt trái của màu xanh". Sau đó, vì một số lý do nên tôi đã xóa trạng thái ấy đi. Mặc dù đã xóa status, nhưng tôi vẫn đồng cảm với đa số những suy nghĩ, quan điểm, lập luận mà nhà báo Nguyễn Hoàng Long đưa ra. Tôi đồng ý với nhà báo Nguyễn Hoàng Long ở quan điểm: Hiện tượng giới trẻ, độ tuổi khoảng từ 20-26 gia nhập ngày càng đông vào "đội quân màu xanh" kia là một tín hiệu đáng lo ngại đối với sự phát triển của kinh tế, xã hội. Tôi cũng đồng ý với Long rằng, thanh niên, đang ở độ tuổi "sức dài, vai rộng", có nhiều cách khác nhau để lập thân, lập nghiệp. Việc chạy xe ôm, dù được gọi với cái tên mỹ miều hơn là “grab bike” cũng chỉ là công việc lao động tay chân thuần túy, mang tính chất mưu sinh trước mắt, không có sự thăng tiến, phát triển lâu dài. Loại hình xe ôm không phải mới mẻ, mà đã xuất hiện từ vài chục năm về trước. Trước đây, người chạy xe ôm thường là các bậc trung niên, hoặc thanh niên không được học hành, không có nghề nghiệp ổn định, buộc phải mưu sinh bằng việc "bán sức" trên chiếc xe dãi nắng dầm mưa để kiếm tiền. Từ khi Grab bike xuất hiện, những người làm thêm nghề "xe ôm" ngày càng nhiều hơn, tập trung vào giới trẻ, nhất là những sinh viên. Họ có thể buổi sáng đi học, buổi chiều tranh thủ chạy thêm "grab" để giảm bớt phụ thuộc gia đình, tự trang trải chi phí ăn học. Ở góc độ là công việc làm thêm, đây là điều đáng khích lệ. Ngoài ra, cũng có nhiều bạn trẻ, dù được học hành, có bằng cấp, nhưng do chưa xin được việc làm, hoặc đang trong quá trình xin việc, vẫn muốn bám trụ lại tại các thành phố lớn, đành phải chạy Grab bike để mưu sinh qua ngày, tiếp tục nuôi chí lớn. Còn với số ít người khác, vốn có máu "bay nhảy", họ thích được vi vu, lang thang ngoài đường, không chịu được cảnh bó buộc một chỗ, thì chạy grab bike cũng là một giải pháp hữu hiệu. Đóng góp vào đội quân màu xanh này, cũng có cả những người dù đã có việc làm, thậm chí là công chức, nhưng vì thu nhập hạn chế, không đủ trang trải chi phí gia đình nên sau giờ làm ở công sở, sẵn có phương tiện, họ chấp nhận khoác chiếc áo và cái mũ bảo hiểm màu xanh để cóp nhặt thêm chút ít, chăm lo kinh tế gia đình. Những người này dù đến với Grabbike bằng những lý do khác nhau, nhưng đều chung một phương thức, mục đích, đó là: bán sức mình để kiếm thêm thu nhập. Với những đối tượng "bất đắc dĩ" phải lựa chọn chạy grab để mưu sinh như vừa kể trên, tôi nghĩ, chúng ta cần nhìn họ với ánh mắt trân trọng, cảm thông. Nhưng, bên cạnh những trường hợp ấy, có không ít bạn trẻ chạy grab bởi suy nghĩ đơn giản, đó là: Dễ kiếm tiền, được tự do, không bị gò bó và không đau đầu tính toán. Trong số ấy, có cả những người được đào tạo, học hành bài bản. Có thể họ ra trường, nộp hồ sơ mấy nơi nhưng chưa được nhận, vậy là nản chí, chuyển qua chạy grab. Cũng có số ít trường hợp, coi grab như một "trào lưu", như một loại "mốt", nên khi có chút bi quan về vấn đề việc làm, họ sẵn sàng bỏ học, rẽ lối, rời giảng đường để chuyển qua chạy "xe ôm". Cá biệt, có trường hợp, dù đang có việc làm khá ổn định, nhưng vì thu nhập không cao, lại không muốn gò bó, trong khi thấy chạy grab kiếm tiền tốt hơn, nên cũng tặc lưỡi chuyển ngang.... Với những trường hợp này, họ thực sự tạo ra một mối lo cho nền kinh tế xã hội. Trong khi nhà nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tổ chức đoàn, thanh niên đang hô hào thanh niên xung kích trên các mặt, tiến quân vào khoa học, công nghệ, kỹ thuật...thì việc những người trẻ chỉ vì lo mưu sinh trước mắt, dễ dàng chuyển sang chạy xe ôm, đó là điều đáng buồn.   [caption id="attachment_178085" align="aligncenter" width="960"]Báo Công luận Nhà báo Chiến Văn: Bạn trẻ cần có một khát vọng lập nghiệp lớn! (ảnh minh họa,nguồn internet)[/caption] Nhiều người khi nhìn nhận vấn đề này cho rằng: Làm gì cũng được, miễn là tạo ra của cải và không vi phạm pháp luật. Tôi cho đó là suy nghĩ đúng, nhưng không thực sự tích cực. Ở cái tuổi đang hừng hực sức trẻ, ở giai đoạn lẽ ra cần cống hiến nhiều nhất sức lực, trí tuệ cho học tập, nghiên cứu, sáng chế, lập thân, lập nghiệp, họ lại chọn một công việc lao động chân tay hết sức thuần túy, đó là điều đáng tiếc. Chưa kể, grab bike cũng giống như xe ôm truyền thống, đầy rẫy khó khăn, vất vả và cả nguy hiểm nữa. Chắc chắn, dù có sức khỏe, các bạn trẻ cũng không thể gắn với công việc “xe ôm” được lâu. Được biết, sắp tới, Hà Nội đã có chủ trương hạn chế, dẫn tới cấm phương tiện xe máy tại các quận nội thành vào thời gian tới. Các thành phố lớn khác tôi nghĩ cũng sẽ có chung chủ trương như vậy. Một xã hội hiện đại không thể dung chứa dịch vụ chở khách bằng xe gắn máy, dù có là grab bike chăng nữa. Lúc đó, chắc chắn các tài xế “xe ôm” kia sẽ phải chuyển hướng, và sẽ không dễ dàng gì để đối mặt với những vấn đề về mưu sinh, việc làm. Nếu không kiên trì, nỗ lực từ sớm, thử hỏi, đến khi mệt mỏi, sức khỏe giảm sút, mới bắt đầu tính toán chuyển hướng nghề nghiệp, liệu có còn đủ sức lực, trí tuệ và niềm lạc quan hay không? Vẫn biết cuộc sống có quy luật “cung-cầu”. Khi xã hội còn nhu cầu thì grab bike còn phát triển. Khi nhu cầu không còn nữa, thì đội quân màu xanh kia sẽ tự chuyển đổi sang công việc khác. Nhưng, dù sao, với góc nhìn cá nhân, tôi cho rằng, những người trẻ, họ nên dành sức cho học tập, và tìm cho mình những công việc phù hợp với trí tuệ, sức khỏe, năng lực, có khả năng thăng tiến hơn là chọn công việc vừa vất vả, vừa không có tương lai, lại đi lùi với bước phát triển của xã hội này. Tôi không chê những bạn trẻ chạy grabbike để kiếm thêm, hoặc tạm thời chạy xe trong khi chờ việc. Nhưng, với những bạn trẻ coi grabbike là một nghề để mưu sinh, gắn bó coi đó là "nghiệp", tôi nghĩ, họ cần phải nghĩ lại. ​Grabbike chỉ nên là một giải pháp trước mắt, một trạm dừng chân, để người trẻ lấy đà bứt lên phía trước. Đừng coi đó là một sự lựa chọn lâu dài, một công việc để dấn thân, trong khi chỉ cần năng động thêm chút nữa thôi, họ sẽ thấy, có nhiều công việc cần và phù hợp với họ hơn nhiều. Hãy lựa chọn và thành công với những công việc xứng tầm, dù có thể còn khó khăn trước mắt, hơn là rong ruổi trên các nẻo đường với danh xưng “grab bike”

 Chiến Văn

Tin khác

Báo Hải Phòng khai trương Tòa soạn điện tử và ra mắt giao diện mới Báo Hải Phòng điện tử

Báo Hải Phòng khai trương Tòa soạn điện tử và ra mắt giao diện mới Báo Hải Phòng điện tử

(CLO) Ngày 29/3, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Báo Hải Phòng tổ chức khai trương Tòa soạn điện tử và ra mắt giao diện mới Báo Hải Phòng điện tử (tại tên miền baohaiphong.vn). Dự khai trương có nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam.

Nghề báo
Khai mạc Giải Quần vợt phong trào toàn quốc Cup VTV8 năm 2024

Khai mạc Giải Quần vợt phong trào toàn quốc Cup VTV8 năm 2024

(CLO) Sáng 29/3, Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực miền Trung - Tây Nguyên (VTV8), Liên đoàn Quần vợt Việt Nam, Sở VH-TT TP Đà Nẵng tổ chức khai mạc Giải Quần vợt phong trào toàn quốc Cup VTV8-2024.

Nghề báo
Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo