Quy chế Người phát ngôn: Nhiều đơn vị biến thành rào cản để từ chối cung cấp thông tin

Thứ sáu, 26/02/2016 07:20 AM - 0 Trả lời

Trong bài báo Môi trường pháp lý cho truyền thông tin tức, P.Krug và M.E.Price viết: "Một điều kiện quan trọng trong hoạt động báo chí chuyên nghiệp và hiệu quả là khả năng các nhà báo thu thập thông tin được lưu trong các hồ sơ do các cơ quan chức năng của nhà nước nắm giữ"...

(CLO) Trong bài báo Môi trường pháp lý cho truyền thông tin tức, P.Krug và M.E.Price viết: "Một điều kiện quan trọng trong hoạt động báo chí chuyên nghiệp và hiệu quả là khả năng các nhà báo thu thập thông tin được lưu trong các hồ sơ do các cơ quan chức năng của nhà nước nắm giữ". Tuy nhiên, ở Việt Nam tình trạng nhà báo bị cơ quan nhà nước từ chối tiếp cận thông tin là chuyện thường thấy. 

[caption id="attachment_83795" align="aligncenter" width="660"]baochi Nhu cầu thông tin cho báo chí và qua báo chí đến xã hội là đòi hỏi tất yếu và bắt buộc. (Ảnh minh hoạ)[/caption]

Né tránh cung cấp thông tin

Tại Hội thảo khoa học "Quyền tiếp cận thông tin và Quyền Tự do Báo chí của Công dân" Nhà báo Nguyễn Đức Hiển, Tổng Thư ký Toà soạn Báo Pháp Luật TP.HCM cho biết: Từ ngày được ban hành (năm 2007 và sửa đổi năm 2013), Quy chế Người phát ngôn, vốn nhằm mục tiêu thúc đẩy trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước đối với báo chí, đã vô tình bị nhiều đơn vị biến thành rào cản để từ chối cung cấp thông tin.

"Nếu trước đây nhà báo có thể tìm thông tin từ nhiều bộ phận, phòng ban trong một cơ quan thì nay chỉ còn một đầu mối là người phát ngôn hoặc lãnh đạo cơ quan. Vì vậy, thông tin thường xuyên bị cung cấp trễ, bởi người phát ngôn luôn phải xin chủ trương trước khi cung cấp thông tin cho báo chí. Nhiều trường hợp tránh né bằng cách viện cớ người phát ngôn đi công tác, ốm đau...", ông Hiển nói.

Tại Khoản 2, Điều 4 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí quy định: "Trường hợp xảy ra vụ việc cần có ngay ý kiến ban đầu của cơ quan hành chính thì người phát ngôn có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí trong thời gian chậm nhất là 01 ngày, kể từ khi vụ việc xảy ra".

Tuy nhiên, trên thực tế rất ít cơ quan thực hiện điều này. Và với nội hàm của quy định này không nêu rõ thế nào là đột xuất, bất thường nên đa số các cơ quan né tránh với lý do chờ bàn bạc thống nhất quan điểm.

Thêm một thực trạng diễn ra rất phổ biến được ông Nguyễn Đức Hiển chỉ ra là khi báo chí cần thu thập thông tin về những sự việc "nóng hổi" thậm chí liên quan mật thiết đến đời sống người dân, thì nhiều cơ quan yêu cầu phải có công văn của lãnh đạo cơ quan báo chí mới trả lời. Trong khi đó, thực tiễn tác nghiệp và nhu cầu thông tin của xã hội không phải bao giờ cũng cho phép thực hiện thủ tục này.

Nhiều cơ quan, nhà báo dù xuất trình thẻ nhà báo và CMTND nhưng nếu không có hẹn trước thì bảo vệ không cho vào; người phát ngôn từ chối tiêp cận vì bận... báo chí cũng đành chịu thua. Điều này thường xảy ra với các cơ quan lực lượng vũ trang, cơ quan hành chính nhà nước và các cơ quan tiến hành tố tụng, Tổng Thư ký Toà soạn Báo Pháp Luật TP.HCM cho hay.

Hệ lụy khôn lường

Về thực tình trạng thiếu hợp tác với báo chí - truyền thông của các cơ quan nhà nước ông Nguyễn Văn Hùng, Hàm Vụ trưởng Vụ Báo chí Xuất Bản, Ban Tuyên giáo Trung ương đưa ra ý kiến: Thông tin ban đầu bao giờ cũng tạo nên hiệu ứng tích cực về độ tin cậy. Khi sự kiện, sự việc, vụ việc, diễn ra các loại hình, kênh thông tin (cả chính thống và không chính thống) lập tức sẽ khai thác, đưa tin để khẳng định, xác lập vai trò của mình bằng việc cung cấp cho bạn đọc thông tin sớm nhất, tin cậy nhất. Điều này cho thấy cạnh tranh thông tin cũng là cạnh tranh thương hiệu không chỉ vì uy tín của báo chí chuyên nghiệp mà còn là yếu tố sống còn của báo chí khi muốn tự nuôi sống mình.

Song, vấn đề nhanh và sớm chưa phải lúc nào cũng là thông tin chính xác.

[caption id="attachment_83794" align="aligncenter" width="640"]12053248_618470591624376_210252763_n "Việc chủ động cung cấp thông tin cho báo chí nghĩa là cơ quan nhà nước đã chiếm lĩnh được trận địa truyền thông một cách vượt trước, nhanh nhất và khẳng định tính chân thực, chính thống của nguồn tin mà mình cũng cấp". Ông Nguyễn Văn Hùng, Hàm Vụ trưởng Vụ Báo chí Xuất Bản, Ban Tuyên giáo Trung ương.[/caption]

Ông Hùng phân tích: Cũng có khi ai đó đưa thông tin sớm nhất lại không chính xác, mang tính suy diễn, thổi phồng, thêu dệt nhiều khi vẫn được xã hội thừa nhận và tin cậy, bởi không có nguồn thông tin nào khác. Nghĩa là, nếu các cơ quan nhà nước "chậm chân", không  thực sự thấy hết ý nghĩa của việc cần chủ động cung cấp thông tin thì vấn đề định hướng tư tưởng, nhận thực cho đối tượng tiếp nhận thông tin đã bị lực lượng truyền thông đi trước chi phối.

Trên thực tế, trong một số trường hợp cụ thể nếu không chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí-truyền thông còn dẫn đến khủng hoảng thông tin, hệ luỵ khó lường hết, ông Hùng nhận định.

Hàng ngày, đời sống xã hội diễn ra biết bao chuyện buồn vui. Có những việc dễ hiểu, dễ giải thích, dễ nhận thức những cũng không ít vụ việc, vấn đề nếu thiếu thông tin sẽ dễ bị xuyên tạc, đặt điều, suy diễn. Cùng với đó, rất nhiều nguồn thông tin trái chiều trên mạng xã hội, facebook đang từng ngày chi phối công chúng. Vì vậy, việc chủ động cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, trung thực của các cơ quan nhà nước cho báo chí - truyền thông được coi là mội nhiệm vụ quan trọng, hạn chế và đẩy lùi những luồng thông tin tiêu cực.

Nói như Nhà báo Nguyễn Đức Hiển, Tổng Thư ký Toà soạn Báo Pháp Luật TP.HCM: "Bất luận vì lý do gì, việc nhà báo không thu thập được nguồn tin, cơ quan có trách nhiệm chưa làm hết trách nhiệm cung cấp thông tin thì thiệt hại đầu tiên thuộc về xã hội".

Giang Phan

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo