Bài 2: “Điểm đen” mang tên Sahabak

Thứ ba, 24/07/2018 08:26 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sau gần 10 năm hoạt động, Công ty CP Sahabak đã chính thức “khai tử”. Tuy nhiên, hệ lụy từ “đoàn tàu trật bánh” này đã để lại “u nhọt lớn” khiến các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn đau đầu trong việc xử lí các vấn đề tồn tại.

Viễn cảnh buồn về dự án nghìn tỷ

Công ty CP Sahabak tại KCN Thanh Bình có vốn điều lệ 260 tỷ đồng với 4 cổ đông sáng lập là Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn góp 36% vốn; Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội với 25% vốn góp; Công ty CP Bất động sản Sài Gòn – Đông Dương với 5% vốn góp; phần còn lại của Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn với 34%; ngành nghề kinh doanh chính của công ty là sản xuất ván MDF và chế biến gỗ.

Sahabak được UBND tỉnh Bắc Kạn cấp GCN đầu tư cho dự án Nhà máy chế biến gỗ ngày 21/12/2009 với tổng vốn đầu tư hơn 25 tỷ đồng, dự án 2,5ha đi vào hoạt động năm 2010. Năm 2011, Sahabak tiếp tục  được cấp phép đầu tư Nhà máy sản xuất MDF với vốn đầu tư 1.142.612.000.000 đồng, công suất 108.000m3 ván MDF/năm, nguyên liệu sử dụng 200.000m3 đến 300.000 m3 gỗ/năm và tiếp tục mở thêm 2 nhà máy nhỏ khác từ năm 2011 - 2013. Khi đi vào hoạt động, nhà máy MDF SAHABAK ước nộp ngân sách khoảng 40 tỷ đồng/năm, đóng góp vào GDP của tỉnh khoảng 500 tỷ đồng/ năm. Đặc biệt, nhà máy sẽ giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động trực tiếp tại nhà máy và hàng ngàn lao động trong ngành lâm nghiệp, dịch vụ; thúc đẩy phong trào phát triển kinh tế của người dân với nghề trồng rừng nguyên liệu.

Dự kiến nhà máy MDF sẽ hoàn thành và vận hành chạy thử vào quý III năm 2013. Nhưng sau nhiều lần điều chỉnh, giãn tiến độ thực hiện (hạn đi vào sản xuất năm 2017), đến ngày 19/8/2016 Công ty cổ phần Sahabak đã chính thức thông báo bằng văn bản số 14/CV-SHB-HĐQT với nội dung Dự án nhà máy sản xuất MDF không tiếp tục triển khai được nữa.

Báo Công luận
 Công ty Sahabak đã khai tử tại KCN Thanh Bình

Nguyên nhân được Công ty cổ phần Sahabak giải trình là do một phần vốn đầu tư chưa được đảm bảo (thiếu khoảng 105 tỷ đồng thuộc phần vốn đóng góp theo tỷ lệ 34% của Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn) dẫn đến dự án chậm trễ, không đúng tiến độ đề ra làm mất cơ hội đầu tư.

Việc chấm dứt dự án, theo Sahabak do sự cạnh tranh về nguyên liệu xuất phát từ việc hình thành hàng loạt các cơ sở chế biến gỗ nhỏ, nguồn nguyên liệu cho sản xuất bị thu hẹp, thêm vào đó là đặc điểm, chất lượng đầu vào nguyên liệu trên địa bàn tỉnh để sản xuất ván thanh không phù hợp và đảm bảo.

Theo quan sát của phóng viên, hiện Sahabak chỉ còn là “cái xác không hồn”. Khuôn viên dự án cỏ mọc um tùm, mọi hoạt động bên trong nhà máy đã dừng hẳn. Báo cáo của BQL các KCN cho thấy, trong 4 dự án của Sahabak có 2 dự án đã thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động gửi hồ sơ về BQL vào tháng 10/2016 và 2 dự án còn lại đã làm thủ tục chấm dứt đầu tư vào 26/7/2017.

Mớ “bòng bong”

Nhận định về cuộc “khai tử” của Sahabak tại KCN Thanh Bình, BQL các KCN tỉnh Bắc Kạn cho rằng, công tác quản trị doanh nghiệp mới là yếu tố quan trọng dẫn đến việc công ty liên tục làm ăn, thua lỗ, mất cân đối tài chính, không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với địa phương… Nguyên nhân không triển khai được dự án bởi hiện nay công ty không thu xếp được vốn để triển khai, theo báo cáo của công ty thì các cổ đông không đồng ý góp vốn khoảng 15 tỷ đồng để thực hiện dự án và giải quyết các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu huy động được khoản tiền này thì cũng chỉ giải quyết được một phần các khoản vay…

Ông  Nông Đình Huân, Phó BQL các KCN Bắc Kạn cho biết, Sahabak chấm dứt hoạt động để lại hàng loạt các vấn đề tồn tại, vướng mắc, làm mệt mỏi các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn trong việc xử lí. Khi chấm dứt dự án, Sahabak chưa thực hiện thanh lý dự án theo quy định, vì vậy trên phần đất được giao để thực hiện dự án còn một số tài sản khó giải quyết.

Báo Công luận
 
Báo Công luận
Cơ quan chức năng đang đau đầu để xử lí đống sắt vụn Sahabak để lại 

Cụ thể, đối với diện tích 2,5ha đất: Theo văn bản của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Kạn – Thái Nguyên gửi BQL các KCn thì dự án Nhà máy chế biến gỗ Sahabak đã được ngân hàng chấp thuận cho vay và tài sản đảm bảo tiền vay là toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay. Từ 31/1/2016, Sahabak thường xuyên phát sinh nợ quá hạn, vì vậy, để thu hồi vốn, phía ngân hàng sẽ tiến hành xử lí tài sản đảm bảo tiền vay của dự án bằng hình thức đấu giá và đề nghị cho người mua tài sản được tiếp tục thuê đất trong thời hạn sử dụng đất còn lại. Hay với diện tích 4,88 ha có các công trình như nhà điều hành, để xe… các công trình này có giá trị lớn, do vậy vấn đề tồn tại khó giải quyết.

Ngoài ra, Sahabak còn nợ phí sử dụng hạ tầng, dịch vụ công ích và phí xử lí nước thải tính đến hết năm 2017 là 3,38 tỷ đồng. Một số khoản nợ khác như BHXH, lương công nhân, tiền mua nguyên liệu trong nhân dân, nợ tiền mua một số máy móc và các thủ tục, chế độ liên quan khác trong việc người lao động chấm dứt hợp đồng với công ty…

Để giải quyết “mớ bòng bòng” của Sahabak, ngày 23/5/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn – ông Lý Thái Hải đã có văn bản chỉ đạo cho biết: Tỉnh Bắc Kạn luôn ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi và chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong thời gian qua để thực hiện các dự án và tái cơ cấu đầu tư tại KCN. Tuy nhiên, qua phân tích của các Sở, ngành và doanh nghiệp thấy rằng, việc Sahabak muốn tái cơ cấu các dự án là không khả thi, các cổ đông không thống nhất góp vốn… Vì vậy, Chủ tịch tỉnh Bắc Kạn đề nghị HĐQT, TGĐ công ty Sahabak tổ chức thanh lý tài sản các dự án không còn GCN đầu tư theo quy định. Chậm nhất đến 15/6/2018 phải đề xuất được phương án khả thi, nếu không tỉnh sẽ thu hồi toàn bộ diện tích đất đã cấp cho đơn vị theo quy định.   

Tuy nhiên, theo báo cáo của BQL các KCN tỉnh, đến thời điểm 9/7/2018, BQL không nhận được hồ sơ, tài liệu dự án nào của Sahabak thực hiện theo yêu cầu của UBND tỉnh.

Mới đây, ngày 13/7/2018, UBND tỉnh Bắc Kạn đã chính thức phát đi thông báo yêu cầu BQL các KCN tỉnh chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện đầy đủ các thủ tục hồ sơ về thanh lý dự án đầu tư; thu đúng, đủ các khoản phí sử dụng hạ tầng, dịch vụ công ích, xử lí nước thải; thu hồi toàn bộ diện tích đất đã cấp và giải quyết các vấn đề liên quan đối với công ty Sahabak theo thẩm quyền, đảm bảo đúng quy định. Yêu cầu Sahabak thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo của tỉnh; thanh lí dự án, tài sản của các dự án không còn GCN đầu tư theo quy định và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với tỉnh.

Thành Vinh


Tin khác

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra
Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

(CLO) Công ty CP Tập đoàn Thuận An là nhà thầu quen thuộc với nhiều công trình xây dựng trên cả nước, riêng tại Hà Nội nhà thầu này góp mặt tại 5 gói thầu, với tổng giá trị 778,372,534,000 VND.

Điều tra
Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

(CLO) Mặc dù đang nợ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng Công ty TNHH xây dựng và TM Lam Sơn vẫn được UBND thị xã Nghi Sơn phê duyệt trúng gói thầu trị giá gần trăm tỷ đồng.

Điều tra
Cơ quan Cảnh sát Điều tra vào cuộc sau ''lùm xùm'' đấu thầu của Công ty Tuấn Ân Hà Nội

Cơ quan Cảnh sát Điều tra vào cuộc sau ''lùm xùm'' đấu thầu của Công ty Tuấn Ân Hà Nội

(CLO) Thời gian gần đây, Công ty TNHH Tuấn Ân Hà Nội đã trúng hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng ở hầu hết các Công ty Điện lực trên địa bàn TP. Hà Nội.

Điều tra
Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Điều tra