Phó Thủ tướng chỉ đạo hai lần vẫn chưa xử lý dứt điểm!

Thứ hai, 12/06/2017 16:58 PM - 0 Trả lời

Trong nhiều năm nay, trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội nổi lên với những sai phạm có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Từ năm 2012 đến nay, đã có hàng trăm bài báo viết và phanh phui sai phạm trong quản lý tài chính, vi phạm nguyên tắc Đảng của lãnh đạo trường khiến các cơ quan chức năng phải vào cuộc. Tuy nhiên, những sai phạm vẫn tiếp tục tồn tại kéo dài. Trong đó, phải kể đến những sai phạm có dấu hiệu của một vụ phạm pháp hình sự của bà Đào Thị Thu Giang ( Phó hiệu trưởng trường). Bà Giang không những chưa bị xử lý và khởi tố để điều tra mà còn được bộ trưởng bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận ký Quyết định (QĐ) tái bổ nhiệm Phó hiệu trưởng gây bức xúc dư luận.

(CLO) Từ năm 2012 đến nay, đã có hàng trăm bài báo viết về những sai phạm trong quản lý tài chính của Trường Đại học ngoại thương Hà Nội khiến các cơ quan có thẩm quyền phải nhập cuộc xem xét. Nhưng, những sai phạm này vẫn tiếp tục tồn tại kéo dài; trong đó, phải kể đến những sai hạm của bà Đào Thị Thu Giang (Phó Hiệu trưởng) có thể có dấu hiệu của một vụ việc hình sự. Tuy nhiên, bà Giang không những không bị xử lý kỷ luật, không bị khởi tố để điều tra mà còn được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận ký Quyết định (QĐ) tái bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng, gây bức xúc dư luận. Xung quanh những tố cáo tiêu cực tại Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tiếp tục có công văn yêu cầu Thanh tra Chính phủ khẩn trương làm rõ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/8/2017.

 Cố tình làm trái các quy định tài chính?

[caption id="attachment_167372" align="aligncenter" width="425"]Báo Công luận Bà Đào Thị Thu Giang đang bị tố cáo hàng loạt sai phạm nhưng vẫn được tái bổ nhiệm Phó hiệu trưởng, gây bức xúc dư luận[/caption]

Trước hết, bà Đào Thị Thu Giang, theo đơn tố cáo, có liên quan đến số tiền hơn 400 triệu đồng trong Chương trình tiên tiến (CTTT).  Sai phạm này có dấu hiệu của tội “Tham ô tài sản” quy định tại Điều 278, Bộ Luật Hình sự năm 1999 - sửa đổi năm 2009. Ngoài ra, là hàng loạt sai phạm khác của bà Giang, như: Bỏ ngoài sổ sách hơn 20 tỉ đồng; Tách thầu, chỉ định thầu khoảng 2 tỉ đồng; Dự án MuTRapII, FTU2 của 7 giảng viên trên 1 tỉ đồng...

Từ năm 2008 đến 2010, trường ĐH Ngoại Thương cử 9 GV ra nước ngoài học tập, công tác theo chương trình tiên tiến (CTTT) gồm: Lê Thị Thu Hường, Nguyễn Thị Tường Anh, Phan Thu Hiền, Vũ Đức Cường…

Số tiền mỗi giảng viên được nhận là 3.900 USD/người. Tuy nhiên, 60 triệu đồng là số tiền mà một người phải nộp cho nhà trường và nộp trực tiếp cho bà Đào Thị Thu Giang (trưởng phòng Kế hoạch- tài chính lúc bấy giờ) nhưng không có hóa đơn, chứng từ. Khi mọi việc bị bung ra, các giảng viên đã có đơn gửi nhà trường. Theo tố cáo của các giảng viên  Lê Thị Thu Hường, Nguyễn Thị Tường Anh, bà Giang không cho biết lý do phải nộp số tiền trên, kết thúc học, nhà trường khi làm quyết toán cho 2 người vẫn bao gồm tiền được nhận lại và số tiền nộp cho bà Giang.

Giảng viên Phạm Thanh Hà và Phan Thu Hiền xác nhận, được nhà trường cử đi học từ 19/3/2010 đến 18/5/2010,  khi làm giấy tạm ứng 254 triệu VND, đã phải nộp lại cho bà Giang 60 triệu VND/1người nhưng cũng không có bất kỳ giấy tờ nào.

Ngoài ra, ông Hoàng Văn Châu (Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương)  ký quyết định số 1272 (ngày 15/6/2010)  về việc  “Quy định mức sinh hoạt phí cho cán bộ, giảng viên…trong chương trình tiên tiến” quy định 1300 USD/ người là trái với Thông tư 91/2005/TT-BTC (ngày 18/10/2005)  của Bộ Tài chính cũng như Thông tư liên ngành số 220/2009/TTLN-BTC-BGDDT (có hiệu lực từ 01/05/2010).

Cần điều tra làm rõ, công khai trước dư luận

Sau khi các giảng viên tố cáo, Trường Đại học Ngoại thương lập Đoàn Thanh tra và đưa ra kết luận: Bà Đào Thị Thu Giang thu  60 triệu đồng của các GV là dùng để chi phí cho các chương trình của trường.

Tuy nhiên, Đoàn Thanh tra đã bỏ qua bản chất vụ việc: các giảng viên Hường, Tường Anh, Hiền, Hà…đã phải nộp trực tiếp tiền cho bà Giang nhưng không có bất kỳ một giấy tờ, hóa đơn nào; việc nộp cũng không ủy quyền cho ai ký thay. Trong số 9 giảng viên, chỉ có  Bùi Thị Lý là không nộp lại.

Theo tố cáo, để "chữa cháy"  bà Giang đã cho lập lại chứng từ. Tại Kết luận thanh tra số 548 (ngày 16/7/2013), Bộ GD&ĐT  nêu: “Ngày 24/9/2008, phòng Kế hoạch và Tài chính có tờ trình "V/v đề xuất tạm ứng số tiền: 3750USD/tháng/ 2 người"...Ông Châu đã ban hành QĐ số 1272 quy định mức sinh hoạt 1300USD/người/tháng…Tất cả các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ”.

Ở đây có sự cố ý gây hiểu sai bản chất sự việc. Trước khi có Thông tư liên ngành Tài chính - GDĐT số 220/2009/TTLN-BTC-BGDDT (có hiệu lực từ 01/05/2010), nhà trường đã áp dụng theo Thông tư số 91/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính nên mức phí cho GV đi học là: 3.750USD/người/tháng. Cho đến khi Thông tư liên ngành số 220/2009/TTLN-BTC-BGDDT có hiệu lực (ngày 05/1/2010) thì nhà trường đã ban hành QĐ 1272 về mức phí tính lại là 1.300USD/người/tháng. Những GV nào đi học chương trình sau khi có QĐ 1272 chỉ được cấp chi phí 1300USD; chứ không hề có căn cứ để viện dẫn thu lại số tiền đã chi cho các GV tham gia học trước thời điểm QĐ 1272 có hiệu lực pháp luật. Hơn nữa, chính Quyết định 1272 cũng không quy định việc thu lại số tiền chênh lệch đã chi nhưng Thanh tra Bộ lại khẳng định thu lại là hợp lý(?)

Công văn số 831/CV- ĐUK của Đảng ủy khối các Trường ĐH, Cao đẳng (ngày 22/6/2015) nêu rõ: “Văn bản trình Hiệu trưởng phê duyệt số tiền 491.908.944 đồng… là không có cơ sở pháp lý”. Trường hợp bà Lý được Bộ GD&ĐT viện dẫn do đi theo diện cán bộ quản lý, vẫn áp dụng theo Thông tư 91 nên không phải truy thu số tiền chênh lệch là không hợp lý. Bởi lẽ, bà Lý là người cũng nhận được thông báo nộp lại tiền chênh lệch, nhưng không đồng ý với quyết định và lí giải này của Trường nên bà không nộp. Các giảng viên đã phải nộp bớt lại số tiền nhận được nhưng lại không có hệ thống ghi nhận rõ ràng, tiền được nộp cho cá nhân, không có chứng từ cụ thể… Hàng tỷ đồng này liệu có phải rơi thẳng vào túi bà Giang và "nhóm lợi ích" nào thì Thanh tra bộ đã chưa làm rõ.

Ở đây, việc bà Giang trực tiếp nhận tiền của các giảng viên số tiền 491.908.944 đồng mà không có bất kỳ chứng từ nào, khi bị tố cáo thì cho lập chứng từ giả nhưng không chứng minh được nguồn tiền chi cho ai, chi vào việc gì? Sai phạm của bà Giang có dấu hiệu của tội “Tham ô tài sản” được quy định tại Điều 278 của Bộ Luật Hình sự thì cần phải điều tra để xử lý.  Vụ việc này còn có dấu hiệu của tội “Giả mạo trong công tác” được quy định tại Điều 248, Bộ Luật Hình sự.

Congluan.vn sẽ tiếp tục thông tin về những vấn đề gây bức xúc dư luận tại ngôi trường này.

Nhóm PV

Tin khác

Nghệ An: Chính quyền buông lỏng quản lý để vi phạm xây dựng của Công ty Nhật Huy không được ngăn chặn?

Nghệ An: Chính quyền buông lỏng quản lý để vi phạm xây dựng của Công ty Nhật Huy không được ngăn chặn?

(NB&CL) Tuy chưa hoàn thiện thủ tục về giao đất, cấp giấy phép xây dựng nhưng Công ty Cổ phần chế biến gỗ Nhật Huy vẫn ngang nhiên triển khai xây dựng Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhựa kỹ thuật Mega, tại xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An.

Điều tra
Việt Yên (Bắc Giang): “Dở khóc, dở cười” chuyện hỗ trợ con giống dự án giảm nghèo tại xã Tiên Sơn

Việt Yên (Bắc Giang): “Dở khóc, dở cười” chuyện hỗ trợ con giống dự án giảm nghèo tại xã Tiên Sơn

(NB&CL) Với mục tiêu giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống, UBND xã Tiên Sơn (Việt Yên, Bắc Giang) đã cấp phát con giống cho hộ nghèo theo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, trái với mục tiêu ban đầu, việc triển khai đã khiến nhiều hộ dân “dở khóc, dở cười” với những con giống được hỗ trợ.

Điều tra
Điều tra việc cung ứng hơn 20 tấn lạc giống nghi kém chất lượng cho nông dân Quảng Bình

Điều tra việc cung ứng hơn 20 tấn lạc giống nghi kém chất lượng cho nông dân Quảng Bình

(CLO) Gần 20 tấn lạc giống có dấu hiệu giả giống lạc L14 đã cung ứng cho bà con nông dân xã Trường Sơn là loại lạc dùng để ăn, không phải lạc giống nên Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Bình đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc sang Cơ quan điều tra Công an tỉnh để điều tra.

Điều tra
Công ty Việt Hùng gian lận đấu thầu tại xã Yên Lâm (Yên Mô): Công an tỉnh Ninh Bình đang xác minh vụ việc

Công ty Việt Hùng gian lận đấu thầu tại xã Yên Lâm (Yên Mô): Công an tỉnh Ninh Bình đang xác minh vụ việc

(CLO) Thông tin từ Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, vụ việc Công ty TNHH MTV Đầu tư và thương mại Việt Hùng gian lận doanh thu để trúng thầu dự án tại xã Yên Lâm (huyện Yên Mô) đã được lãnh đạo Công an tỉnh chỉ đạo và đang trong quá trình xác minh chưa có kết luận vụ việc.

Điều tra
Cử nhân viên thời vụ đi xác minh thông tin đấu thầu, bị khiếu kiện vì ngừng thương thảo hợp đồng với nhà thầu?

Cử nhân viên thời vụ đi xác minh thông tin đấu thầu, bị khiếu kiện vì ngừng thương thảo hợp đồng với nhà thầu?

(CLO) Câu chuyện Ban QLDA Xây dựng Giao thông tỉnh Bắc Ninh ký hợp đồng thời vụ với 1 số cá nhân, mang văn bản đến các đơn vị để xác minh thông tin đầu thầu khiến doanh nghiệp chưa hết bức xúc.

Điều tra