Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam chỉ ra nhiều sai phạm

Thứ ba, 17/10/2017 20:42 PM - 0 Trả lời

Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 8-10-2017 đăng bài “Quản lý khai thác vàng ở Hòa Bình: Sai phạm ngổn ngang, dai dẳng do đâu?”. Sau khi báo đăng, tòa soạn đã nhận được thông tin từ Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, hoạt động khoáng sản tại xã Hợp Châu, huyện Lương Sơn có nhiều sai phạm.

Địa bàn xã Hợp Châu thời gian qua được Công ty Cổ phần Khai thác và Chế biến Khoáng sản Hòa Bình (sau đây gọi tắt là Công ty Khoáng sản Hòa Bình) đề nghị địa phương cho lấy 3 khu đất, diện tích 13ha để thực hiện Dự án Điều tra, đánh giá, thăm dò khoáng sản vàng và dự án Nhà máy Chế biến quặng đa kim Hòa Bình. Từ giữa năm 2016, công ty này đã đưa rất nhiều người, phương tiện, máy móc vào thăm dò vàng, làm đường sá, dựng nhà xưởng, hoạt động rầm rộ đến nay. Người dân phản ảnh có dấu hiệu lợi dụng thăm dò để khai thác vàng trái phép. 

 

Báo Công luận
 Chưa được phép hoạt động khoáng sản nhưng doanh nghiệp đã dựng hàng rào và cho người của công ty (bên trái) "kiểm tra" cán bộ Phòng TNMT huyện Lương Sơn (bên phải) đến làm việc. Ảnh: NGỌC QUÝ

Trái ngược với thông tin ông Trần Minh Thắng, lãnh đạo công ty khẳng định, công ty hoạt động đầy đủ giấy phép. Tuy nhiên, ông  Lại Hồng Thanh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cho biết: Công ty Khoáng sản Hòa Bình chưa được Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) cấp phép hoạt động khoáng sản ở Hòa Bình cũng như các địa phương khác.

Theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010, hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò và khai thác khoáng sản. Điều kiện để tổ chức, cá nhân được phép tham gia hoạt động thăm dò khoáng sản ngoài việc có đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản còn phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thăm dò khoáng sản. Để được cấp phép, phải lập hồ sơ đề nghị, trong đó đề án thăm dò; khu vực thăm dò phải có trong quy hoạch loại khoáng sản liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt... UBND cấp tỉnh được cấp phép với các loại khoáng sản tại những khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ TNMT khoanh định và công bố. Đối với khu vực xã Hợp Châu, năm 1964 và năm 1989, các đơn vị địa chất điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản ở tỷ lệ 1/50.000, đã có một số phát hiện lẻ tẻ về vàng gốc của dân địa phương, song chưa được ghi nhận vào tài liệu địa chất cũng như chưa được Nhà nước điều tra, đánh giá tiềm năng. Theo quy định tại Điều 26 Luật Khoáng sản, một khu vực chưa có kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thì chưa đủ điều kiện để lập đề án thăm dò khoáng sản. Như vậy, khu vực xã Hợp Châu chưa đủ điều kiện để cho phép hoạt động khoáng sản.

Trước đó, Bộ TNMT cũng đã khẳng định rõ điều này tại công văn số 3672/BTNMT-ĐCKS ngày 21-7-2017 do Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc ký gửi UBND tỉnh Hòa Bình. Công văn nêu rõ: “Bộ TNMT nhận được công văn số 333/UBND-NNTN ngày 28-3-2017 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản vàng tại xã Hợp Châu. Các khu vực quặng vàng 1,2,3 nêu tại công văn số 333 không thuộc danh mục các dự án đầu tư, thăm dò quặng vàng mà Bộ Công Thương phê duyệt nên không có cơ sở hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ cấp phép thăm dò khoáng sản. Các số liệu thăm dò trước đây cũng chưa được điều tra, đánh giá nên chưa xác định được quy mô, triển vọng khoáng sản. Trường hợp có nhu cầu hoạt động khoáng sản, UBND tỉnh Hòa Bình hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ góp vốn đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đối với khu vực 1 và khu vực 2 theo Thông tư liên tịch số 61/2014/TTLT-BTNMT-BKHĐT-BTC. Sau khi có kết quả điều tra, đánh giá, xác định chất lượng, quy mô khoáng sản, Bộ TNMT sẽ hướng dẫn thủ tục theo quy định".

Vậy nhưng bất chấp các ý kiến trên, hơn một năm qua, lãnh đạo tỉnh Hòa Bình vẫn chấp thuận với đề xuất của công ty, không hướng dẫn công ty góp vốn nhưng lại cho phép làm thủ tục triển khai hai dự án thăm dò và xây dựng nhà máy. Lãnh đạo tỉnh còn ký nhiều văn bản xin ý kiến các bộ, ngành chuyên môn và vẫn cho phép công ty thăm dò trái phép. Thông tin phản ảnh còn cho biết, có tới hơn 80ha đất trong khu vực xã Hợp Châu được doanh nghiệp thu gom để triển khai các dự án. 

Điều 37 Luật Khoáng sản quy định, việc khảo sát tại thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập Đề án thăm dò khoáng sản phải có sự chấp thuận bằng văn bản của UBND cấp tỉnh. Theo Điều 32 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP của Chính phủ, việc lấy mẫu không được thực hiện các công việc khác như đào hào, giếng, khoan hoặc các công việc khác nhằm khai thác khoáng sản. Số lượng của mỗi loại mẫu không quá 50 mẫu; trọng lượng một mẫu không quá 15kg; thời gian lấy mẫu trên mặt đất không quá một tháng. Thế nhưng, đến nay đã gần một năm, doanh nghiệp vẫn chưa lấy mẫu xong, chưa có báo cáo và thu hồi máy móc về để báo cáo Bộ TNMT, triển khai các bước tiếp theo của dự án như hướng dẫn. 

Vì vậy, có cơ sở để dư luận cho rằng, đang có dấu hiệu lợi dụng lấy mẫu để hoạt động khoáng sản trái phép. Hiện UBND huyện Lương Sơn cũng thừa nhận, trên địa bàn huyện chưa có bất kỳ doanh nghiệp nào được cấp phép khai thác vàng. Vậy thì không hiểu căn cứ vào đâu, UBND tỉnh Hòa Bình lại chấp thuận cho phép triển khai hai dự án về thăm dò và xây dựng nhà máy quặng đa kim. Khi mà trữ lượng thăm dò còn chưa được xác định, thì căn cứ vào đâu để cho phép lập dự án xây dựng nhà máy?

Vàng là loại khoáng sản quý hiếm cần được quản lý nghiêm ngặt trong thăm dò và khai thác. Việc UBND tỉnh Hòa Bình cho phép Công ty Khoáng  sản Hòa Bình hoạt động khoáng sản tại xã Hợp Châu có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Đề nghị Bộ TNMT cùng các cơ quan chức năng liên quan sớm đình chỉ mọi hoạt động khoáng sản, thanh tra, xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm những dấu hiệu sai phạm.

Theo QĐND

Tin khác

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra
Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

(CLO) Công ty CP Tập đoàn Thuận An là nhà thầu quen thuộc với nhiều công trình xây dựng trên cả nước, riêng tại Hà Nội nhà thầu này góp mặt tại 5 gói thầu, với tổng giá trị 778,372,534,000 VND.

Điều tra
Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

(CLO) Mặc dù đang nợ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng Công ty TNHH xây dựng và TM Lam Sơn vẫn được UBND thị xã Nghi Sơn phê duyệt trúng gói thầu trị giá gần trăm tỷ đồng.

Điều tra
Cơ quan Cảnh sát Điều tra vào cuộc sau ''lùm xùm'' đấu thầu của Công ty Tuấn Ân Hà Nội

Cơ quan Cảnh sát Điều tra vào cuộc sau ''lùm xùm'' đấu thầu của Công ty Tuấn Ân Hà Nội

(CLO) Thời gian gần đây, Công ty TNHH Tuấn Ân Hà Nội đã trúng hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng ở hầu hết các Công ty Điện lực trên địa bàn TP. Hà Nội.

Điều tra
Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Điều tra