UBND tỉnh Hải Dương có “lách luật” khi biến đất nông nghiệp thành đất bãi bồi?

Thứ ba, 19/06/2018 13:10 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hàng chục héc ta đất nông nghiệp của người dân Làng Vực và Trại Vực (xã Tứ Xuyên, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không hiểu vì lý do gì UBND tỉnh Hải Dương lại cho rằng đây là đất bãi bồi? Điều này đã khiến người dân liên quan đến dự án do Công ty Cổ phần Minh Đăng HD triển khai Dự án khai thác lộ thiên mỏ đất, cát rất bức xúc.

Báo Nhà báo và Công luận nhận được đơn thư của ông Ng. H .T (xã Tứ Xuyên, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) phản ánh về việc UBND tỉnh Hải Dương biến  “đất nông nghiệp” thành “đất bãi bồi” sông Thái Bình để giao cho Công ty Cổ phần Minh Đăng HD triển khai Dự án khai thác lộ thiên mỏ đất, cát tại khu vực hai thôn là Làng Vực và Trại Vực.

 Sự việc này khiến người dân bất bình trong thời gian qua bởi có thể ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp của họ. Vì sự "đánh tráo" khái niệm này và chấp thuận chủ trương đầu tư cho doanh nghiệp, UBND tỉnh Hải Dương đang tìm cách “lách luật” để không phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ?

 

Báo Công luận
Đơn thư của người dân xã Tứ Xuyên cho rằng đây là đất nông nghiệp chứ không phải đất bãi bồi như cách gọi trong văn bản của UBND tỉnh Hải Dương 

Theo đơn thư của người dân, diện tích hơn 77 ha rơi vào dự án trên thực chất là đất nông nghiệp. Khu vực này đã hình thành cách đây hàng chục năm, trước thời điểm năm 1971 – 1973, dân cư ở đây sống quần tụ thành làng xóm. Sau đó, Nhà nước có chủ trương đưa người dân vào phía trong đê sông Thái Bình để sinh sống tránh mùa bão lũ. 

Đây là khu vực của một nhánh sông thuộc hệ thống sông Thái Bình, là vùng trũng nên chỉ sản xuất lúa gạo được một vụ. Khoảng vài năm trở lại đây, nhận thấy hiệu quả từ việc chuyển đổi sản xuất, được chính quyền địa phương tạo điều kiện, người dân nơi đây đã kết hợp sản xuất trồng lúa một vụ kết hợp trồng cây ăn quả, khai thác rươi, cáy. Chính vì vậy đời sống bà con không ngừng được nâng cao, thu nhập tăng lên tới hàng trăm triệu đồng/năm.

Diện tích đất người dân đang canh tác, sản xuất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trước đó đã được giao theo Nghị quyết 03. Nhưng không hiểu vì lý do gì? UBND tỉnh Hải Dương lại cho rằng đây là đất bãi bồi chứ không phải đất nông nghiệp. Quyết định số 1431/QĐ-UBND ngày 11/5/2018 của tỉnh Về việc điều chỉnh, bổ sung diện tích đất trong danh mục công trình, dự án vào kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của huyện Tứ Kỳ đã điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất từ 10 ha lên thành 77,1ha. Trong đó, đất trồng lúa 67,27 ha, cây hàng năm khác 2,62 ha, nuôi trồng thủy sản 1,84 ha và đất giao thông - nuôi trồng thủy sản 5,37ha”.

Quyết định có ghi: “Điều 1. Điều chỉnh bổ sung diện tích đất để thực hiện dự án Khai thác lộ thiên mỏ đất, cát bãi bồi trên sông Thái Bình, xã Tứ Xuyên của Công ty Cổ phần Minh Đăng HD vào kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của huyện Tứ Kỳ...”. Văn bản của UBND tỉnh Hải Dương cho rằng đây là “đất bãi bồi” dựa vào căn cứ nào khi hàng chục năm qua người dân vẫn đang canh tác nông nghiệp, trồng lúa và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

 

Báo Công luận
 
Báo Công luận
Trên mảnh đất của mình người dân đã canh tác sản xuất nông nghiệp trồng lúa một vụ hàng chục năm nay 

Ông Ng. H. T, người dân thôn Trại Vực bức xúc: “Văn bản của tỉnh Hải Dương biến đất nông nghiệp thành đất bãi bồi để né tránh việc xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Bởi theo theo quy định tại Mục a, Khoản 1, Điều 58 Luật Đất đai: Đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và các mục đích khác mà không thuộc trường hợp Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đât, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có một trong các văn bản sau: Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 ha đất trồng lúa trở lên; từ 20 ha đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên. 

Tức là, nếu chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp từ 10 ha trở lên, UBND tỉnh Hải Dương phải có Văn bản chấp thuận của Thủ tướng. Để “lách luật”, UBND tỉnh Hải Dương đã đánh lận đất nông nghiệp thành đất bãi bồi để giao cho doanh nghiệp làm dự án khai thác đất, cát”.

Để làm rõ nguồn gốc của diện tích đất trên, phóng viên đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Thế Đậu – Chủ tịch UBND xã Tứ Xuyên. Theo ông Đậu, trước năm 1973, người dân đã sinh sống, sản xuất nông nghiệp ổn định tại khu đất này. Sau năm 1973, do thiên tai nên Nhà nước có chủ trương di dân vào trong đê để ở, tuy nhiên đất đai người dân vẫn dùng để trồng lúa một vụ. Hơn nữa, đây là đất giao theo Nghị quyết 03 chứ không phải đất bãi bồi. Ông Đậu cũng thừa nhận việc người dân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhiều năm qua.

 

Báo Công luận
Người dân Tứ Xuyên đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ những năm 1997 

Tên gọi là “bãi bồi” của UBND tỉnh Hải Dương được ông Đậu lý giải: “Năm 2011, đã xuất hiện cái tên “bãi bồi” đó là từ khi Công ty Đồng Anh được tỉnh Hải Dương phê duyệt 10 ha đất khu vực này làm dự án khai thác cát, đất (Dự án này Công ty Đồng Anh đang xin chủ trương để chuyển đổi và tiến hành họp bàn thống nhất giá với người dân để bồi thường).

 Ông Đậu khẳng định: Doanh nghiệp và người dân phải đồng thuận, Dự án mới được triển khai, người dân không đồng thuận thì sẽ không ép để thực hiện dự án. Hiện nay, đã có một buổi làm việc về thỏa thuận với người dân về giá đền bù cho dự án này.

Phóng viên hỏi: "Thời gian vừa qua, UBND tỉnh Hải Dương có cử đoàn liên ngành nào hay cơ quan nào về xác minh lại nguồn gốc đất trước khi thực hiện dự án hay không?". Ông Đậu trả lời: "Từ thời điểm tôi lên làm Chủ tịch đến nay chưa có bất kì cơ quan, đơn vị nào về hỏi hay xác minh nguồn gốc đất".

 

Báo Công luận
 
Báo Công luận
 Mô hình kết hợp trồng lúa 1 vụ, trồng cây ăn quả; khai thác rươi, cáy đã đem lại thu nhập cao cho người dân Tứ Xuyên nhiều năm qua

Hiện nay, người dân xã Tứ Xuyên đang sinh sống ổn định và sản xuất, canh tác có hiệu quả trên diện tích đất nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu dự án trên của Công ty Cổ phần Minh Đăng HD được triển khai sẽ vấp phải sự phản đối của nhiều người dân.

 Theo lãnh đạo xã Tứ Xuyên, hiện nay trên địa bàn xã không có doanh nghiệp, người dân phải đi nơi khác làm việc trong các doanh nghiệp. Và với mức đền bù chỉ khoảng 70 triệu đồng/1 sào Bắc Bộ, liệu rằng người dân sẽ làm gì khi mất đi đất sản xuất? Trong khi đó hàng năm họ có thể kiếm hàng trăm triệu đồng từ việc sản xuất nông nghiệp, khai thác rươi, cáy..

Qua khiếu nại, tài liệu do người dân cung cấp và ý kiến của chính quyền xã, về nguồn gốc đất có thể thấy rõ đây là đất nông nghiệp. Vì sao UBND tỉnh Hải Dương lại ra văn bản cho rằng đây là đất bãi bồi? Trách nhiệm tham mưu thuộc về cơ quan nào?

Báo Nhà báo và Công luận sẽ tiếp tục thông tin.

Quốc Trần

Tin khác

Công ty CP Tập đoàn Thuận An từng dính sai phạm trong thi công dự án tại Bắc Giang

Công ty CP Tập đoàn Thuận An từng dính sai phạm trong thi công dự án tại Bắc Giang

(CLO) Trong quá trình thi công dự án Xây dựng cầu Đồng Việt và đường dẫn lên cầu huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, nhà thầu duy nhất tham dự và trúng thầu là liên danh Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Xuất nhập khẩu 168 Việt Nam, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính, đã để xảy ra nhiều sai phạm.

Điều tra
Công ty TNHH Quyết Thắng trúng nhiều gói thầu với giá 'siêu tiết kiệm' cho ngân sách

Công ty TNHH Quyết Thắng trúng nhiều gói thầu với giá 'siêu tiết kiệm' cho ngân sách

(CLO) Những năm qua, Công ty TNHH Quyết Thắng đã trúng nhiều gói thầu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Bắc Kạn, Cao Bằng... nhưng tỷ lệ tiết kiệm ngân sách sát mức 0%.

Điều tra
Yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp trao quyết định nghỉ hưu cho người lao động!

Yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp trao quyết định nghỉ hưu cho người lao động!

(CLO) Mới đây, Sở Y tế tỉnh Nghệ An đã ra công văn yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp giải quyết ngay các vấn đề phản ánh của người lao động, đặc biệt phải tổ chức trao quyết định nghỉ hưu cho bà Vy Thị Hồng Cứu.

Điều tra
Cơ quan chức năng cần sớm giải quyết khiếu nại của người dân

Cơ quan chức năng cần sớm giải quyết khiếu nại của người dân

(NB&CL) Mặc dù người dân đã gửi đơn khiếu nại về việc bị Công ty CP Phú Đức Chính và Công ty Thuận Lập khai thác đá trên núi Thị Vải, tiểu khu Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, chồng lấn trên 24 héc ta đất rừng phòng hộ, nhưng BQL Rừng phòng hộ Bà Rịa - Vũng Tàu suốt một thời gian dài vẫn chưa có được câu trả lời thỏa đáng.

Điều tra
Quận Hoàng Mai (TP. Hà Nội): Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Phú Nguyên lập trạm sản xuất bê tông trái phép?

Quận Hoàng Mai (TP. Hà Nội): Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Phú Nguyên lập trạm sản xuất bê tông trái phép?

(NB&CL) Trên địa bàn phường Trần Phú (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội), Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Phú Nguyên cho nhiều doanh nghiệp vào lắp đặt, sản xuất bê tông trái phép suốt nhiều năm nhưng chính quyền địa phương có dấu hiệu bao che, không quyết liệt xử lý, khiến dư luận nhân dân bức xúc.

Điều tra