Vốn của Nhà nước tại Vinamed biến đi đâu?

Thứ năm, 12/10/2017 18:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và quá trình sáp nhập giữa Cty CP Nhựa y tế Mediplast và Tổng Cty thiết bị y tế Việt Nam (Vinamed) đang gây nhiều tranh cãi. Đặc biệt, vừa qua Vinamed đã thoái vốn, bán 750.000 cổ phần (tương đương 45,5% vốn điều lệ Cty Mediplast) mà không thông qua đấu giá công khai, tiềm ẩn nguy cơ thất thoát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

Vì sao Bộ Y tế chưa có văn bản trả lời cổ đông?

Ngày 22/6/2017, Bộ Tài chính có văn bản số 8282/ BTC-TCDN; tiếp đó, ngày 24/7/2017 Kiểm toán Nhà nước có văn bản số 995/KTNN-TT gửi Bộ Y tế đề nghị xem xét giải quyết, trả lời đơn thư của cổ đông và thông báo kết quả giải quyết đến các cơ quan nhận đơn được biết. Tuy nhiên, cho đến nay đã gần 3 tháng trôi qua nhưng  Bộ Y tế vẫn chưa có động thái nào phản hồi khiếu nại của các cổ đông. 

Báo Công luận
 

Việc sáp nhập Vinamed với Mediplast khiến cho tỷ lệ vốn nhà nước giảm từ 20% xuống còn 14% là trái với Quyết định 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trong các số báo trước, Báo Nhà báo & Công luận đã liên tục phản ánh những khuất tất trong việc thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và quá trình sáp nhập giữa Cty CP Nhựa y tế Mediplast và Tổng Cty thiết bị y tế Việt Nam (Vinamed). Theo đó, việc sáp nhập Mediplast vào Vinamed sẽ làm cho tỷ lệ vốn nhà nước tại Vinamed (chỉ sau 9 tháng cổ phần hóa) bị giảm từ 20% xuống còn 14%; điều này là trái với Quyết định số 2265/QĐ-TTg ngày 15/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cổ phần hóa, trong đó nêu rõ “Nhà nước nắm giữ 1.760.000 cổ phần, chiếm 20% vốn điều lệ”. Việc giảm tỷ lệ vốn nhà nước tại Vinamed cũng trái với quy định nhà nước về việc không được thay đổi quy mô và cơ cấu vốn điều lệ của doanh nghiệp trong thời gian trước khi chuyển giao quyền đại diện sở hữu vốn nhà nước về Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

Bên cạnh đó, Quyết định số 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng  ngày 17/8/2017 cũng nêu rõ “Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam chuyển giao vốn nhà nước về SCIC với tỷ lệ vốn nhà nước là 20% (để sau đó SCIC tổ chức thoái vốn)”.Vì vậy, việc sáp nhập Vinamed với Mediplast khiến cho tỷ lệ vốn nhà nước giảm từ 20% xuống còn 14% là trái với các quy định nói trên.

Vinamed là Cty CP hình thành từ việc cổ phần hóa DNNN, hiện nay Nhà nước đang nắm giữ 20% vốn điều lệ của Vinamed. Do đó, hoạt động của Vinamed cũng như các tài sản của Vinamed phải chịu sự điều chỉnh của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP về quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Các tài sản của Vinamed như đất đai, bất động sản và cổ phiếu của Vinamed sở hữu tại các Cty con, Cty liên kết như Mediplast, DANAMECO… đều là các tài sản có yếu tố vốn nhà nước và đều phải chịu sự điều chỉnh của Nghị định 91/2015/NĐ-CP. Thế nhưng HĐQT Vinamed đã “lặng lẽ” bán 750.000 cổ phần Mediplast (tương đương 45,5% vốn điều lệ Mediplast) cho 1 cá nhân mà không tiến hành công khai định giá và thẩm định giá, không tiến hành đấu giá công khai cổ phần là vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 29 và Điều 38 Nghị định 91/2015/NĐ-CP. Bên cạnh đó, hội đồng quản trị 2 Cty cũng đã mập mờ trong định giá tài sản, định giá doanh nghiệp khi sáp nhập 2 doanh nghiệp này.

Cần làm rõ động cơ, mục đích của HĐQT trong việc làm trái với các quy định của Chính phủ.

Được biết, từ sau khi ông Phạm Quang Huy nắm quyền đến nay (từ tháng 10/2016), lợi nhuận của cả 2 Cty Mediplast và Vinamed đều giảm mạnh nhưng các chi phí tăng lên một cách rất vô lí. Vì thế, các cổ đông có quyền nghi ngờ về tính hợp pháp đối với hoạt động này. Trong khi đó, việc chuyển nhượng cổ phiếu, mua bán chứng khoán vẫn diễn ra liên tục, mập mờ, khó hiểu.

Vì vậy, rất cần thiết phải tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế và pháp luật chứng khoán của các cá nhân trong gia đình ông Phạm Quang Huy và tất cả các cá nhân trong HĐQT và Ban Kiểm soát của Mediplast và Vinamed (không chỉ bao gồm việc nộp thuế thu nhập cá nhân mà còn bao gồm tất cả các loại thuế khác).

Quá trình sáp nhập giữa 02 Cty: Cty Cổ phần Nhựa y tế Mediplast và Tổng Cty thiết bị y tế Việt Nam (Vinamed) có quá nhiều biểu hiện của việc cố tình mập mờ định giá thấp giá trị của doanh nghiệp để thâu tóm phục vụ cho lợi ích nhóm. Để giữ gìn tính nghiêm minh của pháp luật đồng thời nhằm ngăn chặn nguy cơ thất thoát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, chống thất thu thuế của Nhà nước và để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông, thiết nghĩ đã đến lúc các cơ quan có thẩm quyền cần tiến hành ngay việc thanh tra, kiểm tra toàn bộ quá trình sáp nhập của Cty CP nhựa y tế Mediplast và Tổng công ty Vinamed, đồng thời ra quyết định hủy bỏ việc sáp nhập này.

Báo Nhà báo & Công luận tiếp tục thông tin vụ việc này.

Đắc Nguyên

 

Tin khác

Nghệ An: Chính quyền buông lỏng quản lý để vi phạm xây dựng của Công ty Nhật Huy không được ngăn chặn?

Nghệ An: Chính quyền buông lỏng quản lý để vi phạm xây dựng của Công ty Nhật Huy không được ngăn chặn?

(NB&CL) Tuy chưa hoàn thiện thủ tục về giao đất, cấp giấy phép xây dựng nhưng Công ty Cổ phần chế biến gỗ Nhật Huy vẫn ngang nhiên triển khai xây dựng Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhựa kỹ thuật Mega, tại xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An.

Điều tra
Việt Yên (Bắc Giang): “Dở khóc, dở cười” chuyện hỗ trợ con giống dự án giảm nghèo tại xã Tiên Sơn

Việt Yên (Bắc Giang): “Dở khóc, dở cười” chuyện hỗ trợ con giống dự án giảm nghèo tại xã Tiên Sơn

(NB&CL) Với mục tiêu giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống, UBND xã Tiên Sơn (Việt Yên, Bắc Giang) đã cấp phát con giống cho hộ nghèo theo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, trái với mục tiêu ban đầu, việc triển khai đã khiến nhiều hộ dân “dở khóc, dở cười” với những con giống được hỗ trợ.

Điều tra
Điều tra việc cung ứng hơn 20 tấn lạc giống nghi kém chất lượng cho nông dân Quảng Bình

Điều tra việc cung ứng hơn 20 tấn lạc giống nghi kém chất lượng cho nông dân Quảng Bình

(CLO) Gần 20 tấn lạc giống có dấu hiệu giả giống lạc L14 đã cung ứng cho bà con nông dân xã Trường Sơn là loại lạc dùng để ăn, không phải lạc giống nên Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Bình đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc sang Cơ quan điều tra Công an tỉnh để điều tra.

Điều tra
Công ty Việt Hùng gian lận đấu thầu tại xã Yên Lâm (Yên Mô): Công an tỉnh Ninh Bình đang xác minh vụ việc

Công ty Việt Hùng gian lận đấu thầu tại xã Yên Lâm (Yên Mô): Công an tỉnh Ninh Bình đang xác minh vụ việc

(CLO) Thông tin từ Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, vụ việc Công ty TNHH MTV Đầu tư và thương mại Việt Hùng gian lận doanh thu để trúng thầu dự án tại xã Yên Lâm (huyện Yên Mô) đã được lãnh đạo Công an tỉnh chỉ đạo và đang trong quá trình xác minh chưa có kết luận vụ việc.

Điều tra
Cử nhân viên thời vụ đi xác minh thông tin đấu thầu, bị khiếu kiện vì ngừng thương thảo hợp đồng với nhà thầu?

Cử nhân viên thời vụ đi xác minh thông tin đấu thầu, bị khiếu kiện vì ngừng thương thảo hợp đồng với nhà thầu?

(CLO) Câu chuyện Ban QLDA Xây dựng Giao thông tỉnh Bắc Ninh ký hợp đồng thời vụ với 1 số cá nhân, mang văn bản đến các đơn vị để xác minh thông tin đầu thầu khiến doanh nghiệp chưa hết bức xúc.

Điều tra