Xẻ thịt di tích là câu chuyện chưa có hồi kết

Thứ ba, 05/12/2017 13:54 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hà Nội hiện có nhiều di tích đang xuống cấp trầm trọng bởi sự tác động của thời gian và cả những người thiếu ý thức, rất có thể sẽ trở thành phế tích nếu không nhanh chóng có những biện pháp bảo vệ, tu bổ. Câu hỏi về trách nhiệm quản lý và thái độ ứng xử với di tích được đặt ra cấp bách hơn, khi công luận phát hiện khu di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám bị xâm phạm nhiều năm nay, bị chính những người có trách nhiệm bảo tồn... ủng hộ phương án có thể hủy hoại di tích.

Báo Công luận
 
Theo Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) Hà Nội, thành phố hiện có gần 6.000 di tích, chiếm khoảng 1/3 số di tích của cả nước. Hà Nội có gần 2.400 di tích được xếp hạng, trong đó có 11 di tích quốc gia đặc biệt, hơn 1.100 di tích cấp quốc gia và hơn 1.200 di tích cấp thành phố. Không chỉ có bề rộng về số lượng, hệ thống di tích của Hà Nội còn có chiều sâu về giá trị, cất giữ nhiều tầng lớp văn hóa có ý nghĩa to lớn. Tính đến thời điểm hiện tại, thành phố có hơn 2.000 di tích xuống cấp các hạng mục chính và trên 200 di tích trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng như: đền thờ Nguyễn Trãi (xã Nhị Khê, Thường Tín), chùa Pháp Vân, đình Thần Quy (Phú Xuyên)…

Nguyên nhân được xác định là do tuổi thọ các di tích cùng với yếu tố tự nhiên như mưa nắng, mối mọt cũng như công tác bảo quản chưa thật sự tốt. Tại những địa điểm này, các cấp chính quyền địa phương, người dân vẫn đang loay hoay trong công tác trùng tu, sửa chữa và mong muốn tìm ra phương án bảo tồn. Ngược lại, còn không ít di tích trên địa bàn thành phố lại đang ở trong tình trạng bị “xẻ thịt” để kinh doanh, làm nơi trông giữ xe…mà vô tình quên đi những giá trị to lớn mà di tích đã mang lại. Có thể điểm một số di tích đang bị xâm phạm như: Chùa Vĩnh Trù, Đền Quan Đế, Đình Kim Ngân, chùa Vũ Thạch…Những hàng quán được mở ra, các bãi trông xe được hình thành với mục đích…“tạo điều kiện” cho du khách đến tham quan di tích. Điển hình là bãi trông xe không phép tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã tồn tại hàng chục năm nay dường như có tình trạng “bảo kê” để hoạt động. Điều này đã được ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Trung tâm HĐVH KH VM-QTG) vô tình “tiết lộ” với các cơ quan báo chí khi việc trông xe không phép bị phanh phui, đó là các lãnh đạo Sở VH&TT Hà Nội "đều biết và... đồng thuận(?)"

Điểm bất thường của bãi trông xe không phép này đã được các cơ quan báo chí phản ánh nhiều năm qua nhưng vẫn không thể “dẹp” được. Thậm chí báo An ninh Thủ đô đã từng có bài viết “Trông giữ xe ở Hà Nội: Tiền tỷ vào túi ai?”, phản ánh thực trạng Đoàn kiểm tra liên ngành đến kiểm tra hoạt động trông giữ xe tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, phát hiện nhân viên thu tiền cao hơn mức quy định và đã tiến hành lập biên bản xử phạt. Điều mà người dân bức xúc là khi đoàn kiểm tra đang lập biên bản xử lý vi phạm bên trong thì bên ngoài bãi trông xe người ta vẫn thản nhiên…vi phạm.

 Gần đây nhất, một số cơ quan có thẩm quyền của quận Đống Đa đã có buổi làm việc với Trung tâm HĐVH KH VM-QTG, yêu cầu dừng việc trông giữ phương tiện giao thông. Nhưng thực tế, khu vực tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn tổ chức hoạt động trông xe không phép. Sự việc này tiếp tục được báo chí phản ánh, chính vì vậy mà UBND quận Đống Đa ra công văn hỏa tốc số 1653/UBND-QLĐT đề nghị Sở VH&TT Hà Nội chỉ đạo, yêu cầu Trung tâm HĐVH KH VM-QTG tạm dừng việc trông giữ phương tiện trong khuôn viên Vườn hoa Giám; chỉ được trông giữ phương tiện giao thông khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, cấp phép theo quy định. Đến lúc này bãi trông xe không phép xâm phạm hành lang khu di tích mới tạm thời dừng hoạt động lần đầu tiên sau hàng chục năm. Điều này cũng khiến dư luận đặt dấu hỏi lớn về tình trạng coi thường quyết định của các cơ quan quản lý nhà nước. Dư luận càng ngỡ ngàng hơn khi biết chính những người được giao trách nhiệm bảo tồn Văn Miếu – Quốc Tử Giám “hồn nhiên” trả lời báo chí rằng, do không có chỗ để xe cho khách đến tham quan thì phải tự phát làm bãi trông xe không phép mặc dù các cơ quan chức năng đều không đồng ý. Thậm chí ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VH&TT Hà nội còn cho rằng, việc dừng trông giữ các phương tiện giao thông của cán bộ, nhân viên, khách đến liên hệ công tác, khách tham quan Văn Miếu sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Trung tâm, đặc biệt là công tác đón khách tham quan, du lịch, và gây mất ổn định trật tự tại khu vực. Khi đọc được thông tin này trên báo chí, một nhà nghiên cứu văn hóa có trao đổi với chúng tôi cho biết, bản thân những người được trao trách nhiệm bảo tồn di tích mà lại có những tư tưởng như vậy thì thật là nguy hại, bởi nếu các di tích hiện tại không có chỗ để xe thì cứ việc tự phát làm bãi trông xe, có các hành vi xâm phạm di tích chỉ để phục vụ cho khách tham quan? Thế thì chẳng mấy chốc sẽ không dừng ở con số hơn 2.000 di tích xuống cấp các hạng mục chính và trên 200 di tích trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. 

Trong khi công tác quản lý, bảo tồn di tích đang được Đảng, Nhà nước chú trọng thì những “lỗ hổng” từ nhận thức của những cá nhân được giao nhiệm vụ trực tiếp lại khiến người dân e ngại. Với tư tưởng chỉ quan tâm tới những lợi ích trước mắt, không tính đến những phương án lâu dài trong việc giữ gìn, bảo tồn có thể khiến những di tích dần trở thành phế tích trong thời gian ngắn. Đã đến lúc Thành phố phải vào cuộc chấn chỉnh lại hoạt động của các đơn vị trong công tác bảo vệ, bảo tồn di tích.

Hoàng Minh

 

          



Tin khác

Nghệ An: Chính quyền buông lỏng quản lý để vi phạm xây dựng của Công ty Nhật Huy không được ngăn chặn?

Nghệ An: Chính quyền buông lỏng quản lý để vi phạm xây dựng của Công ty Nhật Huy không được ngăn chặn?

(NB&CL) Tuy chưa hoàn thiện thủ tục về giao đất, cấp giấy phép xây dựng nhưng Công ty Cổ phần chế biến gỗ Nhật Huy vẫn ngang nhiên triển khai xây dựng Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhựa kỹ thuật Mega, tại xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An.

Điều tra
Việt Yên (Bắc Giang): “Dở khóc, dở cười” chuyện hỗ trợ con giống dự án giảm nghèo tại xã Tiên Sơn

Việt Yên (Bắc Giang): “Dở khóc, dở cười” chuyện hỗ trợ con giống dự án giảm nghèo tại xã Tiên Sơn

(NB&CL) Với mục tiêu giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống, UBND xã Tiên Sơn (Việt Yên, Bắc Giang) đã cấp phát con giống cho hộ nghèo theo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, trái với mục tiêu ban đầu, việc triển khai đã khiến nhiều hộ dân “dở khóc, dở cười” với những con giống được hỗ trợ.

Điều tra
Điều tra việc cung ứng hơn 20 tấn lạc giống nghi kém chất lượng cho nông dân Quảng Bình

Điều tra việc cung ứng hơn 20 tấn lạc giống nghi kém chất lượng cho nông dân Quảng Bình

(CLO) Gần 20 tấn lạc giống có dấu hiệu giả giống lạc L14 đã cung ứng cho bà con nông dân xã Trường Sơn là loại lạc dùng để ăn, không phải lạc giống nên Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Bình đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc sang Cơ quan điều tra Công an tỉnh để điều tra.

Điều tra
Công ty Việt Hùng gian lận đấu thầu tại xã Yên Lâm (Yên Mô): Công an tỉnh Ninh Bình đang xác minh vụ việc

Công ty Việt Hùng gian lận đấu thầu tại xã Yên Lâm (Yên Mô): Công an tỉnh Ninh Bình đang xác minh vụ việc

(CLO) Thông tin từ Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, vụ việc Công ty TNHH MTV Đầu tư và thương mại Việt Hùng gian lận doanh thu để trúng thầu dự án tại xã Yên Lâm (huyện Yên Mô) đã được lãnh đạo Công an tỉnh chỉ đạo và đang trong quá trình xác minh chưa có kết luận vụ việc.

Điều tra
Cử nhân viên thời vụ đi xác minh thông tin đấu thầu, bị khiếu kiện vì ngừng thương thảo hợp đồng với nhà thầu?

Cử nhân viên thời vụ đi xác minh thông tin đấu thầu, bị khiếu kiện vì ngừng thương thảo hợp đồng với nhà thầu?

(CLO) Câu chuyện Ban QLDA Xây dựng Giao thông tỉnh Bắc Ninh ký hợp đồng thời vụ với 1 số cá nhân, mang văn bản đến các đơn vị để xác minh thông tin đầu thầu khiến doanh nghiệp chưa hết bức xúc.

Điều tra