Ai tiếp tay cho CEM đưa “rác” về Việt Nam?

Thứ tư, 20/06/2018 06:20 AM - 0 Trả lời

(CLO) Được cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư sản xuất linh kiện ô tô, nhưng CEM không đầu tư máy móc phục vụ sản xuất mà tập trung nhập phế liệu về Việt Nam để bán. Đơn vị này nhiều lần bị cơ quan chức năng phát hiện, xử phạt do nhập khẩu phế liệu không đạt tiêu chuẩn, chất lượng, trong đó có cả những lô phế liệu cấm nhập khẩu. Vậy ai đã tiếp tay cho CEM?

Công ty CP Đúc & Chế tạo khuôn mẫu CEM (Viết tắt là CEM) thành lập năm 2012 với vốn điều lệ 2.705.880 USD do ông Tô Nhựt Phước - quốc tịch Đức làm người đại diện theo pháp luật. Ngành nghề đăng ký kinh doanh là sản xuất, gia công khuôn mẫu, linh kiện ô tô và các sản phẩm cơ khí; Sản xuất các chi tiết hạt nhựa và hạt nhựa tái sinh từ nhựa tái chế. Cty được cấp giấy ưu đãi đầu tư nên được đặt nhà máy tại KCN Bắc Đồng Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.

Các giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu (Lần 1, 2, 3) do Sở TNMT tỉnh Bình Phước cấp cho CEM đều có nội dung kết luận: “Công ty CP Đúc & Chế tạo khuôn mẫu CEM đủ điều kiện nhập khẩu, sử dụng các loại phế liệu nêu trên làm nguyên liệu cho sản xuất.”. Theo một chuyên gia, “kết luận này được hiểu là cho phép CEM nhập khẩu các loại phế liệu nhằm phục vụ cho việc sản xuất, gia công khuôn mẫu, linh kiện ô tô và các sản phẩm cơ khí.” Tuy nhiên, CEM đã dùng nó để nhập khẩu "rác" về bán lấy tiền, bất chấp luật pháp. 

Báo Công luận
 Phía trong nhà máy CEM - Đây được tỉnh Bình Phước ưu đãi đầu tư để sản xuất linh kiện ô tô hay chỉ là một kho chứa "rác"? Ảnh: Thái Sơn 

Liên tiếp vi phạm

Cuối năm 2016, CEM bị Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước ký Quyết định số 2152/QĐ-XPVPHC xử phạt hành chính 250 triệu đồng do vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, buộc công ty tái xuất hoặc tiêu hủy số lượng phế liệu nhập khẩu chưa được phân loại, làm sạch theo quy định (phế liệu không được làm sạch gồm các bo mạch điện tử, quạt có lẫn đồng).

Ngày 3/1/2017, tại cảng ICD Phước Long - Thủ Đức, Đội Kiểm soát Hải quan đã thực hiện khám xét 4 container phế liệu nhập khẩu của CEM, phát hiện toàn bộ hàng hóa chứa trong container là phế liệu điện tử thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu. Trong đó, ngoài 1 container chứa đầy các bo mạch điện tử, 3 container còn lại chứa các đầu thu phát sóng dùng trong truyền hình…, tất cả đều cũ nát. Toàn bộ số phế liệu điện tử này có xuất xứ từ Mỹ, là phế liệu được thải bỏ, các đối tượng tổ chức thu gom để đưa về Việt Nam tiêu thụ.

Báo Công luận
 Một lô rác điện tử của CEM bị Hải quan TP.HCM phát hiện

Trước đó, Đoàn liên ngành do Đội kiểm soát Hải quan đã chủ trì phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4, PC46 Công an TP.HCM thực hiện quyết định khám xét 11 container phế liệu nhập khẩu từ Hồng Kông và Mỹ về cảng ICD Phước Long. Trong số 11 container, có 6 container doanh nghiệp đã mở tờ khai hải quan. Trên tờ khai hải quan, doanh nghiệp khai báo mặt hàng nhập khẩu là đồng phế liệu. Tuy nhiên, sau khi mở tờ khai hải quan, doanh nghiệp không đến làm thủ tục nhận hàng. Đội Kiểm soát Hải quan đã ban hành Quyết định khám xét toàn bộ lô hàng theo quy định của pháp luật. Qua khám xét container đầu tiên chứa hàng điện tử là đầu thu phát sóng, đầu đĩa đã qua sử dụng, thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu.

Sau khi 6 container phế liệu bị cơ quan Hải quan khám xét, tạm giữ, thì đối với số container phế liệu về cảng sau đó, doanh nghiệp từ chối nhận lệnh giao hàng, từ chối hàng nhập khẩu mặc dù trên đơn vẫn thể hiện người nhập khẩu là Công ty CP Đúc và Chế tạo khuôn mẫu CEM.

Mới đây, ngày 13/3/2018, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã phối hợp với Ban Giám sát trực tuyến - Tổng cục Hải quan, C74 - Bộ Công an và PC 46 - Công an TP.HCM kiểm tra thực tế 2 container tại cảng Cát Lái. Theo khai báo hải quan nhập khẩu phế liệu, đây là lô hàng do Công ty CP Đúc và Chế tạo khuôn mẫu CEM đứng tên mở tờ khai hải quan. Qua kiểm tra, Đoàn liên ngành phát hiện trong 2 container này có 33 tấn bo mạch điện tử thuộc danh mục hàng chất thải nguy hại cấm nhập khẩu được quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.

Với những hành vi vi phạm liên tiếp, và mặc dù bị các cơ quan chức năng đưa vào danh sách doanh nghiệp kiểm tra trọng điểm, nhưng CEM vẫn tiếp tục vi phạm đưa “rác” về Việt Nam.

Ai đã tiếp tay?

Theo tìm hiểu của phóng viên ngày 10/7/2015, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Bình Phước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu số 07/GCN-CTNMT cho Công ty CP Đúc và Chế tạo khuôn mẫu CEM với khối lượg 20.000 tấn/ năm trong đó mã HS 7404: 15.000 tấn/ năm và mã HS 3915: 5.000 tấn/ năm.

Báo Công luận
 Trong giấy chứng nhận lần 2 dù chỉ ghi tổng khối lượng các mã hàng là 20.000 tấn/năm, nhưng thực chất là  50.000 tấn/năm

Đến ngày 30/9/2015, Sở này lại cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu lần 2 cho CEM. Giấy chứng nhận lần này dù chỉ ghi tổng khối lượng các mã hàng là 20.000 tấn/năm nhưng trong phần chi tiết lại tăng thêm 2 mã với khối lượng 30.000 tấn/năm, cụ thể: ngoài khối lượng 2 mã HS 7404: 15.000 tấn và mã HS 3915: 5.000 tấn/năm còn có mã HS 8534: 20.000 tấn/năm, mã HS 8544: 10.000 tấn/năm.

Báo Công luận
 Dù vi phạm liên tiếp, nhưng CEM vẫn được Sở TNMT tỉnh Bình Phước cấp giấy chứng nhận với khối lượng khủng. 

Và gần đây nhất, ngày 18/5/2018, Sở TNMT tỉnh Bình Phước tiếp tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu lần 3 cho CEM với tổng khối lượng cho 4 mã hàng trên là 50.000 tấn/năm. Đặc biệt, trong lần cấp phép này, mã HS 3915 được tăng lên thành 10.000 tấn/năm. Giải thích cho việc tăng khối lượng của mã này, ông Võ Văn Dinh – Chi cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường Bình Phước nói: “Mã này được tăng thêm 5.000 tấn là do doanh nghiệp làm đơn xin chuyển từ mã khác không sử dụng hết. Còn việc được phép chuyển hay không thì tôi phải xem lại”.

Trong vai khách hàng, chúng tôi đến nhà máy của Cty CEM tìm hiểu, ở đây dù có khuôn viên lớn, phía ngoài bảo vệ nghiêm ngặt, nhưng phía trong hoàn toàn không có sự hoạt động của máy móc sản xuất thiết bị sản xuất linh kiện ô tô mà chỉ là kho chứa “rác” cùng vài tốp công nhân phân loại phế liệu. Vậy CEM nhập khối lượng phế liệu lớn để làm gì? Thực chất, tại đây chỉ là một doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh phế liệu.  

Tại Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/09/2015 về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định rất rõ về thẩm quyền cơ quan cấp phép, phụ thuộc vào quy mô khối lượng. Cụ thể: Doanh nghiệp nhập khẩu mã HS 3915 (Phế liệu và mẩu vụn của plastic từ polyme styrene) trên 200 tấn/năm thì cơ quan cấp phép là Bộ TNMT; hay doanh nghiệp nhập khẩu mã HS 7404 (đồng phế liệu và mảnh vụn) trên 50 tấn/ năm thì cơ quan cấp phép là Bộ TNMT; …

Câu hỏi công luận đặt ra: CEM liên tục vi phạm khi nhập khẩu “rác” về Việt Nam, phải chăng do việc xử lý từ phía các cơ quan có thẩm quyền còn nương nhẹ? Sở TNMT tỉnh Bình Phước cấp phép cho CEM nhập khẩu phế liệu với khối lượng khủng vượt nhiều lần so với khối lượng quy định tại Thông tư số 41/2015/TT-BTNM của Bộ Tài nguyên và Môi trường có đúng thẩm quyền? Sở TNMT điều chỉnh tăng khối lượng mã hàng cho CEM có đúng pháp luật? Tại sao các cơ quan chức năng như Bộ TNMT, Tổng Cục môi trường, Hải quan, … lại không phát hiện ra, hay phía sau còn ẩn khuất một “nhóm lợi ích” ?

Báo congluan.vn sẽ tiếp tục thông tin./..

Thái Sơn

Tin khác

Công ty CP Tập đoàn Thuận An từng dính sai phạm trong thi công dự án tại Bắc Giang

Công ty CP Tập đoàn Thuận An từng dính sai phạm trong thi công dự án tại Bắc Giang

(CLO) Trong quá trình thi công dự án Xây dựng cầu Đồng Việt và đường dẫn lên cầu huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, nhà thầu duy nhất tham dự và trúng thầu là liên danh Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Xuất nhập khẩu 168 Việt Nam, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính, đã để xảy ra nhiều sai phạm.

Điều tra
Công ty TNHH Quyết Thắng trúng nhiều gói thầu với giá 'siêu tiết kiệm' cho ngân sách

Công ty TNHH Quyết Thắng trúng nhiều gói thầu với giá 'siêu tiết kiệm' cho ngân sách

(CLO) Những năm qua, Công ty TNHH Quyết Thắng đã trúng nhiều gói thầu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Bắc Kạn, Cao Bằng... nhưng tỷ lệ tiết kiệm ngân sách sát mức 0%.

Điều tra
Yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp trao quyết định nghỉ hưu cho người lao động!

Yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp trao quyết định nghỉ hưu cho người lao động!

(CLO) Mới đây, Sở Y tế tỉnh Nghệ An đã ra công văn yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp giải quyết ngay các vấn đề phản ánh của người lao động, đặc biệt phải tổ chức trao quyết định nghỉ hưu cho bà Vy Thị Hồng Cứu.

Điều tra
Cơ quan chức năng cần sớm giải quyết khiếu nại của người dân

Cơ quan chức năng cần sớm giải quyết khiếu nại của người dân

(NB&CL) Mặc dù người dân đã gửi đơn khiếu nại về việc bị Công ty CP Phú Đức Chính và Công ty Thuận Lập khai thác đá trên núi Thị Vải, tiểu khu Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, chồng lấn trên 24 héc ta đất rừng phòng hộ, nhưng BQL Rừng phòng hộ Bà Rịa - Vũng Tàu suốt một thời gian dài vẫn chưa có được câu trả lời thỏa đáng.

Điều tra
Quận Hoàng Mai (TP. Hà Nội): Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Phú Nguyên lập trạm sản xuất bê tông trái phép?

Quận Hoàng Mai (TP. Hà Nội): Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Phú Nguyên lập trạm sản xuất bê tông trái phép?

(NB&CL) Trên địa bàn phường Trần Phú (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội), Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Phú Nguyên cho nhiều doanh nghiệp vào lắp đặt, sản xuất bê tông trái phép suốt nhiều năm nhưng chính quyền địa phương có dấu hiệu bao che, không quyết liệt xử lý, khiến dư luận nhân dân bức xúc.

Điều tra